Nhiều vấn đề đặt ra trong cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Hội nghị.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Hội nghị.
(PLO) - Sáng nay 21/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì Hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty.

Hoạt động của DNNN sau cổ phần hoá tốt hơn

Thay mặt Thủ tướng phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho biết, trên cơ sở Nghị quyết số 12 của Trung ương và Nghị quyết số 60 của Quốc hội liên quan tới các nội dung phát triển DNNN, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động của Chính phủ, Đề án cơ cấu lại DNNN mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty giai đoạn 2016-2020.

Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị quyết của Chính phủ về thành lập Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Nghị định của Chính phủ về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này và chỉ đạo các bộ bàn giao 19 DNNN sang Uỷ ban, chuyển mô hình quản lý từ đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp phân tán sang mô hình tập trung.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các đại biểu đánh giá lại công việc đổi mới, phát triển DNNN thời gian qua, đặc biệt trong thời gian từ năm 2016- 2018, làm rõ những tồn tại bất cập hạn chế, cả về thể chế, tổ chức thực hiện, đặc biệt là quán triệt thực hiện tốt Nghị quyết của Đảng và Quốc hội.

Theo Phó Thủ tướng, qua quá trình giải quyết công việc, nhận thức về DNNN là vấn đề quan trọng. “Nhận thức của các bộ, ngành, địa phương còn có ý kiến khác nhau. Cùng một loại hình doanh nghiệp nhưng có địa phương giữ lại, có địa phương thì thực hiện cổ phần hoá”, Phó Thủ tướng nêu vấn đề.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm về DNNN: “Chỉ tập trung vào lĩnh vực then chốt, các địa bàn quan trọng, liên quan tới quốc phòng, an ninh, các lĩnh vực thiết yếu mà tư nhân không làm, không muốn làm và thoái vốn tại các DNNN đang làm ăn hiệu quả”.

Đánh giá về kết quả cổ phần hoá, thoái vốn thời gian qua, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết có nhiều kết quả tích cực khi giá trị thực hiện giai đoạn 2016- 2018 gấp 2,5 lần thực hiện từ 2011- 2015, hiệu quả hoạt động của DNNN tiếp tục tăng lên, tổng tài sản tăng 3%, vốn chủ sở hữu tăng 4%, lợi nhuận trước thuế tăng 4%, nộp NSNN là 219.469 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2016... Trong 8 tháng đầu năm 2018, doanh thu, lợi nhuận của các DNNN đều đạt trên 70% kế hoạch cả năm. 106 DNNN sau cổ phần hoá niêm yết.

Về tình hình chung, DNNN vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức cần tập trung xử lý, giải quyết sớm: Từ những bất cập trong cơ chế, chính sách định giá quyền sử dụng đất trong xác định giá trị doanh nghiệp đến lựa chọn nhà đầu tư; từ hiệu quả sản xuất kinh doanh đến năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập và CMCN 4.0; từ tình trạng thất thoát, tham nhũng đến công tác cán bộ…

Nhiều vấn đề đặt ra trong cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước  ảnh 1
Hình ảnh tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động của DNNN

Phó Thủ tướng đề nghị Hội nghị cần đánh giá thực chất kết quả cơ cấu lại DNNN khi Nhà nước vẫn còn nắm giữ khoảng 90% vốn điều lệ tại gần 600 DNNN (các tập đoàn, tổng công ty, công ty xổ số…). Hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN còn thấp so với nguồn lực đang nắm giữ.

Thứ hai, về thể chế, cơ chế chính sách đối với DNNN: Mặc dù hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách đã được ban hành tương đối đầy đủ, toàn diện, nhưng còn nhiều quy định còn chưa thật phù hợp.

“Nhiều vấn đề đặt ra trong cổ phần hoá là xác định giá trị quyền sử dụng đất, lợi thế quyền thuê đất, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp… đã đầy đủ chưa, chặt chẽ chưa? Vì sao thời gian qua làm chậm và vẫn còn xảy ra nhiều vi phạm liên quan đến lĩnh vực này?”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đặt vấn đề.

Về quy trình bán vốn, tỷ lệ bán vốn Nhà nước trong DN còn nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến cho rằng tỷ lệ bán vốn thấp không thu hút được nhiều nhà đầu tư chiến lược; có ý kiến cho rằng nên bán các DN đang làm ăn hiệu quả, ngược lại có ý kiến cho rằng cần phải giữ lại để có nguồn thu, tập trung sắp xếp thoái vốn ở những doanh nghiệp đang thua lỗ…

Về quản lý vốn tại doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sau cổ phần hóa, Phó Thủ tướng đề nghị xác định mức độ và phạm vi Nhà nước nắm giữ cổ phần trong từng lĩnh vực, doanh nghiệp cụ thể; quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp?

Về tính phù hợp của cơ chế tiền lương, tiền thưởng hiện nay khi nhiều ý kiến đề nghị giao cho các doanh nghiệp tự quyết định, bảo đảm cạnh tranh để thu hút được nhà quản lý, lao động trình độ cao gắn với trách nhiệm để nâng cao hiệu quả quản trị DNNN.

Thứ ba, về xử lý những dự án đầu tư của DNNN không có hiệu quả, thua lỗ, mất vốn... Theo Phó Thủ tướng, vướng mắc lớn nhất hiện nay là việc giải quyết hợp đồng EPC và quá trình giải quyết pháp lý giữa giai đoạn đầu tư và giai đoạn sản xuất kinh doanh.

Thứ tư, về việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước. Đã hoàn tất việc bàn giao 19 tập đoàn, tổng công ty; nhưng vấn đề quan trọng nhất là phân định rõ quyền, trách nhiệm và sự phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban với các bộ, ngành; lưu ý phải bảo đảm phát triển sản xuất kinh doanh bình thường, liên tục; hạn chế tối đa phát sinh xáo trộn về tâm lý, tư tưởng và tổ chức trong doanh nghiệp; không tạo thêm tầng, nấc hành chính trung gian... mục đích cuối cùng là phải tập trung vào đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN.

Thứ năm, về việc đổi mới mô hình tổ chức và phương thức lãnh đạo của tổ chức Đảng trong DNNN, đặc biệt là những doanh nghiệp đã cổ phần hóa. 

Thứ sáu, vấn đề cơ cấu lại DNNN hoạt động công ích và công ty nông, lâm nghiệp; việc xã hội hóa gắn với giao quyền tự chủ, cho phép các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động như DNNN.

Thứ bảy, về tổ chức thực hiện, Phó Thủ tướng nhấn mạnh đây là khâu yếu nhất, trực tiếp liên quan đến lãnh đạo doanh nghiệp và các bộ ngành, địa phương. Thực tế cho thấy, cùng một chủ trương, cơ chế, chính sách nhưng có nơi thực hiện tốt, có nơi chậm trễ, làm mãi không xong, đùn đẩy trách nhiệm, kéo dài. Chúng ta phải quyết tâm vượt qua tư duy cũ, quyết tâm nói không với tham nhũng, lãng phí, lợi ích nhóm; đây cũng là một nguyên nhân chính cản trở quá trình cơ cấu lại DNNN.

Phó Thủ tướng lưu ý trong bối cảnh quốc tế, trong nước với nhiều biến động khó lường, tranh chấp thương mại giữa các nước lớn, chủ nghĩa bảo hộ nổi lên, việc thực hiện các cam kết của các Hiệp định FTA thế hệ mới và tác động của CMCN 4.0… tác động nhiều mặt đến năng lực sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh và sự phát triển bền vững, sống còn của cộng đồng doanh nghiệp nói chung và các DNNN nói riêng.

“Chúng ta cần bàn, đưa ra các kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp hết sức cụ thể cho từng bộ, ngành và địa phương, từng tập đoàn, tổng công ty, DNNN để có nhận thức đúng đắn, giải pháp phù hợp và hành động quyết liệt, hiệu quả hơn”, Phó Thủ tướng nói.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...