Nhiều trường đại học 'rục rịch' cho sinh viên đến giảng đường sau Tết

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Sau thời gian dài phải học online vì dịch COVID-19, nhiều trường đại học trên cả nước đã "rục rịch" lên kế hoạch đón sinh viên quay trở lại trường học trực tiếp ngay sau Tết Nguyên đán 2022. 

Đại học Văn hóa Hà Nội

Đại học Văn hóa Hà Nội thông báo sinh viên các hệ/bậc học trở lại trường học tập trung từ ngày 14/2/2022 theo thời khóa biểu học kỳ 2 năm học 2021 – 2022.

Nhà trường yêu cầu khi trở lại trường, sinh viên phải có giấy xác nhận âm tính với COVID-19 do địa phương hoặc cơ sở y tế cấp. Trường hợp sinh viên đang điều trị COVID-19 hoặc đang trong diện cách ly phải thông báo về khoa chủ quản để nhà trường có biện pháp hỗ trợ học trực tuyến.

Trong quá trình học tập và sinh hoạt tại trường đề nghị sinh viên phải thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Y tế và nhà trường về phòng, chống dịch COVID-19.

Kí túc xá sẽ đón sinh viên tiếp tục quay trở lại trường tiếp tục học tập từ ngày 12/2/2022.

Đại học Bách Khoa Hà Nội

Đại học Bách Khoa Hà Nội dự kiến tuần thứ hai sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (khoảng 15/2), 35.000 sinh viên, học viên toàn trường sẽ trở lại học tập bình thường và thi kết học kỳ 1.

Nhà trường dành 4 tuần để sinh viên hoàn thành các phần thí nghiệm, thực hành ở học kỳ I đã phải gác lại do học online để phòng, chống dịch bệnh, sau đó mới bước vào chương trình học kỳ II.

Đại học Kinh tế Quốc dân

Đại học Kinh tế Quốc dân cũng lên kế hoạch đón sinh viên trở lại từ 14/2. Hiệu trưởng Phạm Hồng Chương cho biết trong khoảng ba tuần đầu tiên, sinh viên năm nhất (K63) sẽ học quân sự, còn lại đến trường học tập trung.

Sau khoảng 3-4 tuần, toàn bộ sinh viên Kinh tế Quốc dân sẽ học trực tiếp, nhà trường cũng tổ chức 100% các hoạt động trong điều kiện bình thường.

Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP HCM: Theo kế hoạch giảng dạy và học tập đối với sinh viên đại học hệ chính quy các chương trình trong học kỳ 2 năm học 2021-2022 của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TPHCM, đối với chương trình đại trà, các học phần thực tập thực hành bắt đầu học trực tiếp từ ngày 28/2. Đối với các học phần lý thuyết, học online từ ngày 21/2 đến ngày 19/3 và chuyển qua trực tiếp từ ngày 21/3.

Đối với chương trình chất lượng cao, tiên tiến và Việt - Pháp, sinh viên bắt đầu học kỳ II từ tháng 1/2022 và theo thông báo của khoa.

Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia TP HCM triển khai kế hoạch dạy và học trong học kỳ 2 năm học 2021-2022 từ ngày 21/2 đến ngày 12/3 với hình thức trực tuyến.

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP HCM) cho sinh viên trở lại học tập trung theo mốc thời gian khác nhau, tùy khóa. Sinh viên năm nhất dự kiến trở lại từ 7/2 với học phần Giáo dục Quốc phòng. Sinh viên năm thứ hai trở lên học trở lại từ 14/2.

Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM thông báo giảng dạy học kỳ 2 theo hình thức trực tiếp từ 14/2.

Đại học Công nghiệp TP HCM cũng cho sinh viên học tập trung từ 14/2 với lớp thực hành, thí nghiệm. Với lớp lý thuyết, tùy đặc điểm môn học, trường sẽ được tổ chức trực tiếp hoặc kết hợp trực tiếp và trực tuyến.

Ngày 11/2 và 12/2/2022, ĐH Tài chính - Marketing tổ chức đón tân sinh viên nhập học trực tiếp ở các cơ sở của trường. Đến ngày 14/2, sinh viên toàn trường sẽ tiến hành học tập trung.

Theo thông báo, sinh viên khóa 2021, ĐH Công nghệ TP HCM sẽ tới trường học trực tiếp từ ngày 14/2/2022. Đối với sinh viên các khóa còn lại sẽ học trực tuyến trong tuần đầu tiên, sau đó sẽ học tập trung tại trường từ 21/2.

ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM dự kiến đón sinh viên trở lại trường từ 14/2/2022. Các lớp thực hành học 100% trực tiếp. Các lớp lý thuyết có thể học trực tuyến kết hợp trực tiếp.

ĐH Ngân hàng TP HCM cho biết, từ ngày 7/3/2022, nhà trường sẽ tổ chức giảng dạy và học tập theo hình thức trực tiếp.

Tin cùng chuyên mục

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Đọc thêm

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội

Ảnh minh họa

(PLVN) - Ngày 19/4 là hạn để học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Điền phiếu đăng ký dự tuyển là một bước quan trọng đối với các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi quan trọng này.

Yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển con người

Ảnh minh họa
(PLVN) - Giáo dục mầm non (GDMN) có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam. Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới GD&ĐT, khi chủ trì phiên họp của Ủy ban về đổi mới phát triển GDMN đến 2030, tầm nhìn 2045, được tổ chức mới đây.