Nhiều tỉnh miền Trung ngập sâu, nguy cơ lũ quét

Đường phố Hội An, Quảng Nam ngập nặng.
Đường phố Hội An, Quảng Nam ngập nặng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Mưa lớn 2 ngày qua khiến nhiều nơi ở Quảng Ngãi, Quảng Nam và Đà Nẵng bị ngập sâu, sạt lở, nhiều nhà dân bị cô lập.

Tại Quảng Nam, chiều 11/10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam cho biết, mưa lớn đã khiến một số điểm tại các tuyến đường đường Trường Sơn Đông; quốc lộ 24C (đoạn qua xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My) bị sạt lở. Nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ bị ngập nước từ 0,4 đến 1,2m, có nơi ngập đến 3m. Mưa to kéo dài, nước sông dâng cao khiến những vùng trũng thấp ở TP Hội An, Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn, Nông Sơn, Quế Sơn, Thăng Bình, Tam Kỳ, Núi Thành, Tiên Phước, Bắc Trà My… bị ngập lụt.

Đến nay, các địa phương trong tỉnh đã di dời, sơ tán 1.237 hộ dân với 4.276 nhân khẩu tại các vùng có nguy cơ ngập lụt và sạt lở đất. Cụ thể, huyện Bắc Trà My có 426 hộ với 1.484 khẩu, huyện Nông Sơn 219 hộ với 420 khẩu, Tam Kỳ 592 hộ/2372 khẩu. Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Nam, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 2 người chết và 1 người mất tích do mưa lũ gây ra.

Trong khi đó, tại Quảng Ngãi, mưa lớn đã khiến nước lũ, nước sông dâng cao, tràn vào sân, chính quyền thực hiện di dời và các trường được chủ động cho học sinh nghỉ học. Chiều 11/10, mực nước trên sông Trà Câu đã lên mức báo động 3: 0,5 mét. Những khu vực bị ngập gồm: xóm Khương Bình, KDC An Trường... với khoảng 50 hộ dân. Nước ngập ở trong nhà gần 1m, cá biệt, có khu vực trên 1m. Còn tại các huyện miền núi Sơn Tây, Sơn Hà đã xảy ra nhiều điểm sạt lở. Chính quyền địa phương đang tìm cách khắc phục.

Khắc phục sạt lở tại thuỷ điện Kà Tinh, tỉnh Quảng Ngãi.

Khắc phục sạt lở tại thuỷ điện Kà Tinh, tỉnh Quảng Ngãi.

Đài khí tượng thủy văn Quảng Ngãi cảnh báo, trong 6 giờ tới khu vực tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa phổ biến từ 40mm - 70mm, có nơi trên 100mm. Nguy cơ cao có thể xảy ra lũ quét tại các sông, suối nhỏ, ngập các ngầm tràn và sạt lở đất ở sườn dốc, ven sông suối ở các huyện miền núi. Đặc biệt chú ý các xã như: Ba Vinh, Ba Liên, Ba Cung, Ba Trang, Ba Điền, Ba Động… (huyện Ba Tơ); Sơn Kỳ, Sơn Cao, Sơn Ca, Sơn Hải, Sơn Giang… (huyện Sơn Hà); Long Môn, Long Hiệp, Long Mai… (huyện Minh Long); Trà Hiệp, Trà Nham, Trà Phú, Trà Thanh, Trà Thủy… (huyện Trà Bồng).

Nguy cơ xảy ra ngập úng tại các vùng thấp, trũng các địa phương thuộc các huyện Bình Sơn, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức, TX Đức Phổ, thành phố Quảng Ngãi. Đặc biệt là các xã ven sông Vệ, sông Phước Giang như: Hành Tín Đông, Hành Tín Tây, Hành Dũng, Hành Nhân, thị trấn Chợ Chùa (huyện Nghĩa hành), Nghĩa Trung (huyện Tư Nghĩa); ven sông Trà Câu như Phổ Văn, Phổ Thuận, Phổ Ninh. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 2.

Đáng chú ý, mưa lớn khiến một phần của quả đồi ập xuống tổ máy phát điện ở thủy điện Kà Tinh (xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng) khiến 1 công nhân mất tích. Sạt lở cũng khiến tỉnh lộ DT 622B qua xã Trà Lâm bị đất đá núi chắn ngang, xe không thể qua lại. Tuyến đường này nối trung tâm huyện Trà Bồng với 6 xã khu tây của huyện, khi sạt lở khiến khoảng 20.000 người dân bị cô lập. Các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi đang huy động phương tiện, cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ di chuyển đất đá để thông tuyến DT 622B, tổ chức cứu hộ, cứu nạn.

Tại Đà Nẵng, tính đến chiều 11/10, tuy mưa đã ngớt nhưng trên địa bàn huyện Hòa Vang vẫn còn nhiều thôn bị ngập cục bộ.

Theo báo cáo tổng họp của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố, ảnh hưởng của đợt mưa lớn từ ngày 9 - 11/10 đã làm 2 người chết, 3 người mất tích (Quảng Nam, Quảng Ngãi); 1 người bị thương (Quảng Ngãi).

Bên cạnh đó, 1.010 nhà bị ngập (Bình Thuận 46, Quảng Ngãi 250, Đà Nẵng 714); 21 nhà bị tốc mái (Quảng Ngãi). Về nông nghiệp, 392ha cây ăn trái, 310 con gia cầm (Bình Thuận); 47ha thủy sản (Đà Nẵng) bị thiệt hại. Về giao thông, 72 điểm đường bị ngập 20 - 70cm (Quảng Bình 38, Quảng Trị 3, Huế 1, Đà Nẵng 1, Quảng Nam 29). Đáng chú ý, thủy điện Kà Tinh (Quảng Ngãi) bị sạt lở, vùi lấp 1 tổ máy.

Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai, ngày và đêm 11/10, ở Trung và Nam Trung Bộ, phía Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to và dông. Riêng khu vực từ Quảng Ngãi đến Phú Yên có mưa to đến rất to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to và dông; phía Nam khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to.

Cụ thể, dự báo ngày 11/10, khu vực Quảng Ngãi - Phú Yên có mưa 50 - 100mm, có nơi trên 150mm; khu vực Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa - Bình Thuận, Bắc Tây Nguyên có mưa 30 - 70mm, có nơi trên 80mm; khu vực Nam Tây Nguyên và Nam Bộ: 20 -40mm, có nơi trên 70mm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại khu vực trũng, thấp.

Đọc thêm

Đà Lạt sẽ lắp camera năng lượng mặt trời bảo vệ rừng

Đà Lạt sẽ lắp camera năng lượng mặt trời bảo vệ rừng
(PLVN) - Từ nay tới cuối năm 2024, lực lượng Kiểm lâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) sẽ lắp đặt hệ thống camera năng lượng mặt trời tại các khu vực trọng điểm phá rừng, lấn chiếm đất rừng để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng, theo ông Lê Thái Sơn - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm TP Đà Lạt.

Siêu bão Krathon đi vào biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão Krathon. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, sáng sớm nay, 1/10, bão Krathon đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, mạnh lên cấp 16 (cấp siêu bão).

Bắc Ninh 'tuyên chiến' với một số 'điểm nóng' ô nhiễm

Một cơ sở sản xuất giấy tại phường Phong Khê, TP Bắc Ninh. (Ảnh: Khương Lực)
(PLVN) - Thời gian qua, Cụm công nghiệp (CCN) Phú Lâm (huyện Tiên Du), phường Phong Khê (TP Bắc Ninh) và xã Văn Môn (huyện Yên Phong) được đánh giá là một số “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của các cơ quan ban, ngành nhiều giải pháp chế tài đã được ban hành, áp dụng; từ đó, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các “điểm nóng” này đã dần “hạ nhiệt”.

Tuổi trẻ Thủ đô lan tỏa tình yêu thiên nhiên đến cộng đồng

Hàng trăm tình nguyện viên tham gia dọn rác trong sự kiện Ngày hội Dọn rác Thế giới 2024. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những ngày cuối tuần qua, hàng trăm tình nguyện viên ở đủ các độ tuổi đã tham gia các chương trình bảo vệ môi trường như dọn rác, thu gom, tái chế rác… Những hành động dù nhỏ bé nhưng có ý nghĩa lớn lao, góp phần lan tỏa thông điệp về tình yêu thiên nhiên, thúc đẩy nhận thức cộng đồng và thói quen ứng xử thân thiện với môi trường, vì một Thủ đô xanh.

Tuần này Bắc Bộ chuyển mát, có nơi chuyển rét

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, do chịu tác động của không khí lạnh, trong tuần này (30/9-6/10) khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển mát, đêm và sáng trời lạnh; riêng vùng núi Bắc Bộ trời rét.

Sông Hồng - 'thủy quái' dưới phù sa

Nước sông Hồng dâng cao do cơn bão Yagi. (Nguồn: Reuters/ Đức Tâm)
(PLVN) - Sông Hồng mang phù sa về châu thổ, nhưng không phải là con sông hiền hòa mà rất hung dữ, với những trận lụt lớn và cuốn phăng mọi thứ ra Biển Đông.

Hà Nội nỗ lực tái thiết cây xanh

Cây xanh tại phố Lý Thái Tổ, Hà Nội được dựng trồng lại, chồi non đang mọc lên ở gốc cây lớn. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Sau cơn bão số 3, khi hơn 40.000 cây xanh bị gãy, đổ, Hà Nội không chỉ mất đi vẻ đẹp mà còn đánh mất một phần lá chắn tự nhiên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Trước tình hình này, thành phố đã nhanh chóng triển khai kế hoạch tái thiết cây xanh, nhằm phục hồi diện mạo và xây dựng lại lá chắn xanh bền vững cho Thủ đô.

Chống ô nhiễm nhựa: Cần phát huy vai trò 'đầu tàu' của Thủ đô

Rác thải nhựa ở Thủ đô rất cần giải pháp, quyết sách mạnh mẽ hơn. (Ảnh: Nam Nguyễn)
(PLVN) - Trong tháng 9, nhiều dự án chống ô nhiễm nhựa đã được khởi động tại các tỉnh, thành ở Việt Nam, với sự tham gia của các tổ chức quốc tế và các cơ quan, tổ chức trong nước. Các dự án này nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa, mối đe dọa nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con người, đặc biệt là tại các khu vực đô thị và ven biển.