Nhiều người quan tâm về trà thảo mộc giúp tăng cường hệ miễn dịch

(PLVN) - Nhiều câu hỏi liên quan đến các loại thảo mộc mà độc giả quan tâm đã được các các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Y học cổ truyền giải đáp tại buổi tọa đàm, giao lưu trực tuyến về “Vận dụng Y học cổ truyền (YHCT) trong phòng, chống dịch bệnh do virus” diễn ra ngày 30/3.

Chương trình đưa ra những những thảo luận xoay quanh việc kết hợp giữa y học cổ truyền và y học phương Tây để phòng chống dịch Covid-19, theo công văn 1306/BYT-YDCT của Bộ Y tế đã chỉ rõ: Có thể tăng cường phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-Cov-2 bằng thuốc và các phương pháp y học cổ truyền. 

Kim ngân hoa và Cam thảo có trong các bài thuốc của Bộ Y tế
Kim ngân hoa và Cam thảo có trong các bài thuốc của Bộ Y tế 

“Đáng chú ý, trong các bài thuốc của Bộ y tế có các thảo mộc được nhắc đi nhắc lại nhiều lần và quen thuộc với đời sống thường ngày của chúng ta như Cam Thảo, Kim Ngân Hoa,…v.v. Đây là những thảo mộc được biết đến nhiều trong các bài thuốc thanh lọc cơ thể trước đây. Và cũng là các vị thảo mộc từng được Viện Y học ứng dụng Việt Nam chứng minh hỗ trợ phòng, chống rất nhiều các loại bệnh – không chỉ bệnh đường hô hấp mà còn các loại bệnh khác nữa”. TS Hồ Bá Do – Phó chủ tịch Hội y học cổ truyền Việt Nam chia sẻ.

Dưới đây là một số câu hỏi và giải đáp của các chuyên gia về việc sử dụng các thảo mộc để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Lương y Phùng Tuấn Giang
Lương y Phùng Tuấn Giang 

Tôi đọc báo thấy có thảo dược Kim ngân hoa có tác dụng trị cúm virus, Kim Ngân hoa là cây thuốc nào? Có ở Việt Nam hay không? (Phan Sương (43 tuổi) - Nghệ An)

Lương y Phùng Tuấn Giang (Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam đồng thời là chủ nhiệm nhà thuốc Thọ Xuân Đường) cho biết: Kim ngân hoa đã được nghiên cứu có các tác dụng như: Kháng khuẩn (ức chế được nhiều loại vi khuẩn, virus và nấm), chống viêm giảm xuất tiết, giải nhiệt, hưng phấn trung khu thần kinh, hạ cholesterol trong máu, tăng bài tiết dịch vị và mật, thu liễm làm săn se, lợi tiểu.

Theo y học cổ truyền, Kim ngân hoc có vị ngọt, tính hàn. Quy kinh phế, vị, tâm, tỳ, đại trường. Có tác dụng Thanh nhiệt giải độc, giải trừ ôn dịch. Thường được dùng để điều trị các chứng nhiễm khuẩn, virus gây bệnh cấp tính, sốt nóng, đau rát họng, ho, hội chứng kiết lỵ, mụn nhọt lở loét, phát ban.

Kim ngân có nhiều ở Đông Á. Ở Việt Nam, kim ngân phân bố chủ yếu ở các vùng núi và trung du phía Bắc, như Quảng Ninh, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai…

PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh
PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh 

Xin cho biết khuyến cáo cụ thể về việc người dân có thể làm ngay để đối phó với dịch bệnh, mà cụ thể hiện tại là COVID 19? (Vân Anh (22 tuổi) - Long An). 

PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh- Phó viện trưởng Viện Y Học ứng dụng Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) trả lời: Cần tuân thủ theo hướng dẫn chung của Bộ Y tế về phòng chống dịch Covid: cách ly, rửa tay, khẩu trang, không tụ tập chỗ đông người, đồ ăn thức uống… Nên dùng theo các bài thuốc hướng dẫn của Bộ y tế. Cần chú ý tới các cơ sở Đông y có giấy phép, hoặc chứng nhận để được khám, bốc thuốc, phù hợp với mỗi người. Không nên tự mua riêng lẻ tại các hiệu thuốc trôi nổi trên thị trường.

Có thể dùng 9 loại thảo mộc dân gian quý: Kim ngân hoa, Cúc hoa, La hán quả, Đản hoa, Hạ khô thảo, Tiên thảo, Bông lai, hoa Mộc miên, Cam thảo. Nếu không có điều kiện có thể mua các loại nước thảo mộc, trà thanh nhiệt được đóng chai có bán sẵn trên thị trường. Lưu ý nên tìm mua những sản phẩm có thương hiệu, uy tín.

Năm 2017, nghiên cứu của Viện Y học ứng dụng Việt Nam về “Đánh giá hiệu quả công thức của sản phẩm Trà Thanh Nhiệt Dr Thanh” đưa ra các kết luận chính như sau:

Trà Thanh Nhiệt Dr Thanh được chế biến từ 9 loại thảo dược quý, các thảo dược này được chứng minh có tiềm năng trong việc dự phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh có cơ chế liên quan đến quá trình viêm và quá trình oxy hóa, cũng như các bệnh nhiễm trùng, thanh nhiệt giải độc và một số tác dụng khác.

Đặc biệt, thành phần thảo mộc trong Trà Thanh Nhiệt Dr Thanh có thể có tác dụng chống vi khuẩn, virus và chống nấm: ức chế được các loại vi khuẩn gram âm và gram dương, một số loại nấm và virus, trong đó có các loại vi khuẩn, nấm, virus thường gặp như tụ cầu vàng, E.coli, nấm Candida, virus cúm, virus viêm não Nhật Bản.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.