Nhiều kiến trái chiều về dự án điện mặt trời trong khu di tích văn hóa Sa Huỳnh

Nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh.
Nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đầm An Khê - mạch nguồn nối nghìn năm văn hóa Sa Huỳnh thời gian qua luôn bị “đe dọa” bởi ý tưởng xây dựng các dự án phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi. Đơn cử, tỉnh này đang kiến nghị Bộ Công Thương đưa đầm An Khê để quy hoạch làm dự án điện mặt trời, khiến câu chuyện tiếp tục gây tranh cãi…

Đề nghị đầm An Khê “gánh” hai dự án điện mặt trời?

Ngày 19/4 vừa qua, tỉnh Quảng Ngãi đã có Văn bản 1762/UBND-KTN gửi Bộ Công Thương đề nghị xem xét đưa các dự án nguồn điện tại tỉnh Quảng Ngãi vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, đầm An Khê (nằm trong quần thể các di tích khảo cổ văn hóa Sa Huỳnh - PV) được đề xuất quy hoạch làm án điện mặt trời với công suất 200MW/MWp (giai đoạn đầu tư 2025-2030) và sử dụng khoảng 658.000m2 mặt nước (chiếm hơm 19% diện tích đầm An Khê).

Đây là lần thứ hai đầm An Khê được đề nghị làm dự án điện mặt trời. Năm 2017 đầm An Khê từng được đề nghị “gánh” hai dự án điện mặt trời, gồm dự án của Công ty TNHH Phát triển công nghệ hệ thống (52ha mặt nước và 2ha đất ven đầm; công suất 50MWp, tổng mức đầu tư 1.254 tỉ đồng) và Dự án của Công ty CP Systech Đà Nẵng (52ha và công suất thiết kế 50MWp, tổng mức đầu tư gần 1.240 tỉ đồng).

Thời điểm đó, trên cơ sở đề xuất của chủ đầu tư và ý kiến của UBND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã có thống nhất chủ trương đầu tư dự án điện mặt trời tại khu vực đầm An Khê. Nhưng ngay sau đó, nhiều chuyên gia văn hóa có văn bản đề nghị không làm dự án điện mặt trời tại đây nên dự án tạm “đi vào quên lãng”.

Ngày 15/4 vừa qua, tại cuộc họp với chủ đầu tư do UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng khu vực đề xuất dự án chưa phù hợp với đồ án quy hoạch chung đô thị Đức Phổ đến năm 2035, chưa được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch chung phát triển điện quốc gia; khu vực đề xuất dự án còn có nguy cơ phá vỡ không gian sinh tồn và ảnh hưởng đến không gian văn hóa Sa Huỳnh; đầm An Khê đã được đưa vào khoanh vùng bảo vệ di tích quốc gia đặc biệt nên dự án có thể gây cản trở trong việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt...

Kết luận tại cuộc họp, ông Trần Hoàng Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu tạm dừng dự án và đề nghị các bên liên quan đánh giá lại.

Nhưng đến ngày 19/4 tỉnh Quảng Ngãi có văn bản gửi Bộ Công Thương đề nghị bổ sung dự án điện mặt trời ở đầm An Khê vào quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia.

Đầm An Khê hiện nay

Đầm An Khê hiện nay

Không thể vừa làm điện vừa bảo tồn nguyên trạng

Trước đề xuất trên, đã có nhiều ý kiến thể hiện sự không đồng tình. Ông Lê Tấn Chuẩn (Tổ trưởng dân phố Long Thạnh 2, phường Phổ Thạnh) cho biết, đầm An Khê là nơi sinh nhai của hàng ngàn người dân làm nghề đánh bắt hải sản, làm nông và làm du lịch ở phường Phổ Khánh, Phổ Thạnh. Vì vậy, người dân không đồng ý việc dự án điện mặt trời đụng đến đầm An Khê”.

Tương tự, ông Trần Văn Trung (60 tuổi - làm nghề khai thác hải sản) trên đầm bày tỏ: “Đây là nguồn sống của người dân bao đời. Dự án này đi ngược lại mong muốn của người dân, bởi nguyện vọng của chúng tôi là bảo tồn nguyên trạng. Các nhà nghiên cứu đã đánh giá giá trị văn hóa của đầm An Khê để vùng đất này sớm được công nhận di tích quốc gia đặc biệt. Như vậy sẽ thu hút du khách đến tham quan, tạo nguồn sống lâu dài cho bà con”.

Không chỉ người dân mà các chuyên gia di sản, văn hóa, khảo cổ cũng từng phản ứng và cho rằng dự án sẽ phá nát di sản, di tích. GS.TS Lưu Trần Tiêu (nguyên Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL, nguyên Chủ tịch Hội đồng Di sản Quốc gia) từng nhấn mạnh tại một diễn đàn: “Điện mặt trời không làm chỗ này thì làm chỗ khác. Còn di tích, di sản mất đi là mất mãi mãi”.

Theo GS.TS Lưu Trần Tiêu, từ năm 2019, sau khi khảo sát thực địa và lấy ý kiến của rất nhiều chuyên gia đầu ngành, ông đã ký văn bản gửi tỉnh Quảng Ngãi đề nghị không thực hiện dự án điện mặt trời ở đầm An Khê.

Cùng với đó, PGS.TS Bùi Văn Liêm, Phó Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam cũng từng có ý kiến cho rằng việc thực hiện dự án điện mặt trời ở đầm An Khê không phù hợp, bởi đầm An Khê gắn chặt với không gian của văn hóa Sa Huỳnh.

“Di chỉ khảo cổ Tràng Kênh ở Hải Phòng, nơi có một công xưởng chế tác đồ trang sức có niên đại cách đây 3.500 năm, đã không còn khi dự án triển khai. Đây là sự tiếc nuối rất lớn. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói mà tôi vẫn nhớ câu này “Đất nước chúng ta sẽ có 1.000 nhà máy xi măng, nhưng di chỉ Tràng Kênh vĩnh viễn không còn”. Vậy nên còn có thể giữ, hãy cố gắng giữ”, PGS.TS Bùi Văn Liêm nêu quan điểm.

Góc nhìn từ địa phương, Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi, cán bộ Sở VH,TT&DL Quảng Ngãi cho biết, năm 2015 ngành chức năng hoàn thiện các hồ sơ, giá trị pháp lý để kiến nghị công nhận Di tích Quốc gia Khu khảo cổ học Sa Huỳnh là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, do vướng một số dự án kinh tế của các nhà đầu tư (dự án phim trường và dự án điện mặt trời) nên đến nay vẫn chưa thực hiện. Hội đồng Di sản Quốc gia vào khảo sát và xem xét không gian đầm An Khê yêu cầu tỉnh bảo tồn đưa vào quần thể di tích Sa Huỳnh để được công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt. Đến nay vẫn chưa hoàn thành.

Ông Khôi nêu quan điểm: “Bảo tồn văn hóa vẫn có thể phát triển kinh tế, mang lại nguồn thu ngân sách cho tỉnh, nâng cao đời sống người dân. Nhưng phát triển phải là loại hình kinh tế phù hợp như kinh tế du lịch, du lịch cộng đồng, các mô hình trải nghiệm trên vùng sông đầm An Khê, cửa biển Sa Huỳnh...”.

Năm 2014, Bộ VH,TT&DL chỉ định xây dựng Di tích Quốc gia Khu khảo cổ học Sa Huỳnh thành Di tích Quốc gia đặc biệt nhằm bảo tồn, gìn giữ nguyên trạng quần thể di sản nền văn hóa Sa Huỳnh. Theo các chuyên gia của Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, Sa Huỳnh gần như là nơi duy nhất còn giữ lại được không gian sinh tồn của người cổ Sa Huỳnh, môi trường sinh thái, địa lý nhân văn, địa chất địa mạo, cùng với cánh rừng, với đầm nước ngọt An Khê rộng lớn, nơi cung cấp nguồn sống cho người Sa Huỳnh cổ xưa.

Còn theo tài liệu nhận định của các thành viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia đã đi khảo sát đầm An Khê và khu vực xung quanh, đây không gian sinh tổn, sinh thái nhân văn của cư dân cổ Sa Huỳnh, tiếp nổi là cư dân Chămpa và sau này là Đại Việt đã để lại rất nhiều di vật trong lòng đất và trên mặt đất trong khu vực này. Đây là một không gian lịch sử, sinh thái văn hóa nhân văn quý hiếm, rất có giá trị, xứng đáng được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt và trong tương lai có thể trình UNESCO ghi danh Di sản văn hóa thế giới.

Hội đồng đề nghị không lặp đặt các tấm panel thu năng lượng mặt trời trên mặt nước và xây dựng các công trình vận hành, quản lý dự án đất bờ đầm An Khê; cũng không thể thu hẹp một phần đầm An Khê được vì sẽ vi phạm khu vực bảo vệ của di tích theo qui định của Luật Di sản văn hóa năm 2001 đuợc sửa đổi, bổ sung năm 2009 và vi phạm “tính xác thực”, “tính toàn vẹn” của di sản tại Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới 1972.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.