Vườn hoa Lý Tự Trọng ( phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ) đã được cắt băng khánh thành đưa vào xử dụng vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Vị trí vườn hoa nằm ở nơi đắc địa vào bậc nhất Hà Thành. Phía trước là vườn hoa Vạn Xuân đẹp long lanh, phía sau là hồ Tây lộng gió, bên tả là đền Quán Thánh, di tích văn hóa cấp quốc gia.
Đường trong vườn hoa nhiều người căng lều làm nơi nghỉ |
Tiền sảnh trước tượng Lý Tự trọng, trong các ngày lễ thường là nơi giao lưu văn hóa, thể dục thể thao, mít tinh, cắm trại của tuổi trẻ thủ đô. Đây là một địa chỉ văn hóa. Rất tiếc do quản lý lỏng lẻo, cùng với ý thức của người dân cử xử rất thiếu văn hóa ở nơi công cộng đã làm cho vườn hoa Lý Tự Trọng nhếc nhác, lộn xộn, phản cảm.
Trước hết về mặt tổ chức không hợp lý. Mặc dầu Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội treo biển “ Cấm các loại phương tiện xe đạp, xe máy đi lại trong vườn hoa”. Nhưng thực tế không cấm nổi, thậm chí người ta phá cả hàng rào bảo vệ, tự do phóng xe máy đi lại trong vườn hoa mà không thấy bảo vệ can ngăn.
Nguyên nhân của hiện tượng người dân ngang nhiên vi phạm Luật giao thông vì đường bao quanh hồ Tây đến đây bị tắc, không lối đi tiếp. Bí đường, người ta phải tìm đường. Và đương nhiên hàng rào bảo vệ bị phá, các phương tiện giao thông phải tự băng qua vườn hoa Lý Tự Trọng để sang đường Thanh Niên, Quán Thánh, Hùng Vương…cho tiện?
Không những vậy, người ta tận dụng ghế đá, thảm cỏ làm nơi phơi quần áo. Dọc lối đi nhiều người dựng lều làm chỗ ngủ, các gốc cây là “ kho” chứa đủ thứ chổi cùn, dẻ rách, nồi niêu, bát đĩa, củi, bàn ghế…Nhiều điểm bị một số đối tượng chiếm dụng bán hàng. Rác thải như bã mía, vỏ cam, quýt, bưởi, vải, nhãn…tiện tay quăng hết xuống hồ, làm cho góc hồ Tây liền vươn hoa Lý Tự Trọng ô nhiễm goáp phần lầm cho cá hồ Tây chết hàng loạt.
Qua tìm hiểu, một số người dân còn cho biết, buổi tối ghế đá trong vườn hoa khu vực sát hồ Tây bị nhiều người bán hàng chiếm dụng bầy hàng bán hàng, hoặc bầy tấm xốp để chiếm chỗ. Ai muốn ngồi phải chấp nhận mua hàng của họ với giá cao, nếu không phải mất tiện thuê chỗ ngồi, dù ghế đá vườn hoa không của riêng ai.
Mong BQL hồ Tây, Công ty TNHH Cây xanh Hà Nội, phối hợp với UBND, Công an phường Thụy Khuê sớm giải quyết những tỳ vết làm xấu nét đẹp văn hóa của một vườn hoa nằm kề bên “ Mặt gương Tây Hồ”.
Lê Sĩ Tứ