Nhận định thú vị về nguồn gốc virus SARS-CoV-2 của chuyên gia Nga

Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về nguồn gốc của virus corona mới. Ảnh: AP
Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về nguồn gốc của virus corona mới. Ảnh: AP
(PLVN) - TASS dẫn lời người đứng đầu Cơ quan Y tế-Sinh học Liên bang Nga (FMBA) Veronika Skvortsova cho biết, nguồn gốc nhân tạo của virus corona chủng mới có thể được loại trừ.

"Đây (nguồn gốc của virus corona - PV) không phải tình huống phải đoán, mà cần nghiên cứu nghiêm túc. Không thể loại trừ bất kỳ khả năng nào", bà Veronika Skvortsova nói trong một cuộc phỏng vấn với chương trình truyền hình Pozner trên kênh Nga One Channel.

Vì vậy, bà Veronika Skvortsova cho rằng, cần có nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề này, bởi vì các virus có RNA là vật liệu di truyền (bao gồm cả virus corona) biến đổi rất dễ dàng. Sau khi so sánh với virus SARS, bà chỉ ra rằng, virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) giống đến 94% với virus SARS.

RNA hay còn viết là ARN (Axit ribonucleic) là một phân tử polyme cơ bản có nhiều vai trò sinh học trong mã hóa, dịch mã, điều hòa, và biểu hiện của gene. RNA và DNA là các axit nucleic, và, cùng với lipid, protein và cacbohydrat, tạo thành bốn loại đại phân tử cơ sở cho mọi dạng sự sống trên Trái Đất.

Trước đó, trong bài viết "Virus corona không được thiết kế trong phòng thí nghiệm. Đây là cách chúng tôi biết" đăng trên tạp chí LiveScience cuối tháng 3/2020, Jeanna Bryner - Tổng Biên tập tạp chí LiveScience - cho biết, một nhóm các nhà nghiên cứu đã so sánh bộ gen của virus corona chủng mới này với bảy loại virus corona khác (trong đó có những chủng đã được biết là gây bệnh truyền nhiễm cho người như SARS, MERS) và nhận thấy "rõ ràng SARS-CoV-2 không phải là một cấu trúc được làm từ phòng thí nghiệm hoặc có thể bị sử dụng có chủ đích". Các nhận định này cũng đã được công bố trên tạp chí Nature Medicine hôm 17/3.

Với câu hỏi "Virus đến từ đâu", nhóm nghiên cứu đưa ra hai kịch bản có thể có về nguồn gốc của SARS-CoV-2 ở người.

Một kịch bản (xuất phát từ những trường hợp các chủng virus corona đã gây bệnh ở người) là loài người đã nhiễm virus trực tiếp từ một động vật - cầy hương (trong trường hợp SARS) và lạc đà (trong trường hợp hội chứng hô hấp Trung Đông MERS).

Đối với trường hợp SARS-CoV-2, các nhà nghiên cứu cho rằng động vật trung gian truyền nhiễm là dơi truyền virus cho một động vật trung gian khác (có thể là tê tê như một số nhà khoa học đã nói) rồi mang virus sang người.

Bằng những nghiên cứu virus corona chủng mới với các "anh chị em" của nó, nhóm nghiên cứu cho rằng, nếu các nhà khoa học đã cố tình chế tạo loại virus này, họ sẽ chọn các đột biến dựa trên tính toán của máy tính. Nhưng "thiên nhiên thông minh hơn các nhà khoa học" và virus corona chủng mới đã tìm ra cách biến đổi tốt hơn và hoàn toàn khác biệt với những gì các nhà khoa học có thể tạo ra.

Theo thống kê mới nhất, hơn 2.414.000 người đã bị nhiễm bệnh trên toàn thế giới và hơn 165.000 ca tử vong vì virus này. Nhưng đã có hơn 629.000 người đã khỏi bệnh trên toàn cầu.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.