Nhà văn thiên tài và bê bối tình ái chấn động

Oscar Wilde
Oscar Wilde
(PLO) -Oscar Wilde - nhà thơ, nhà viết kịch đồng tính,  một con người tài hoa bạc mệnh với nhiều thăng trầm, một sự nghiệp vẻ vang và đời tư nhiều tai tiếng. Ngày 16/10/2016 vừa qua kỷ niệm 162 năm ngày sinh Oscar Wilde. 

Bê bối tình ái chấn động

Oscar Wilde, tên đầy đủ là Oscar Fingal O'Flahertie Wills Wilde, sinh ngày 16/10/1854 tại Dublin, Ireland trong một gia đình trí thức thuộc tầng lớp thượng lưu. Cha ông là bác sĩ phẫu thuật, kiêm nhà khảo cổ học, từng được Nữ hoàng Victoria phong tước Hiệp sĩ. Còn mẹ ông là một nhà thơ ủng hộ các phong trào dân tộc và nữ quyền.

Từ nhỏ cậu bé Oscar đã bộc lộ tư chất thông minh và ham học hỏi. Được dạy dỗ trong một môi trường giáo dục tư gia điển hình của giới quý tộc Ireland, Oscar Wilde sử dụng thành thạo tiếng Đức và tiếng Pháp từ rất sớm.

Đặc biệt, từ khi còn rất nhỏ ông đã bộc lộ là một đứa trẻ ham thích triết học, nhưng hơi nóng nảy và bốc đồng. Oscar Wilde sẵn sàng sử dụng vũ lực với bạn bè trong các cuộc tranh luận nếu bị khích động.

Thừa hưởng tình yêu thi ca từ mẹ, những bài thơ chính là bước khởi đầu trong sự nghiệp sáng tác của Oscar Wilde. Năm 1878, sau khi tốt nghiệp Đại học Oxford, Wilde trở về Dublin vừa hay tin người tình từ thời niên thiếu của ông là Florence Balcombe đã đính hôn.

Quá đau khổ, ông dồn hết tâm sức cho việc làm thơ, viết một số tiểu luận phê bình và tham gia thuyết giảng ở một số trường đại học ở Pháp và Anh. Trong khoảng thời gian từ 1878-1881, đã có hàng chục bài thơ và các công trình nghiên cứu của Oscar Wilde đăng trên các tạp chí lớn nhỏ.

Nhưng nhắc đến Oscar Wilde là người ta nhắc tới “vụ bê bối Queensberry”, một vụ việc gây chấn động trong giới quý tộc Anh thời bấy giờ. Năm 1891, Oscar Wilde gặp gỡ Alfred Douglas, con trai của John Sholto Douglas - người vẫn thường được biết đến với cái tên Hầu tước Queensberry.

Oscar và Alfred đã nảy sinh mối quan hệ đồng tính và không hề giấu giếm điều này. Họ công khai đi cùng nhau đến nhiều chốn ăn chơi trụy lạc. Ở thời Victoria, những mối tình đồng tính được coi là một điều cấm kỵ, thậm chí là một “tội ác”. Chuyện tình cảm của Oscar Wilde và Alfred Douglas đã tốn không ít giấy mực của báo chí thời bấy giờ.

Quá tức giận vì những chuyện bị xem là đáng xấu hổ của con trai, Hầu tước Queensberry đã buông lời lăng mạn Oscar Wilde và yêu cầu ông tránh xa con trai mình. Sự sỉ nhục của ngài hầu tước đã khiến Wilde tức giận và đâm đơn kiện bố của người tình tội lăng mạ. Hầu tước kiện ngược lại Oscar Wilde tội lôi kéo con trai ông vào mối quan hệ "xấu xa". 

Theo đạo luật chống đồng tính luyến ái dưới thời Victoria, Oscar Wilde bị xử hai năm lao động khổ sai. Trong khi Oscar đang đau khổ về cả tâm hồn và thể xác thì Alfred bị gia đình ép sang Napoli, Italia trong 3 năm. Khoảng thời gian thi hành án khổ sai Oscar viết một số thư từ cho người tình, những bức thư này được công bố sau khi ông mất.

Sinh thời, do những quan niệm cổ hủ về những mối quan hệ đồng tính, Oscar Widle luôn bị xem là một người có đạo đức suy đồi. Vì lẽ đó, ông luôn tự chất vấn bản thân mình qua các tác phẩm với những câu hỏi thường trực như:

Thế nào là đạo đức? Liệu có đúng không khi con người cần đối mặt với tất cả mọi diện mạo của đời sống để đạt đến một cuộc sống viên mãn, thay vì trung thành tuyệt đối với những nguyên tắc đạo đức và quy phạm lề thói được xã hội vạch sẵn? Làm thế nào để sống chân thật với chính bản thân mình?

Oscar Wilde chết ngày 30/11/1900 tại Paris vì bệnh viêm não trong hoàn cảnh nghèo túng. Đám tang của ông do Alfred Douglas đứng ra chủ trì. Mộ phần của Oscar Widle hiện được đặt tại nghĩa trang nổi tiếng Père Lachaise thuộc quận 20 của Paris, Pháp. Đây cũng là nơi yên nghỉ của nhiều danh nhân nổi tiếng như: Honoré de Balzac, Georges Bizet, Frédéric Chopin, Félix Faure, Jean de La Fontaine, Molière.

Cuộc đời qua triển lãm

Triển lãm lớn đầu tiên tôn vinh Wilde đã khai mạc ở Petit Palais, Paris, hôm 28/9, trong đó trưng bày nhiều kỷ vật chưa hề được trưng bày trước công chúng. Những kỷ vật này được các nhà giám tuyển triển lãm mượn từ bộ sưu tập của Omer Koc, chuyên gia về Oscar Wilde người Thổ Nhĩ Kỳ.

Đến với triển lãm, khách tham quan có thể hiểu được thêm về cái chết bi thảm của ông ở Paris, tình trạng bị lưu đày và thất sủng khi mới 46 tuổi.

Wilde chạy trốn tới Paris hồi năm 1897 khi bị truy đuổi ở Anh sau khi đã phải ngồi tù 2 năm và lao động khổ sai vì mối tình đồng giới với nhà thơ, dịch giả Anh Alfred Douglas.

Merlin Holland, cháu trai của Wilde, người đã hỗ trợ tổ chức triển lãm, nói ông vẫn cảm thấy rất khó khăn khi đọc những bức thư được Wilde viết trên những trang giấy màu xanh trong tù, nơi nhà văn đã phải quỳ gối để cầu xin được khoan hồng.

"Phải nói rằng Wilde đã phải chịu đựng một dạng khủng khiếp nhất của chứng cuồng dâm và nó đã khiến ông trở thành con mồi của những đam mê ghê tởm nhất và những bức thư cho thấy ông từng tuyệt vọng như thế nào", Holland nói với AFP. 

Năm 1884, Wilde kết hôn với Constance Lloyd và có hai con trai, Cyril và Vyvyan. Năm 1886, ông gặp Robert Ross, người sau này trở thành người tình và thẩm định tác phẩm của ông. Năm 1890, ông cho ra đời cuốn tiểu thuyết duy nhất Of The Picture Of Dorian Gray.

Từ năm 1891 đến năm 1895, Wilde đã cho ra đời một loạt vở kịch gặt hái thành công vang dội, gồm Lady Windermere's Fan, A Women of No Importance, An Ideal Husband and The Importance of Being Earnest.

Tuy nhiên, trong thời gian đó Wilde đã gặp nhiều rắc rối khi bắt đầu mối quan hệ đồng giới với Alfred Douglas. Hai người yêu nhau say đắm và sống cuộc đời buông thả, không giấu giếm quan hệ đồng tính của họ. Cha của Alfred là John Sholto Douglas, Hầu tước Queensberry, không chấp nhận mối quan hệ này và nhiều lần gây sự với Wilde. Việc này dẫn đến vụ tai tiếng Queensberry và một vụ kiện.

Triển lãm còn gồm cả tấm danh thiếp viết nguệch ngoạc, sai chính tả mà cha Douglas, nhà quý tộc nóng nảy, Hầu tước Queensberry đã để lại trước cổng câu lạc bộ Arbemerle: "Dành cho kẻ kê gian Oscar Wilde" (kê gian là thuật ngữ trong Kitô giáo chỉ tội lỗi của hành vi tình dục qua đường hậu môn).

Tấm thiệp này đã khiến cho cuộc đời của Wilde điêu đứng. Nhà biên kịch đã kiện hầu tước Queensberry với cáo buộc phỉ báng, song đã thua kiện. "Một người đàn ông không thể quá cẩn trọng trong việc lựa chọn kẻ thù của mình" - Wilde từng viết.

Hầu tước Queensberry đã kiện lại Wilde theo đạo luật chống đồng tính luyến ái năm 1885 và thuê một nhóm thám tử tư rà khắp thế giới ngầm ở London nhằm tìm ra chứng cứ trụy lạc của nhà văn và Edward Carson, bạn học cùng trường với Wilde tại trường Đại học Dublin chính là luật sư đã xét xử ông tại tòa.

Wilde ở trên đỉnh cao danh vọng với kiệt tác The Important of Being Earnest. Các màn diễn của vở kịch này ở London luôn chật kín khán giả. Nhưng lập tức sau đó, sự nghiệp và cuộc đời ông xuống dốc bi thảm. 

Wilde rời tòa án cùng lệnh bắt giữ với cáo buộc kê gian và có hành động không hợp với khuôn phép, kèm theo đó tòa án còn tịch thu tất cả những gì thuộc sở hữu của ông.

Sau khi trốn sang Pháp, Wilde đã viết tác phẩm Ballad of Reading Gaolvới bút danh là số hiệu tù nhân của mình, C33.

"Phải đến lần xuất bản thứ 5, các nhà xuất bản mới dám đưa tên của Oscar Wilde lên bìa sách song tên ông phải nằm trong dấu ngoặc đơn" - Holland nói.

Triển lãm còn trưng bày nhiều bức ảnh chụp phòng ngủ của Wilde trong khách sạn  d'Alsace ở Paris, nơi nhà văn tá túc trong những ngày cuối đời nhờ ông chủ tốt bụng cho nợ tiền thuê phòng. Ngày 30/11/1900, Wilde đã qua đời vì bệnh viêm não tại Paris.

Ngôi mộ của Wilde hiện vẫn là một trong những điểm được thăm viếng nhiều nhất tại nghĩa trang Pere Lachaise ở Paris.

Người tù đặc biệt

Đầu năm 1895, khi đối mặt với án tù 2 năm theo luật chống đồng tính luyến ái, Oscar Wilde không tưởng tượng được quãng thời gian ngồi tù sắp tới sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới mình như thế nào. Người đâm đơn kiện ông là hầu tước Queensberry, cha của người tình Alfred Douglas.

Trong thời gian bị biệt giam đầu tiên tại nhà tù Pentonville và Wandsworth, sau đó chuyển tới nhà tù Reading hồi tháng 11/1895, Wilde phải ngủ trên chiếc giường ván ghép không nệm. 

Vào một giờ được phép ra sân tập thể dục mỗi ngày, ông bước đi trong hàng riêng và không được phép nói chuyện với các tù nhân khác. Ông không thể ngủ, luôn luôn đói khát và đau đớn vì kiết lị. 

Major Nelson, quản lý nhà tù Reading khi đó nói với bạn ông rằng: “Anh ta trông khỏe. Nhưng cũng giống như tất cả những người đàn ông không quen lao động chân tay khi phải nhận một án phạt như thế này, anh ta sẽ chết trong vòng 2 năm”.

Tuy nhiên, chính Nelson lại là người nới lỏng các quy tắc để giúp vị tù nhân đặc biệt được thoải mái hơn. Tháng 1/1897, khi Wilde vẫn còn 4 tháng tù, ông và Nelson đã đưa ra một ý tưởng rất khéo léo.

Theo quy định của nhà tù, tù nhân không được phép viết kịch, tiểu thuyết hay tiểu luận, nhưng lại được phép viết thư. Quy định cũng không nêu rõ thời gian cho phép để viết một lá thư và nếu lá thư chưa viết xong, sau khi mãn hạn tù, tù nhân có thể được phép mang theo.

Nhờ vậy, một mình trong phòng biệt giam, Wilde được cấp bút và mực mỗi ngày. Những tờ giấy ông viết được mang đi vào buổi tối và sau đó, được trao lại cho ông vào sáng hôm sau, như để sửa lỗi. 

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.