Nhà thiết kế Lan Hương: “Giữ hồn dân tộc qua những sợi tơ”

Nhà thiết kế Lan Hương: “Giữ hồn dân tộc qua những sợi tơ”
(PLO) -Bằng chất liệu tơ tằm truyền thống, với 100% các công đoạn thực hiện được làm thủ công; đặc biệt, với tình yêu mãnh liệt dành cho tà áo dài, Lan Hương đã dành nhiều thời gian và công sức cho chiếc áo dài độc đáo nhằm giới thiệu với bạn bè quốc tế về vẻ đẹp của phụ nữ Việt, trang phục Việt và áo dài Việt.

Từ cô gái miền sơn cước 

Sinh ra trong gia đình nghèo tại vùng sơn cước tỉnh Hòa Bình, ngay từ nhỏ, Lan Hương đã theo mẹ lên rừng đốn củi. Khi là cô bé, Lan Hương rất thích ngắm những bộ trang phục dân tộc đầy sắc màu. Cô bé tưởng tượng nếu bộ váy ấy in hình hoa lá, chim muông thì thật sống động.

Ở gần nhà Lan Hương có cô thợ may. Cứ buổi chiều tà, Lan Hương lại chạy sang nhà cô hàng xóm học lỏm may vá, thêu thùa. Cô bé ngồi say mê tới nỗi quên ăn cơm, quên về học bài khiến mẹ phải chạy sang giục về. 

Biết con gái thích may vá, bố mẹ Lan Hương đã tặng một chiếc máy may thưởng Lan Hương đỗ trường đại học Văn hóa. Khỏi phải nói, Lan Hương mừng như thế nào.

Tranh thủ những hôm học bài xong sớm, Lan Hương lại lấy vải mua cân ngoài chợ may quần áo. Bạn bè thấy đẹp lại rẻ nên đặt hàng Lan Hương may. Nhờ công việc “tay trái” ấy, Lan Hương thêm chút thu nhập trang trải học hành. 

Ra trường, với chiếc máy khâu cà tàng, chị mở một cửa hàng may nhỏ để trang trải cuộc sống gia đình, cũng là để thực hiện đam mê của mình. Đường kim mũi chỉ khéo léo, dần dần, cửa hàng thêm đông khách. Một mình chị vừa là thợ chính, vừa là thợ phụ, suốt từ sáng đến tối không lúc nào nghỉ tay.

Nhận thấy cửa hàng áo cưới ít mà nhu cầu lại nhiều, Lan Hương cùng một vài người bạn vay tiền mở cửa hàng ảnh viện áo cưới. Mặt bằng thuê cao cộng thêm chưa quen khách, Lan Hương nhiều lần gặp phải khó khăn. Bạn bè rút vốn, Lan Hương vẫn liều đi thế chấp nhà, vay ngân hàng để cửa hàng tồn tại và phát triển.

Vốn khéo tay lại được năng khiếu thiết kế, dù không học qua trường lớp nào nhưng các mẫu áo cưới của Lan Hương được nhiều khách thích thú tới đặt mua, đặt thuê. Cửa hàng Lan Hương ngày một phát triển, đông khách. 

Trong lúc ảnh viện áo cưới phát triển, Lan Hương chuyển sang khúc ngoặt mới: “Chẳng lẽ áo dài chỉ có vậy thôi sao? Tại sao áo dài đẹp thế mà mọi người lại ngại mặc?”... Những băn khoăn ấy cứ thôi thúc Lan Hương phải làm điều gì đó cho áo dài. Và thế là chị quyết định dừng lại tất cả những sản phẩm đang mang lại lợi nhuận kia để dồn sức cho áo dài.

…tới nghệ nhân áo dài

Năm 2004, chị bắt đầu tìm hiểu kỹ nguồn gốc, lịch sử, văn hóa áo dài để làm điểm tựa cho những mẫu thiết kế của mình. Nhân duyên tới, các khách hàng tìm tới Lan Hương để đặt mẫu thiết kế độc, lạ với các loại chất liệu khác nhau.

Như “cá gặp nước”, Lan Hương thoải mái vùng vẫy, tung hoành với trí tưởng tượng của mình để sáng tạo ra những mẫu thiết kế mới lạ mà vẫn giữ được hồn dân tộc. Đó là áo dài thiết kế trên nền lụa Việt thêu tay. 

Càng làm, càng say, Lan Hương không biết đã thiết kế bao nhiêu mẫu áo dài. Danh tiếng của Lan Hương ngày một lan xa. Chị được giới trong nghề đánh giá là…bảo thủ. Bởi chị là người chuyên thiết kế áo dài truyền thống và chỉ thiết kế theo cảm xúc của mình, không theo sách vở hay xu hướng nào. 

Những thiết kế áo dài với chất liệu đặc trưng là lụa mang đến vẻ đẹp đằm thắm, kín đáo mà vẫn rất sang trọng cho người phụ nữ. Giữ nguyên nét truyền thống cơ bản của áo dài, với một chút biến tấu ở cổ và tay áo, cùng với những họa tiết thêu tay tinh tế và điêu luyện của các thợ thủ công truyền thống, mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc, đã làm nên nét đặc sắc riêng của áo dài thương hiệu Lan Hương.

Chị ấp ủ ước mơ phải thiết kế áo dài độc đáo dành tặng Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Để biến ước mơ trở thành hiện thực, trong vòng 1 năm,  Lan Hương đã thiết kế chiếc áo dài kỷ lục 10 m rất cầu kỳ và tốn kém.

Nhà thiết kế Lan Hương đã đưa những họa tiết trang trí những bức tranh tứ quý, những linh vật lên thân áo... Chất liệu vải là lụa tơ tằm kết hợp với màu vàng cung đình và kiểu dáng cũng thiên về áo dài cung đình. Tấm áo dài này được 45 thợ thêu tay cầu kỳ thực hiện ròng rã gần 300 ngày. 

“Lúc đó tôi không nghĩ mình làm vì mục đích gì mà làm vì sự tri ân của tôi đối với nghề thiết kế, nhất là chính chiếc áo dài đã làm cho tôi trở nên thành công và sống được với nghề này”- Nhà thiết kế Lan Hương bùi ngùi nhớ lại. 

Ngoài bộ áo dài độc đáo 10 m, Lan Hương sở hữu rất nhiều bộ sưu tập quyến rũ như: "Mùa sen" “Khúc hoan ca”, “Hương sắc Việt” , “Nàng Xuân”, "Huyền thoại Đông Hồ", "Nàng Sen", “Nguồn”... Áo dài Lan Hương rất gần với cuộc sống, mang loại hình văn hóa truyền thống, nhưng có tính ứng dụng cao trong cộng đồng, có nhiều loại hình khác nhau phục vụ đời sống. 

Từ những hoạt động đơn giản thường nhật như đám cưới, lễ hội các đến các sự kiện mang tính nghệ thuật cao như thi hoa hậu, người đẹp, phục vụ các kỳ họp quốc tế của các nguyên thủ quốc gia... Áo dài Lan Hương đã vươn ra các cuộc trình diễn quốc tế, khẳng định vẻ đẹp thời trang truyền thống của dân tộc. Nữ tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã mặc áo dài do Lan Hương thiết kế và đệ nhị phu nhân Hoa Kỳ Jill Biden cũng dùng khăn lụa thêu của Lan Hương. 

Với một tình yêu áo dài nồng nàn, đắm say, nghệ nhân áo dài Lan Hương đã mở một “Không gian Áo dài Việt” tại (Âu Cơ, Hà Nội). Với không gian này, “cô gái miền sơn cước” không đi sâu vào vấn đề học thuật hay theo hướng phục chế Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Ở đây, Lan Hương mong muốn mang lại cho du khách một cách nhìn cảm quan nhưng tổng thể về tà áo truyền thống của người phụ nữ Việt.

Dựa trên nguồn tư liệu và hình ảnh xưa, tôn trọng và bảo tồn tính truyền thống, nghệ nhân Lan Hương phác họa thiết kế bằng cảm xúc, bay bổng trong nghệ thuật và ưu tiên sử dụng lụa tơ tằm truyền thống trong nước.

Du khách được chiêm ngưỡng bộ y phục của Nguyên phi Ỷ Lan- Bà chúa Tằm tang (thời Lý); Trang phục áo dài xưa qua nghệ nhân điêu khắc Tượng Ngọc Nữ (thời Trần) và Nam Phương Hoàng hậu (thời Nguyễn); yếm đào; áo dài Giao Lãnh, áo tứ thân, áo ngũ thân, áo dài Lemur, áo dài Lê Phổ, áo dài Trần Lệ Xuân, áo dài những năm 1970-1980.

Ngoài ra, tại “Không gian Áo dài” còn có bộ sưu tập: nón lá Ba tầm, nón thúng, nón chóp; sản phẩm Đơ thao Triều khúc; sản phẩm trang sức Đậu Bạc, Định Công Hà Nội, chạm bạc Đồng Sâm, Thái Bình; sản phẩm hài thêu, guốc gỗ, công cụ làm nghề tằm tang: vạt dâu, nong tằm, nong kén, nồi ươm tơ, guồng đảo tơ, guồng quay suốt, khung cửi… 

Có thể nói, đây là nơi giữ gìn hồn văn hóa Việt của những người đang từng ngày từng giờ tạo nên những sản phẩm thủ công truyền thống từ trí tuệ và đôi bàn tay tài hoa.

Bước sang tuổi ngoài 40, nghệ nhân áo dài toát lên một vẻ đẹp sâu lắng và đằm thắm của một người phụ nữ từng trải và đã đạt đến độ chín của sự nghiệp lẫn tình yêu. Ánh mắt lấp lánh niềm vui, chị chia sẻ:

“Nếu không có một người chồng bản lĩnh, yêu thương và luôn hy sinh cho vợ như thế thì không thể có một Lan Hương của ngày hôm nay”. Với chị không chỉ là tình yêu, tình thương mà còn là sự biết ơn lớn đối với người đàn ông đã đầu ấp tay gối suốt hơn hai thập kỷ đã giúp chị thăng hoa trên con đường nghệ thuật Việt.

Với những đóng góp của mình, năm 2013, nhà thiết kế Lan Hương là 1 trong 10 gương mặt "Phụ nữ thủ đô tiêu biểu" do Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trao tặng và "Nghệ nhân áo dài" do Hiệp hội làng nghề Việt Nam trao tặng. Năm 2016, nhà thiết kế Lan Hương được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn hóa, thể thao, du lịch Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.