Nhà khoa học Thụy Điển cảnh báo dịch siêu khuẩn tại bệnh viện Việt Nam

Nhóm nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Linkoping, Thụy Điển, khảo sát hơn 2.200 bệnh nhân ở 12 bệnh viện Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu vừa được báo cáo, cho thấy những bệnh nhân nội trú ở bệnh viện càng lâu thì nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Enterobacteriaceae (CRE) càng cao, còn gọi là Enterobacteriaceae kháng Carbapenem. Trong đó, carbapenems là nhóm kháng sinh có hoạt phổ rộng, được ưu tiên sử dụng điều trị trong các trường hợp vi khuẩn đa kháng. 

Các nhà khoa học cảnh báo nguy cơ mắc một siêu khuẩn tăng lên thành dịch tại các bệnh viện Việt Nam. Thực tế khảo sát, trong 8 bệnh nhân nhập viện ban đầu chỉ một người mang siêu khuẩn, sau 2 tuần nằm viện đã tăng lên 7 người. Ngoài ra, vi khuẩn này kháng nhiều loại kháng sinh nên rất khó bị tiêu diệt và có thể lan truyền nhanh chóng bằng con đường tiếp xúc và vật dụng hàng ngày.

Giáo sư Hakan Hanberger, người đứng đầu nghiên cứu, công tác tại đơn vị thực hành thử nghiệm lâm sàng tại đại học Linkoping, cho biết: "Đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, chúng ta đang ở tình trạng báo động, ở giai đoạn giữa của dịch bệnh". 

Các tế bào enterobacteriaceae kháng carbapenem. Ảnh: SCMP

Các tế bào enterobacteriaceae kháng carbapenem. Ảnh:SCMP

Với đặc tính kháng lại nhiều loại thuốc, họ vi khuẩn đường ruột kháng Carbapenem gây bệnh cho khoảng 87% số bệnh nhân phải nằm viện trong vòng 2 tuần. Nó lan truyền nhanh nhất ở những quốc gia trong vùng cận nhiệt đới với dịch vụ chăm sóc sức khỏe còn hạn chế, làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh truyền nhiễm.

Trong một nghiên cứu trước đó với 328 trẻ sơ sinh trong một khu chăm sóc đặc biệt, các nhà nghiên cứu phát hiện vi khuẩn này đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh. Tỷ lệ tử vong tăng gấp 5 lần kèm theo nguy cơ các bệnh lý nhiễm trùng ở thai nhi như nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi.

Trước nguy cơ lây lan trên diện rộng của vi khuẩn CRE, các nhà khoa học khuyến cáo cần có các biện pháp hiệu quả để giảm lây nhiễm lan truyền trong các bệnh viện như vệ sinh chân tay, vô trùng khi phẫu thuật, xử lý ống thông tĩnh mạch hay cách ly bệnh nhân mang vi khuẩn đường ruột đa đề kháng. Bên cạnh đó cần theo dõi bệnh nhân ngay cả khi họ đã xuất viện nhằm giảm sự lây lan trong cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Dùng thêm thuốc ngoài đơn bác sĩ, người đàn ông rơi vào nguy hiểm

Người bệnh nhập viện trong tình trạng tổn thương da nghiêm trọng (Ảnh: Ngọc Phúc)
(PLVN) - Trong thời gian sử dụng thuốc theo đơn điều trị xương khớp, bệnh nhân N.Đ.T (nam, 65 tuổi, trú tại huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) liên tiếp sử dụng nhiều loại thuốc khác ngoài đơn của bác sĩ. Người bệnh sau đó bị tổn thương da 70% kèm theo loét niêm mạc miệng, mắt và bộ phận sinh dục...

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.