Nguyện tiếp nối truyền thống vẻ vang

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp dâng hương tại Khu di tích.
Thứ trưởng Trần Tiến Dũng cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp dâng hương tại Khu di tích.
(PLO) - Nhân kỷ niệm 72 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2017), chiều 22/8, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp đã tới dâng hương tại Khu di tích lịch sử Bộ Tư pháp ở thôn Mới, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. 

Tiếp đón Đoàn Bộ Tư pháp, về phía tỉnh Tuyên Quang có Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thị Kim Dung, Giám đốc Sở Tư pháp Nguyễn Thị Thược, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Nguyễn Tuyên và một số cán bộ các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh.

Vào cuối năm 1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp cùng với nhiều bộ, ngành Trung ương rời Thủ đô Hà Nội lên Việt Bắc, cùng cả nước tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Tuyên Quang là địa danh vinh dự được Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ chọn làm Trung tâm cách mạng của cả nước và được đồng bào cả nước gọi là “Thủ đô Kháng chiến”. 

Thôn Mới, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang là một địa danh lịch sử của Thủ đô kháng chiến năm xưa, nơi hội tụ linh khí của một miền sơn cước giàu truyền thống cách mạng với Đồi Cao, đình Thanh La, suối Lê. Đây cũng là nơi đặt trụ sở đầu tiên của Bộ Tư pháp khi dời Thủ đô Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc giai đoạn 1949 – 1951. Thời gian đóng trụ sở tại Tuyên Quang không nhiều nhưng đây lại chính là khoảng thời gian diễn ra những sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng của đất nước và của ngành Tư pháp.

Tại nơi đây, trong những năm kháng chiến, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, dưới sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự đùm bọc, che chở đầy tình nghĩa của nhân dân các dân tộc Tuyên Quang, những cán bộ tư pháp đầu tiên đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, lãnh đạo công tác tư pháp trong toàn quốc, giúp Đảng, Chính phủ ban hành nhiều chính sách pháp luật và duy trì công tác công tố, xử án, góp phần quan trọng vào việc giữ vững chính quyền nhân dân, kháng chiến, kiến quốc thắng lợi. Cũng tại nơi đây, với chức năng quản lý và thực hiện công tác tư pháp, bao gồm cả hệ thống tòa án và công tố, Bộ Tư pháp đã đề xuất và trình Chủ tịch Hồ Chí Minh ký các Sắc lệnh về cải cách bộ máy tư pháp và pháp luật tố tụng theo hướng dân chủ hóa, làm cho Tư pháp thật sự gần dân và giúp dân. 

Năm 1950, với nhiệm vụ bồi dưỡng, tập huấn cho thẩm phán, luật sư, công tố viên và cán bộ tư pháp khác về tư duy chính trị pháp lý mới phục vụ nhân dân, Hội nghị học tập của cán bộ tư pháp đã vinh dự được đón Bác Hồ tới thăm và nói chuyện. Những lời chỉ dạy của Bác tại Hội nghị này về bản chất công tác tư pháp, về cốt cách, bản lĩnh của người cán bộ tư pháp đã trở thành định hướng có ý nghĩa cốt yếu, nền tảng của sự nghiệp xây dựng, trưởng thành của ngành Tư pháp Việt Nam.

Di tích lịch sử Bộ Tư pháp nằm giáp với Di tích của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, là một trong những di tích lịch sử cách mạng quan trọng ở Chiến khu Việt Bắc, đã được xếp hạng Di tích cấp quốc gia vào tháng 7/2005. Ngày 2/2/2010, công trình Khu di tích lịch sử Bộ Tư pháp thời kỳ 1949-1950 tại thôn Mới, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được khởi công xây dựng và khánh thành vào ngày 27/8/2010 - nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam. Khu di tích lịch sử Bộ Tư pháp là nơi ghi dấu tích của thế hệ những cán bộ tư pháp đầu tiên trong những ngày cách mạng gian khổ, nơi hướng về, gửi gắm tình cảm sâu nặng, sự tri ân của cán bộ tư pháp đối với các thế hệ đi trước. 

Dâng hương tại Khu di tích lịch sử Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng và Đoàn công tác bày tỏ lòng tri ân, sự xúc động đối với công lao của các bậc tiền nhân và nguyện sẽ nỗ lực, cống hiến hơn nữa để xây dựng ngành Tư pháp ngày càng lớn mạnh, đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của đất nước, tiếp bước truyền thống vẻ vang của các thế hệ đi trước.

Trước đó, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng và Đoàn đã dâng hương tại đình Thanh La. Trong không khí toàn ngành Tư pháp đang hướng tới Ngày truyền thống, sự quan tâm chăm sóc, tôn tạo Khu di tích lịch sử Bộ Tư pháp của nhân dân và chính quyền địa phương càng góp phần làm cho nơi đây là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ cán bộ, công chức, người lao động của ngành.

Lãnh đạo Bộ Tư pháp tri ân các cán bộ lão thành

Nhân dịp kỷ niệm 72 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945 – 28/8/2017), sáng 22/8, thay mặt Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã tới thăm và chúc sức khỏe nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, thăm hỏi gia đình và thắp hương tưởng nhớ cố Thứ trưởng thứ Nhất Bộ Tư pháp Trần Đông.

Thay mặt lãnh đạo Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đã thành kính thắp nén hương tưởng nhớ cố Thứ trưởng Trần Đông và gửi lời chúc sức khỏe đến nguyên Bộ trưởng Hà Hùng Cường cùng gia đình. Thứ trưởng khẳng định đây là một hoạt động thường niên của Bộ mỗi khi đến dịp kỷ niệm Ngày truyền thống ngành Tư pháp, đồng thời bày tỏ sự tri ân sâu sắc đối với công lao của các thế hệ cha anh đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển của ngành Tư pháp.

Nguyên Bộ trưởng Hà Hùng Cường và đại diện gia đình cố Thứ trưởng Trần Đông cảm ơn và bày tỏ xúc động trước truyền thống “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của Bộ Tư pháp,  đồng thời mong muốn các thế hệ trẻ của Bộ, ngành Tư pháp tiếp tục trau dồi bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, đề cao trách nhiệm và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để tiếp tục đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh

184 luật cần sửa đổi, bổ sung khi tinh gọn bộ máy

(PLVN) -  Chiều 11/12, tại TPHCM, phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. HCM, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết: Bộ Tư pháp đang được Chính phủ giao rà soát toàn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 18- NQ/TW

Đọc thêm

Công tác Thi hành án dân sự 2024: Giải pháp đột phá từ những địa bàn trọng điểm

Cưỡng chế THADS tại TP.Hồ Chí Minh, ảnh Cẩm Tú
(PLVN) -Số lượng biên chế giảm, trong khi lượng án tăng cả về việc, về tiền và tính chất phức tạp tăng cao ở nhiều thành phố lớn. Tuy nhiên, khắc phục khó khăn, năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) ở những địa bàn trọng điểm đã thực hiện nhiều giải pháp, góp phần quan trọng đưa công tác THADS toàn quốc vượt chỉ tiêu đề ra.

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm

Đề xuất thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên môn của đấu giá viên ít nhất 8 giờ/năm
(PLVN) -Đây là vấn đề đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên; hướng dẫn lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp xây dựng.

Cân nhắc kéo dài thời hạn thực hiện Nghị quyết 09

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) -Ngày 10/12, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) năm 2025.

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành

Bộ Tư pháp thăm dò ý kiến đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành
(PLVN) - Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp và Quy chế Bình xét, công bố các sự kiện nổi bật hàng năm của ngành Tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2972/QĐ-BTP ngày 22/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), để có cơ sở đánh giá, bình chọn 10 sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thăm dò dư luận đối với các sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành.

Cần thiết xây dựng đội ngũ luật sư công đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế

Luật sư Nguyễn Hưng Quang phát biểu tại Hội thảo "Hợp tác quốc tế trong thu hồi tài sản tham nhũng theo công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng và kinh nghiệm đối với Việt Nam". Ảnh: noichinh.vn
(PLVN) - Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vai trò của một đội ngũ luật sư trong nước đáp ứng khả năng tham gia vào quá trình tư vấn và hỗ trợ Chính phủ trong giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan là vô cùng quan trọng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn Luật sư Nguyễn Hưng Quang, Luật sư điều hành Văn phòng Luật sư NHQuang&Cộng sự, Phó Chủ tịch Hội Luật Quốc tế Việt Nam (VSIL), Chủ tịch Trung tâm hoà giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) .

Lớp học thầy giáo Di nơi cổng trời xứ Thanh

Thầy Di tận tình sửa từng con chữ cho bà con.
(PLVN) - Khi màn đêm buông xuống, các bản làng miền biên viễn xa xôi của huyện Mường Lát chìm dần trong bóng tối, cũng là lúc tiếng đọc bài của những học sinh đặc biệt có độ tuổi trải dài từ 20-50 tuổi ở bản Khằm II, xã Trung Lý vang lên tại điểm trường Tiểu học Khằm II. Đó là lớp học thầy giáo Di, một thầy giáo mang quân hàm xanh nơi cổng trời biên giới Việt- Lào xứ Thanh…

Canada: Đội ngũ luật sư Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật

Một nhóm luật sư Canada đang họp bàn công việc - Ảnh minh hoạ prepareforcanada.com
(PLVN) -Canada theo đuổi hình thái nhà nước dân chủ hiện đại và sử dụng số lượng lớn luật sư (LS) trong các cơ quan công quyền, nhưng đội ngũ LS làm việc trong nhánh hành pháp lại có vị trí và vai trò tương đối đặc biệt, bởi họ còn đại diện cho chế độ quân chủ đứng đầu là Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị và ủy quyền cho đại diện của mình là Toàn quyền Canada.

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế

Xây dựng đội ngũ luật sư công Việt Nam: Cần trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng từ cọ sát thực tế
(PLVN) - Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng , việc xây dựng đội ngũ luật sư công hỗ trợ Chính phủ giải quyết các t ranh chấp phát sinh từ việc tham gia một số quan hệ quốc tế là rất quan trọng. Trước những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, việc đào tạo đội ngũ luật sư công không chỉ dừng lại ở trau dồi kiến thức chuyên sâu mà còn cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng nhờ tăng cường cọ sát thực tế.

Mô hình mới trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 6/12, Đoàn Luật sư TP Hà Nội tổ chức Hội thảo: “Mô hình mới trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý”. Đồng chủ trì Hội thảo là Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư Đào Ngọc Chuyền cùng 2 Phó Chủ nhiệm Đoàn là luật sư Nguyễn Văn Hà và luật sư Nguyễn Xuân San.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính hiệu quả, thực chất

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Ngày 6/12, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Tổ phó Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) của Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì buổi làm việc với một số bộ, cơ quan, địa phương về công tác này. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội
(PLVN) - Ngày 6/12, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu phối hợp Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác pháp chế; công tác truyền thông trên địa bàn tỉnh năm 2024.