Nguyễn Hữu Cảnh - vị Thượng đẳng công thần khai phá bờ cõi phía Nam

Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh trên núi An Mã thuộc xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình.
Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh trên núi An Mã thuộc xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình.
(PLO) - Đàng trong, mãi đến thời trị vì của Chúa Nguyễn Phúc Chu, mảnh đất phía Nam trải dài đến khu vực Sài Gòn như hiện nay mới được khai phá, mở mang. Việc mở cõi của Chúa Nguyễn đã tạo điều kiện định hình cơ bản lãnh thổ nước Việt theo hình chữ S. 

“Viên ngọc quý” xuất thân dòng võ tướng
Nguyễn Hữu Cảnh tên thật là Nguyễn Hữu Thành, húy Kính, tộc danh là Lễ, người thôn Phước Long, xã Chương Tín, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình (nay là xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Ông sinh năm 1650, là con thứ ba của danh tướng Nguyễn Hữu Dật. 
Chiếu theo phả hệ họ Nguyễn, tiên phụ Nguyễn Hữu Dật đã sinh ra khá nhiều con trai nhưng chỉ có bốn người nổi bật. Họ đều là tướng giỏi, góp nhiều công trạng lớn. Có thể kể đến như Nguyễn Hữu Hào, được phong tước Hào Lương hầu, tác giả truyện nôm Song tinh bất dạ; Nguyễn Hữu Trung, tước Trung Thắng hầu; Nguyễn Hữu Cảnh, tước Lễ Thành hầu và Nguyễn Hữu Tín, tước Tín Đức hầu.
Thuộc dòng dõi con nhà tướng, tổ tiên là Đinh Quốc Công Nguyễn Bặc - vị khai quốc công thần thời nhà Đinh; ông nội Nguyễn Triều Văn giữ chức quan tham chiến Triều Văn hầu, lại lớn lên trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh nên Nguyễn Hữu Cảnh như một viên ngọc quý sớm được mài giũa. 
Khi độ tuổi mới chớm đôi mươi, Nguyễn Hữu Cảnh đã nổi tiếng khắp vùng bởi văn võ song toàn. Ông được tiên phụ đặc cách cho đi theo chinh chiến, trải nhiều trận mạc. Tuổi trẻ, sớm lập được nhiều chiến công nên Chúa Nguyễn Phúc Tần cũng đặc biệt chú ý đến Hữu Cảnh. Chúa Nguyễn phong cho ông chức Cai cơ, một chức võ quan thuộc bậc cao. Ngoài ra, với vóc dáng hùng dũng, nước da ngăm đen, lại sinh năm Dần nên thời đó, thay vì tên thường gọi người ta tôn ông với danh “Hắc Hổ”.
Hành trình chiêu dân, mở cõi
Năm Quý Dậu 1693, Vua Chiêm Thành là Bà Tranh bỏ không tiến cống, Chúa Nguyễn Phúc Chu hết sức tức giận, phái quan tổng binh Nguyễn Hữu Cảnh đem binh bình định vùng biên cương. 
Trận bình định này, cuốn Việt Nam sử lược, quyển II, xuất bản năm 1971 cũng chép rõ: “Bắt được Bà Tranh và bọn thần tử là Tả trà Viên, Kế bà Tử cùng thân thuộc là Bà Ân đem về Phú Xuân. Chúa Nguyễn đổi đất Chiêm Thành làm Thuận phủ, cho Tả trà Viên, Kế bà Tử làm chức Khám lý và ba người con của Bà Ân làm đề đốc giữ Thuận phủ, lại bắt phải đổi y phục theo như người Việt Nam để phủ dụ đất Chiêm Thành. Qua năm sau lại đổi Thuận phủ ra làm Thuận Thành trấn, cho Kế bà Tử làm Đô đốc”. 
Cuộc bình định vừa xong, một nhóm người Thanh đã kết bè đảng dấy loạn. Nguyễn Hữu Cảnh lại nhận lệnh Chúa Nguyễn đi đánh dẹp, rồi được cử làm Trấn thủ dinh Bình Khương (nay là vùng Khánh Hòa - Ninh Thuận). Là vị quan trấn thủ đầu tiên vùng đất mới, Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh đã nhanh chóng thiết lập hệ thống cai quản, tổ chức nhân dân khẩn hoang, ổn định cuộc sống, đề ra chính sách hòa đồng sắc tộc Chăm - Việt. Chính chính sách hòa đồng này đã góp phần giữ ổn định, hòa hợp những điểm bất đồng trong lối sống các tộc người. 
Nguyễn Hữu Cảnh góp công lớn trong cuộc “nam tiến”, mở mang bờ cõi.
Nguyễn Hữu Cảnh góp công lớn trong cuộc “nam tiến”, mở mang bờ cõi. 

Tháng hai, năm Mậu Dần (1698), nhằm đáp ứng nhu cầu khai mở đất đai, ghi rộng chủ quyền nên Nguyễn Hữu Cảnh thành lập một đoàn thuyền men theo đường biển, ngược dòng Đồng Nai đến cù lao Phố. Đến đây, ông nhanh chóng cho đặt đại bản doanh, nghiên cứu thổ nhưỡng, lập kế chiêu mộ lưu dân khẩn hoang. 

Theo đó, một số lượng lớn người gồm nhiều thành phần như lưu dân, tù binh, người Hoa lưu vong... đã được đưa đến vùng đất mới này. Nguyễn Hữu Cảnh nhanh chóng thiết lập cơ sở hành chính thôn xã, lập Gia Định phủ trên phần đất từ sông Đồng Nai đến sông Tiền và chính thức cho sáp nhập vào bản đồ Đại Việt. 

Để quản lý đất đai và số nhân khẩu lớn này, Nguyễn Hữu Cảnh đã cất đặt các bộ phận trông coi mọi việc khá khoa học. Chẳng hạn như chức Ký lục, chuyên trông coi về hành chính, thuế khóa; Lưu thủ chuyên trông coi về quân sự; Cai bộ phụ trách trông coi về công tác tư pháp. Ngoài ra, giúp việc cho các quan là các Xá Ty và một số đơn vị vũ trang. Riêng đối với người Hoa, Nguyễn Hữu Cảnh tập hợp họ thành những tổ chức hành chính riêng như xã Thành Hà (Trấn Biên), xã Minh Hương (Phiên Trấn) để tiện bề kiểm soát, quản lý.  
Để đảm bảo thương mại phát triển, sự giao lưu thông suốt giữa các vùng dân cư trong Phủ, ông cho lập đường thủy ven các nhánh sông, lấy khu ngã ba sông Bình Dương làm trung tâm giao dịch, thương lưu với cù lao Phố, Bến Nghé, Cần Giờ, Rạch Cát, Vũng Cù (Cần Giuộc) và Gò Vấp. Nhờ vậy, tàu thuyền chở hàng hóa có thể ra vào một cách dễ dàng. Cuộc sống của dân cư nhanh chóng ổn định và khá phát triển, từng bước chủ quyền của người Việt được xác lập trên vùng đất Nam bộ. Sài Gòn - Gia Định trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng đất mới.
Nam chinh bảo vệ chủ quyền
Năm 1699, Vua Chân Lạp là Nặc Thu đắp lũy Bích Đôi, Nam Vang và Cầu Nam cướp bóc dân buôn người Việt. Chúa Nguyễn Phúc Chu cử Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất đem quân lính, thuyền chiến hợp cùng tướng Trần Thượng Xuyên lo việc đánh dẹp và an dân. Rất nhanh chóng, lực lượng thủy binh của ông đã tiến thẳng đến thành La Bích (thủ phủ Nam Vang), đánh tan quân Nặc Thu. Vua Chân Lạp đầu hàng.
Tháng 4 năm 1700, Nguyễn Hữu Cảnh cầm quân về đóng ở cồn Cây Sao còn gọi là cù lao Sao Mộc, nay thuộc chợ Mới, An Giang, báo tin thắng trận về kinh. Theo Gia Định thành thông chí thì tại đây, một thời gian ông bị nhiễm bệnh, hai chân tê bại, ăn uống không được. Gặp ngày Tết Đoan Ngọ ông miễn cưỡng ra dự tiệc để khích lệ tướng sĩ rồi bị trúng phong và thổ huyết. Khi quân về đến đến Sầm Giang thuộc địa phận Mỹ Tho thì ông mất. Nhân dân vùng đất mới khai phá, người Việt cũng như người Hoa, Chăm… đều nhớ ơn, họ đã lập đền thờ, bài vị của ông ở nhiều nơi. Thậm chí ở xứ Nam Vang, ngày nay là Cam - pu- chia người ta vẫn thấy dấu vết của ngôi đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh. 
Có thể nói, chính sự khai phá vùng đất mới của Nguyễn Hữu Cảnh là cơ sở để Chúa Nguyễn từng bước thu phục các vùng đất khác. Từ khi Gia Định phủ ra đời, thế lực của Chúa Nguyễn trên vùng đất Nam bộ phát triển mạnh mẽ. 
Chứng kiến cảnh đó, vua nước Chân Lạp xin dâng Hà Tiên cho Chúa Nguyễn (1708). Sự kiện đất Hà Tiên được sáp nhập vào lãnh thổ của chúa Nguyễn mở ra bước ngoặt cho hành trình mở cõi, chỉ trong vòng nửa thế kỷ mà Chúa Nguyễn đã chiếm lĩnh trọn đất Đồng bằng sông Cửu Long. Năm Đinh Sửu (1757), Chúa Nguyễn tiếp quản vùng đất Tầm Phong Long do Nặc Ông Tôn dâng tặng. Hà Tiên và Tầm Phong Long được sáp nhập lãnh thổ Đàng trong đánh dấu hành trình mở cõi về phía Nam hoàn thành./.

Đọc thêm

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Lan tỏa truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai cùng các đại biểu dự lễ khánh thành căn nhà đại đoàn kết cho một hộ gia đình tại bản Co Pục, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên.
(PLVN) - Việc vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo của tỉnh Điện Biên là một chương trình đặc biệt ý nghĩa, không chỉ là hoạt động an sinh xã hội, mà còn là đợt cao điểm để tuyên truyền, lan tỏa trong các tầng lớp Nhân dân, kiều bào ta ở nước ngoài về truyền thống yêu nước, về Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

Quyết tâm đưa Tây Bắc ra khỏi tình trạng 'lõi nghèo'

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Vinh.
(PLVN) - Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo chủ trì Hội thảo. (Nguồn ảnh: baohaiduong.vn)
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, sau là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hôm qua (27/3), tại TP Hải Dương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Tỉnh ủy Hải Dương phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”.

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”

Đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023”
(PLVN) -Chiều 26-3, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam, giai đoạn 2019-2023”. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.