Nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 từ nước ngoài vào Việt Nam rất lớn

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đi kiểm tra công tác phòng, chống Covid-19 tại Kiên Giang. Ảnh: Bộ Y tế
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đi kiểm tra công tác phòng, chống Covid-19 tại Kiên Giang. Ảnh: Bộ Y tế
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thanh Long, hiện nay diễn biến tình hình dịch Covid-19 trên thế giới và trong khu vực khiến nguy cơ lây nhiễm từ nước ngoài vào Việt Nam rất lớn. Bộ Y tế đã chủ động, quyết liệt chỉ đạo khu vực Tây Nam bộ tăng cường phòng chống dịch, để làm sao khống chế, kiểm soát và không luống cuống, bối rối khi xảy ra dịch…
Việt Nam đã chuẩn bị các kịch bản trong tình huống dịch lan rộng

Đánh giá về nguy cơ xâm nhập dịch Covid-19 vào Việt Nam,Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: "Trong 24h qua, nhìn bức tranh tổng thể của dịch Covid-19 trên toàn cầu, nhất là tại các nước trong khu vực, chúng tôi rất lo lắng về nguy cơ tình hình dịch lây nhiễm Covid-19 vào Việt Nam".

"Trong 24 giờ qua tại các nước như, Ấn Độ đã phát hiện thêm 340.000 ca nhiễm mới. Tại Campuchia phát hiện trên 600 trường hợp nhiễm Covid-19. Ngay tại Lào, số nhiễm phát hiện được vượt qua số cao nhất từ trước đến nay của Việt Nam. Điều này khiến chúng tôi rất lo lắng", Bộ trưởng Bộ Y tế nói.

Nhìn vào bức tranh về tình hình lây nhiễm hiện nay có thể thấy trên thế giới tất cả những đợt dịch xảy ra lần sau thường lớn hơn, mạnh hơn và tàn khốc hơn lần trước. Đối với Việt Nam, Bộ Y tế xác định phải hết sức cảnh giác, tập trung triển khai tất cả các biện pháp phòng chống dịch, tích cực chủ động để làm sao kiểm soát tốt tình hình dịch.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, trong thời gian qua, Ban Chỉ đạo và Bộ Y tế liên tục có những cảnh báo với việc có thể xuất hiện đợt dịch thứ 4 ở Việt Nam. Đây là nguy cơ hiện hữu. Do đó Bộ Y tế lo lắng về nguy cơ lây nhiễm từ ngoài vào Việt Nam cộng thêm việc một bộ phận người dân lơ là, mất cảnh giác với việc lây nhiễm Covid-19.

Bên cạnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên tục có những chỉ đạo với công tác phòng chống dịch Covid-19, liên tục có cảnh báo với người dân, đồng thời triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn lây nhiễm từ nước ngoài vào Việt Nam.

Tây Nam Bộ là khu vực trọng điểm

Còn trong nước, Việt Nam đã chuẩn bị các kịch bản trong tình huống dịch lan rộng, tình huống dịch xuất hiện tại địa phương, nhất là với khu vực Tây Nam bộ, Bộ Y tế liên tục có những chỉ đạo khẩn, để làm sao kiểm soát tốt tình hình dịch tại Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, ngay từ đầu, Ban chỉ đạo cũng như Bộ Y tế xác định nguyên tắc “bốn tại chỗ” và phương châm phát huy, coi trách nhiệm của người đứng đầu đối với phòng chống dịch Covid-19 tại các tỉnh/thành là hết sức quan trọng, đóng vai trò quyết định trong việc ngăn chặn, kiểm soát, khống chế, triển khai các biện pháp phòng chống dịch tại các địa phương.

Các đợt dịch tại Việt Nam thời gian qua cho thấy vai trò người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền địa phương là hết sức quan trọng. Phải hành động nhanh, quyết liệt và có thể kiểm soát tốt tình hình dịch tại địa phương để kiểm soát tốt lây nhiễm trong cộng đồng.

Do đó ngay từ đầu Ban Bí thư đã chỉ đạo tất cả các cấp uỷ phải tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong vấn đề phòng chống dịch.

Đồng thời, Bộ Y tế đã chuẩn bị các kịch bản cho tình huống dịch xảy ra tại khu vực Tây Nam bộ 

Bộ Y tế đánh giá Tây Nam bộ là khu vực trọng điểm vì tình hình lây nhiễm Covid-19 ở Campuchia, khả năng xâm nhập ca bệnh vào Việt Nam. Mặc dù kiểm soát biên giới đường bộ chúng ta đã làm tốt, nhưng kiểm soát biên giới trên đường biển lại là thách thức đối với tất cả các tỉnh tại khu vực này.

Vì thế, khi khảo sát Kiên Giang, đặc biệt Hà Tiên, Bộ Y tế thấy phải thành lập bệnh viện dã chiến khu vực này để có thể chủ động và tích cực ứng phó với dịch bênh khi có kịch bản xấu xảy ra.

"Bởi từ Hà Tiên về TP Rạch Giá (thuộc tỉnh Kiên Giang) cách nhau 100km, việc đi lại khó khăn. Thứ hai, ngay tại Hà Tiên đang điều trị số ca mắc Covid-19 khá lớn. Ngoài ra, còn có nguy cơ xâm nhập dịch bệnh từ Campuchia về Việt Nam. Vì thế, chúng tôi quyết định thành lập bệnh viện dã chiến tại khu vực này để có thể kiểm soát và điều trị kịp thời các ca bệnh", Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết.

Việc lây nhiễm cộng đồng có thể xảy ra và nguy cơ rất lớn

Bộ Y tế đang rất lo lắng về nguy cơ bùng phát dịch tại đây. Vì thế, Bộ Y tế đã thành lập 5 đoàn công tác do Bộ trưởng và 4 Thứ trưởng đến tất cả các tỉnh/thành trong khu vực để rà soát tất cả các vấn đề liên quan tới việc ứng phó với dịch Covid-19 tại từng địa phương.

"Chúng tôi đã chuẩn bị các kịch bản nếu khu vực này xuất hiện ca nhiễm cộng đồng; Có ca lây nhiễm trong cộng đồng mà chúng ta không biết; Xuất hiện lây nhiễm mạnh trong cộng đồng. Tất cả kịch bản này chúng tôi đều rà soát, đánh giá lại và khuyến cáo các địa phương điều chỉnh trong quá trình kiểm tra", Bộ trưởng Long cho biết.

Một điểm rất lo lắng là nguy cơ các biến chủng kép SARS-CoV-2 tại Ấn Độ hoặc biến chủng của Anh tại Campuchia rồi xâm nhập vào nước ta mà chúng ta không biết được. Do đó việc lây nhiễm cộng đồng có thể xảy ra và nguy cơ rất lớn. Từ ổ dịch nhỏ thành ổ dịch lớn.

Ban Chỉ đạo Quốc gia rất quyết liệt chỉ đạo khu vực này để làm sao khống chế, kiểm soát khi xảy ra tình hình dịch, không luống cuống, bối rối hay chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch.

Vừa qua, Ban Chỉ đạo Quốc gia đã họp với các tỉnh Tây Nam bộ, các tỉnh có đường biên giới với Campuchia để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch trong khu vực.

Người dân cần thực hiện triệt để khuyến cáo 5K của Bộ Y tế

Một trong những bài học thành công trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 ở nước ta là sự tham gia chủ động, tích cực của người dân. Nhưng trước việc 1 tháng qua, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 tại cộng đồng nên thời gian qua đã có yếu tố lơ là, chủ quan mất cảnh giác, trong đó nhiều người ra đường không đeo khẩu trang, không thực hiện biện pháp 5K của Bộ Y tế.

Do đó, Bộ trưởng Bộ Y tế khuyến cáo, trước hết người dân cần thực hiện triệt để khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, trong đó 2 yếu tố quan trọng có thể quyết định làm giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19 là đeo khẩu trang và sát khuẩn tay.

Thứ hai, hiện nay, Bộ Y tế đang triển khai công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, vì vậy chúng tôi khuyến cáo người dân và tất cả những ai thuộc nhóm đối tượng được tiêm chủng hãy thực hiện tiêm chủng đầy đủ để chúng ta có thể kiểm soát tốt tình hình.

Thứ ba, người dân cũng như các cấp, các ngành và các địa phương cần không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Đây là thông điệp mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nhắc nhiều lần. Theo đó, đối với từng cơ quan, từng đơn vị, nhà máy phải triển khai rất tốt các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Có như thế mới có thể phòng chống dịch tốt.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã có công điện gửi tất cả các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường tất cả các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 để làm sao chúng ta kiểm soát tốt tình hình.

"Chúng tôi khuyến cáo tất cả các tỉnh, thành phố, nhất là các địa phương có đường biên giới phải kiểm soát tốt tình hình nhập cảnh, đặc biệt là nhập cảnh trái phép", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Đặc biệt, làm sao để phát huy, huy động được sự tham gia của người dân trong phòng chống dịch Covid-19. Qua công tác thực tế tại các tỉnh khu vực Tây Nam, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nếu phát hiện người nhập cảnh trái phép, cần lập tức báo với chính quyền địa phương. Nếu chỉ một người nhập cảnh trái phép nhiễm Covid-19 mà không phát hiện ra kịp thời, sẽ khiến nguy cơ lây lan ra cộng đồng rất lớn. Điều này hết sức nguy hiểm…

"Chúng tôi cũng đề nghị tất cả các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca nhiễm Covid-19. Chúng ta càng phát hiện sớm bao nhiêu thì càng kiểm soát dịch nhanh chóng bấy nhiêu. Đồng thời cũng phải chuẩn bị các kịch bản xấu như dịch lan tràn trong cộng đồng trong thời gian rất ngắn để sẵn sàng ứng phó, không lúng túng, bị động", Bộ trưởng Bộ Y tế nói.

Đọc thêm

Nghiên cứu ADN mở ra cơ hội mới trong điều trị ung thư

Nghiên cứu ADN mở ra cơ hội mới trong điều trị ung thư
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trong nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học Australia đã phát hiện ra rằng quá trình sửa chữa ADN có thể xác định cách các tế bào ung thư chết sau xạ trị, từ đó giúp cải thiện tỷ lệ điều trị và chữa khỏi ung thư.

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.