Nguy cơ bom thư đe dọa khủng bố châu Âu

Cảnh sát Pháp có mặt tại hiện trường vụ xả súng
Cảnh sát Pháp có mặt tại hiện trường vụ xả súng
(PLO) -Chủ đề “bom thư” lại được dư luận đề cập sau khi Chủ tịch Eurogroup Jeroen Dijsselbloem vừa nhận một “bom thư” nặc danh (đã bị chặn lại và xử lý). Việc này diễn ra sau khi cảnh sát Hy Lạp phát hiện 8 bưu kiện tại trung tâm phân loại các dịch vụ bưu điện ở miền Bắc thủ đô Athens, có cơ chế hoạt động tương tự như "bom thư" từng được gửi tới văn phòng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ở Paris (Pháp).

Trước đó, Bộ trưởng Trật tự Công cộng Hy Lạp Nikos Toskas thừa nhận, Athens phải đánh giá lại công tác kiểm tra an ninh tại Hy Lạp. 

Khó phát hiện?

Nhưng ông Nikos Toskas cũng nhấn mạnh, chiếc phong bì được gửi tới văn phòng IMF ở Paris không bị phát hiện khi đi qua sân bay Hy Lạp do chứa một lượng nhỏ chất nổ, đồng thời dẫn các kết quả phân tích mới nhất của các điều tra viên Pháp và Đức cho biết, chiếc phong bì không có thiết bị kích nổ, chỉ chứa một lượng nhỏ thuốc súng cùng loại trong pháo hoa.

Và ông Nikos Toskas cũng không quên khẳng định, các thiết bị rà soát tại sân bay Athens đều mới và thuộc loại chất lượng nhất châu Âu! Tuyên bố của ông Nikos Toskas nhận được sự hưởng ứng của trang tin To Vima, khi dẫn lời người phát ngôn của công ty bảo vệ an ninh sân bay Athens cho biết, một lượng nhỏ thuốc súng rất khó bị phát hiện. 

Giới truyền thông cho biết, tên người gửi được sử dụng trong vụ “bom thư” là Vasilis Kikilias, quan chức của đảng đối lập Dân chủ mới của Hy Lạp và Adonis Georgiadis, Phó Chủ tịch đảng này.

Cảnh sát Hy Lạp đang điều tra về khả năng vụ việc có liên quan tới tổ chức Conspiracy of Fire Nuclei (có tài liệu viết Conspiracy of Fire Cells - SFP) ở nước này bởi trước đó SFP nhận là thủ phạm gửi bưu kiện chứa chất nổ tới văn phòng làm việc của Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble.

Ngày 15-3, một bưu kiện chứa chất nổ được gửi tới văn phòng làm việc của Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble, nhưng lực lượng chức năng nước này đã kịp thời phát hiện, nên hậu quả không xảy ra.

Cảnh sát bên ngoài trụ sở IMF
Cảnh sát bên ngoài trụ sở IMF

Cảnh báo nhiều mối đe dọa

Tờ Avgi của Hy Lạp dẫn nguồn tin cảnh sát cho biết, mục tiêu của “bom thư” là Giám đốc phụ trách châu Âu của IMF Jeffrey Franks. Trong khi đó, cơ quan chức năng cho biết, thiết bị phát nổ gửi tới văn phòng IMF có chứa 2 ống thuốc nổ và một thiết bị đánh lửa chạy điện tự chế. Vụ nổ “bom thư” xảy ra hôm 16-3 tại văn phòng IMF ở Paris, khiến 1 nhân viên bị bỏng tay và mặt.

Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde không những lên án và coi đây là hành động bạo lực tàn ác, mà còn tái khẳng định sẽ tiếp tục công việc theo đúng tôn chỉ mục đích. Bà Christine Lagarde cũng tuyên bố, IMF sẽ hợp tác chặt chẽ với nhà chức trách Pháp để điều tra vụ này.

Cảnh sát Pháp cho biết, ngay sau khi vụ nổ xảy ra, nhiều người đã được sơ tán khỏi tòa nhà này và đang điều tra về mối liên quan của SFP với vụ “bom thư” ở Pháp. Được biết, người ta đã nhận được cú điện thoại đe dọa ngay trước vụ nổ, nhưng không rõ những đe dọa này có liên quan trực tiếp đến vụ nổ hay không.

Kênh BFMTV dẫn lời các điều tra viên cho biết, thiết bị nổ là một ống xi-lanh màu đen, dài khoảng 30cm và vụ nổ lớn đến mức trần nhà cũng bị hư hại. Theo cảnh sát trưởng Paris Michel Cadot, “bom thư” phát nổ tại văn phòng IMF ban đầu được xác định là “pháo tự chế”, gửi qua đường bưu điện. 

Về phần mình, tờ The Times vừa cảnh báo, nhiều thương hiệu lớn trên thế giới đang vô tình tiếp tay cho những phần tử khủng bố Hồi giáo cực đoan. Theo đó, những quảng cáo của Mercedes-Benz, Waitrose và Marie Curie đã xuất hiện trên các trang web thù địch và video YouTube của những kẻ ủng hộ các nhóm khủng bố như IS và Combat 18 - một nhóm ủng hộ phátxít tàn bạo.

Một quảng cáo cho tổ chức từ thiện Marie Curie đã xuất hiện trong video của Combat 18 trên YouTube quay cảnh một người đàn ông có vũ trang đứng trước một hình chữ vạn đang bốc cháy. Và sự vô tình này có thể mang lại hàng chục nghìn USD mỗi tháng cho các phần tử cực đoan.

 Tờ The Times còn cho biết, các quảng cáo của Honda, Thomson Reuters, Halifax, Bảo tàng Victoria & Albert, Đại học Liverpool, Argos, Churchill Retirement và Waitrose cũng xuất hiện trong video của các phần tử cực đoan được các nhóm ủng hộ đăng lên YouTube.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.