Chống phá Hà Nội từ biển, Biệt kích Việt Nam Cộng hòa bị ghẻ lạnh

Lính biệt kích người Việt trong lực lượng đặc biệt của CCN-MACV-SOG trong huấn luyện và trước giờ đi thực thi công vụ phá hoại miền Bắc Việt Nam
Lính biệt kích người Việt trong lực lượng đặc biệt của CCN-MACV-SOG trong huấn luyện và trước giờ đi thực thi công vụ phá hoại miền Bắc Việt Nam
(PLO) - Song song với sử dụng các chương trình OP34A, OP35, SOG còn sử dụng chương trình chống phá Hà Nội từ biển có tên gọi OP37 (OPLAN37).

Tuy nhiên, sau này, theo đánh giá của SOG và Nhà Trắng, hoạt động này cũng chẳng thu được nhiều kết quả so với kỳ vọng và mức đầu tư. Ở đây, biệt kích Việt Nam Cộng hòa bị ghẻ lạnh đến không tưởng.

Kế thừa từ CIA

Tất cả những gì làm lên kế hoạch OP37 đều được kế thừa từ hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam của CIA từ những năm 1960. “Kiến trúc sư” của những hoạt động ngầm trên biển là Tucker Gougelmann, cựu lính thuỷ đánh bộ, được cử đến Sài Gòn năm 1960.

Năm 1962, Gouglemann được chỉ đạo: Bắt đầu "các cuộc tập kích phá hoại ngắn hạn ven bờ” đáp lại việc gia tăng thù địch Nam-Bắc và chuẩn bị cho việc thành lập phong trào chống đối ở miền Bắc. Các nhà hoạch định chính sách cao cấp ở Washington hy vọng đây sẽ là công cụ tốt nhất để thực hiện mục đích buộc Hà Nội phải chú ý và nhụt ý chí.

Đầu năm 1964, bộ phận cố vấn hải quân phối thuộc-NAD, mật danh của OP37, được thành lập ở Đà Nẵng. Để thực hiện nhiệm vụ, SOG thành lập bộ phận cố vấn hải quân phối thuộc (NAD). 

NAD chịu trách nhiệm về hàng loạt hoạt động ngầm trên biển và đóng tại Đà Nẵng, hoạt động tháng 9/1964. Một năm sau, một bộ phận điều phối nhỏ-bộ phận hoạt động hàng hải (OP31) được hình thành tại trụ sở SOG ở Sài Gòn. OP31 có chức năng tham mưu, còn NAD tổ chức thực hiện. 

NAD tổ chức các hoạt động chống phá các mục tiêu ven biển ở miền Bắc từ “vĩ tuyến 17 đến 21 và trong phạm vi 30 dặm tính từ bờ biển ra ngoài khơi" với sáu nhiệm vụ cụ thể là "phục kích và quấy rối", bao gồm "phục kích, bắt giữ, thẩm vấn và phá huỷ các tầu hậu cần và thuyền có vũ trang của miền Bắc”; "rải các tài liệu tâm lý chiến như tờ rơi tuyên truyền, máy thu thanh và gói quà".  Jack Owens làm chỉ huy và sau đó là Norman Olson; các viên phó của NAD thường là sĩ quan lính thuỷ đánh bộ có cấp hàm thiếu tá hoặc trung tá. 

Để huấn luyện, NAD có một đơn vị SEAL phối thuộc và nhân viên thám báo của lực lượng lính thuỷ đánh bộ. OP37 tiếp nhận nhân viên hải quân để huấn luyện thuỷ thủ Nam Việt Nam và bảo dưỡng tàu. Các thuỷ thủ của PTF hướng dẫn đối tác "về chiến thuật, vũ khí, xác định phương hướng và các chức năng hoạt động của các tàu PTF". Một nhóm hải quân hướng dẫn công việc sửa chữa và bảo trì ba tàu Swift và bảy tàu Nasty. 

Lính biệt kích người Việt trong lực lượng đặc biệt của CCN-MACV-SOG trong huấn luyện và trước giờ đi thực thi công vụ phá hoại miền Bắc Việt Nam
Lính biệt kích người Việt trong lực lượng đặc biệt của CCN-MACV-SOG trong huấn luyện và trước giờ đi thực thi công vụ phá hoại miền Bắc Việt Nam

Năm 1964, mô hình tổ chức của bộ phận cố vấn hải quân phối thuộc NAD có 7 phòng, trong đó những thành tố chủ chốt là các phòng chịu trách nhiệm hướng dẫn thủy thủ và huấn luyện biệt kích người Nam Việt Nam. Một bộ phận quan trọng nữa là Đội hỗ trợ cơ động-MST- có nhiệm vụ bảo dưỡng và sửa chữa tàu. 

Sau khi hai ban chỉ huy được thành lập, SOG dự kiến hai bên cùng vạch kế hoạch thực hiện các điệp vụ nhưng trong thực tế, không được thực hiện cho đến khi Olson trở thành chỉ huy của NAD năm 1967. Trong 3 năm đầu tiên, CSS bị gạt ra khỏi quá trình đó.

Theo Jim Munson, Phó chỉ huy phụ trách hoạt động của NAD, việc vạch kế hoạch điệp vụ của OP37 trong năm 1964 như sau: "Tôi lập danh sách mục tiêu, giải trình với Jack Owens, chỉ huy trưởng của NAD về mối liên hệ giữa mục tiêu trong danh sách với nhiệm vụ chung, sau đó bản danh sách được gửi tới Sài Gòn, rồi từ Sài Gòn sang Washington và tại đó, nó có thể được duyệt hoặc bác bỏ. 

Các nhân chứng từng làm việc ở OP37 đã thừa nhận, quan hệ giữa NAD và CSS không tốt. Ví dụ: Nhân viên của OP37 thường xuyên phê phán chất lượng thuỷ thủ cũng như số biệt kích người Việt được CSS tuyển lựa.

Theo một báo cáo: "Trong giai đoạn triển khai và mở rộng chương trình hoạt động ngầm trên biển, lãnh đạo NAD thường xuyên nhắc đến vấn đề kỷ luật của người Việt là không đáp ứng được theo tiêu chuẩn của Mỹ và cũng không được CSS khắc phục.

Tỷ lệ trốn trại ở mức cao; có thái độ dửng dưng đối với việc mất mát hoặc hư hỏng tài sản. Việc đạt được mục tiêu quân sự chỉ là thứ yếu so với tiền thu nhập. Điều này gây tác hại cho thành công của nhiệm vụ hoạt động ngầm trên biển chống phá Hà Nội. 

Lính biệt kích người Việt trong lực lượng đặc biệt của CCN-MACV-SOG trong huấn luyện và trước giờ đi thực thi công vụ phá hoại miền Bắc Việt Nam
Lính biệt kích người Việt trong lực lượng đặc biệt của CCN-MACV-SOG trong huấn luyện và trước giờ đi thực thi công vụ phá hoại miền Bắc Việt Nam

Thành công trong tưởng tượng

Ngày 1/2/1964, chính quyền phát động tấn công giai đoạn một vào bờ biển miền Bắc. Từ tháng 4 - 12/1964, NAD thực hiện 32 điệp vụ. Các mục tiêu miền Bắc bị oanh kích bao gồm: Trụ sở an ninh, cầu, doanh trại trên đảo, và trạm ra đa.

Đúng theo mong muốn của Washington, những điệp vụ này có "tính chất phá hoại" trong đó "có 12 vụ oanh kích", phá hủy ba thuyền của đối phương. Nhiều vụ tập kích ven bờ được thực hiện nhằm vào "mục tiêu có tính thiết yếu cao hơn", nhưng kết quả vẫn đáng thất vọng, khá nhất thì cũng chỉ có tác động bên ngoài. 

Thành công chẳng đáng kể gì. Ví dụ, ngày 12/6, một khu kho bị phá hủy, vào cuối tháng một chiếc cầu nhỏ bị nổ tung. Trong tháng 7, một trạm bơm ở đập nước bị đánh phá. Vào cuối tháng, 3 chiếc tàu đánh cá bị bắn chìm. 

Tháng 12/1964, SOG được chỉ thị tăng cường hoạt động ngầm trên biển. Trong năm 1965, "có 170 điệp vụ xuất phát từ Đà Nẵng, với khoảng 358 ngày hoạt động". Đó là sự gia tăng đáng kể so với năm 1964. Các tàu của SOG bắn chìm hoặc bị thương các tàu, thuyền của đối phương.

Về hoạt động pháo kích của tàu Nasty và Swift, có 49 vụ được thực hiện nhằm vào các dạng mục tiêu tương tự như năm 1964. Có 16 vụ tập kích ven biển được thực hiện, và hoạt động trên biển đã "phá hủy hơn 50 thuyền, làm bị thương 19 tàu đối phương, trong đó có 3 tàu tuần tra".

NAD tiếp tục hỗ trợ chương trình chiến tranh tâm lý của SOG bằng việc bắt cóc ngư dân miền Bắc đưa đến đảo Thiên Đường - một phần trong hoạt động Gươm thiêng ái quốc. Trong năm 1965, 126 công dân miền Bắc được đưa đến đảo này.

NAD còn thúc đẩy nhiệm vụ tâm lý chiến của SOG bằng biện pháp khác như phân phối gói quà, đài thu thanh cố định sóng, và truyền đơn. Trong năm 1965, "1.000 đài thu thanh, 28.742 gói quà được chuyển đi, và 1.124.600 truyền đơn được rải bằng đạn cối 81". 

Theo một đánh giá năm 1965, "ngoài việc quấy phá sự đi lại của tàu  bè miền Bắc và gây tác động tâm lý như mong muốn đối với dân chúng sống dọc bờ biển, các hoạt động đã buộc chính phủ miền Bắc bổ sung thêm nguồn lực để bảo vệ bờ biển".

Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV) cho rằng, OP37 là  chương trình hoạt động trên biển hiệu quả nhất trong mọi chương trình. Hoạt động này cũng được đánh giá là thành công về phương diện thu thập tin tức tình báo. Các hoạt động trên biển là "nguồn thông tin chủ yếu về hoạt động bên trong Việt Nam Dân chủ Cộng hoà".

Phù hiệu của NAD và SOG.
Phù hiệu của NAD và SOG.

Cuối cùng, MACV nhìn thấy một tác động quan trọng kéo dài, đó là "gây ra tình trạng báo động kéo dài của lực lượng bảo vệ bảo vệ bờ biển miền Bắc và tạo ra mối lo lắng thường trực là các vụ tấn công có thể diễn ra ở bất kỳ nơi nào dọc theo bờ biển bên trên vĩ tuyến 20".

Tuy nhiên, việc tăng cường bảo vệ bờ biển của miền Bắc đã tác động đến các vụ tập kích ven bờ của OP37. Đến cuối năm 1965, rất khó thực hiện một cách có hiệu quả hoạt động đó và tỉ lệ thành công tụt xuống. 

Đánh giá về vấn đề này, Đô đốc Ulyses S. Grant Sharp, tân Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương cho rằng, những hoạt động phá hoại, phục kích, ngăn chặn và quấy rối đầu tiên do OP37 thực hiện có rất ít kết quả. Mick Trainor, Phó chỉ huy trưởng phụ trách hoạt động của NAD khẳng định:

"Vào năm 1966, họ dùng những thuyền có chứa thuốc nổ lao vào tàu của SOG. Rõ ràng họ rất bực tức về các hoạt động này. Có một lần, miền Bắc còn tấn công tàu của SOG bằng máy bay.

Còn Trung tá Jim Munson, Phó chỉ huy phụ trách hoạt động của NAD năm 1964 giải thích sau này rằng: Mặc dù đã thực hiện 32 điệp vụ, nhưng kết quả là không đáng kể, "tôi thấy rằng phần lớn điệp vụ đó không được thực hiện đến cùng, họ bỏ dở giữa chừng rồi quay trở về. Những điệp vụ không bị bỏ dở thì có hiệu quả phá hoại nhưng cũng chỉ gây cảm giác khó chịu như kim châm mà thôi"...

Đọc thêm

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.

Nhà Trắng nêu lý do Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai

Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi khi ký lệnh ân xá vô điều kiện cho con trai Hunter Biden, người bị buộc tội vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Nhà Trắng giải thích, đây là quyết định nhằm bảo vệ Hunter trước các cuộc công kích chính trị, nhưng động thái này đã vấp phải chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ân xá cho con trai

Tổng thống Mỹ Joe Biden và con trai Hunter Biden.
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden ngày 1/12 (giờ địa phương) tuyên bố đã ân xá cho con trai Hunter Biden, người bị kết án vào đầu năm nay về tội liên quan đến súng và thuế liên bang.

Nhiều chuyện lạ trên thế giới trrong tháng 11/2024

Nhiều chuyện lạ trên thế giới trrong tháng 11/2024
(PLVN) - Tháng 11/2024 chứng kiến ​​hàng loạt sự kiện kỳ ​​lạ trên khắp thế giới, từ việc làm đại gia chi tiền tỷ lệ ăn quả chuối trong tác phẩm nghệ thuật, người phụ nữ cao nhất gặp gỡ người phụ nữ thấp nhất, đến câu chuyện " hồi sinh" khó tin trên giàn thiêu và gia đình 9 con vẫn muốn sinh thêm để đủ 12 con giáp.