Người trẻ hút thuốc lá có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao 7 lần

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo kết luận của một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ, thanh thiếu niên hút thuốc lá điện tử có nguy cơ được chẩn đoán với COVID-19 cao gấp 5 lần và những người trẻ tuổi vừa hút thuốc lá điện tử vừa hút thuốc lá thông thường có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn gấp 7 lần.

Những con số đáng báo động

Vào đầu tháng 5, các nhà khoa học đã thực hiện cuộc khảo sát trực tuyến với sự tham gia của hơn 4.300 thanh thiếu niên Mỹ (từ 13-24 tuổi), một nửa cho biết họ đã sử dụng thuốc lá điện tử.

Trước đó, một nghiên cứu khác được thực hiện tại Trung Quốc cũng cho thấy, những người hút thuốc bị nhiễm Covid-19 nặng hơn và phải nhập viện thường xuyên hơn với các triệu chứng như ho, sốt, mệt mỏi và khó thở cao gấp 5 lần so với những người không bao giờ hút thuốc.

Những người trẻ tuổi sử dụng cả thuốc lá điện tử và thuốc lá điếu có nguy cơ được xét nghiệm Covid-19 cao hơn 9 lần so với những người không sử dụng. Nghiên cứu cho thấy những người mới đây có sử dụng thuốc lá điện tử có nguy cơ cần xét nghiệm Covid-19 cao hơn gần ba lần.

Đây thực sự là những con số đáng báo động, báo Sức khỏe đời sống, dẫn lời tác giả Bonnie Halpern-Felsher, giáo sư nhi khoa tại Đại học Stanford ở California, Mỹ cho biết: "Tôi muốn mọi người nhận ra rằng thuốc lá điện tử không an toàn mà có những tác hại thực sự, đáng kể và nghiêm trọng".

Theo một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Trung Quốc đăng trên tạp chí Chinese Medical Journal: Trong nhóm bệnh nhân nhiễm Covid-19 có tiền sử hút thuốc lá, tỷ lệ những ca bệnh có triệu chứng nghiêm trọng và cực kỳ nghiêm trọng dẫn đến tử vong cao hơn tới 14 lần so với những bệnh nhân không hút thuốc.

Hay một kết quả của nghiên cứu khác đã được đăng trên Tạp chí Sức khỏe Vị thành niên, nhóm có nguy cơ cao nhất trong tháng 7 là những người hút thuốc lá, với 6% xét nghiệm dương tính với Covid-19. Tỷ lệ này ở những người không hút thuốc là chỉ có 1%.

Theo đánh giá của hội đồng các chuyên gia y tế công cộng được WHO triệu tập mới đây cho thấy những người hút thuốc có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe do Covid-19 cao hơn so với những người không hút thuốc. 

Thuốc lá giết chết hơn 8 triệu người trên toàn cầu mỗi năm. Trong đó hơn 7 triệu người tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu người tử vong dù không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc một cách thụ động.

Thuốc lá thông thường hay thuốc lá điện tử đều ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, và không khó hiểu khi những người hút thuốc lá có tỉ lệ nhiễm Covid-19 cao hơn nhiều lần người bình thường.

Có nguy cơ nhiễm Covid-19 thể nặng và gặp biến chứng rất cao

Theo ông Nora Volkow, - Giám đốc Viện dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ cho biết về nhóm đối tượng sử dụng thuốc lá có chứa dược chất (SUD) và rối loạn sử dụng chất gây nghiện (OUD) dễ bị tổn thương hơn người bình thường khi nhiễm Covid-19. Những người thường xuyên hút thuốc lá, vaping và cần sa có khả năng tiến triển bệnh nặng, thậm chí tử vong khi nhiễm SARS-CoV-2.

Nguyên nhân xuất phát từ hành vi tấn công trực tiếp vào phổi người bệnh của virus này. Ông Nora Volkow cùng với các chuyên gia y tế công cộng đã tìm thấy mối liên hệ giữa tỷ lệ bệnh nhân tử vong do Covid-19 và tiền sử lạm dụng các chất kích thích.

Tại Mỹ, một bộ phận người lạm dụng thuốc lá, cần sa ở trong hoàn cảnh vô gia cư hoặc bị giam, điều kiện chăm sóc sức khỏe và ăn uống hạn chế. Đây cũng là một phần nguyên nhân của tình trạng nguy hiểm khi mắc Covid-19.

Cho đến nay, các trường hợp tổn hại sức khỏe nghiêm trọng và tử vong do Covid-19 dường như tập trung ở những người lớn tuổi, có tiền sử bệnh mạn tính như tiểu đường, ung thư và các vấn đề liên quan đến hô hấp.

Do đó, những người có chức năng phổi bị suy giảm (chẳng hạn như người thường xuyên hút thuốc) sẽ có nguy cơ bệnh tiến triển nặng hoặc tử vong khi SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể.

Tác động tiêu cực của thuốc lá điện tử đã được cảnh báo trong thời gian gần đây. Vào tháng 9/2019, một nghiên cứu trên quy mô lớn khẳng định vaping, e-cigarettes phá vỡ cân bằng nội môi phổi và khả năng miễn dịch bẩm sinh độc lập với tác hại của nicotine.

Nói cách khác, ngay cả khi không có nicotine trong thuốc lá truyền thống, thuốc lá điện tử vẫn có thể làm giảm khả năng chống lại virus của cơ thể. Do đó, nhóm người thường xuyên sử dụng vaping dễ bị tổn thương hơn khi SARS-CoV-2 xâm nhập. Người hút thuốc lá có tỷ lệ biến chứng nặng và nghiêm trọng cao gấp 14 lần khi mắc Covid-19

"Khi phổi của ai đó bị nhiễm cúm hoặc các bệnh truyền nhiễm khác, các tác động từ việc hút thuốc lá hoặc thuốc lá điện tử sẽ khiến tình trạng của họ trở nên nghiêm trọng hơn nhiều so với những người không hút thuốc lá hoặc thuốc lá điện tử", giáo sư Stanton Glantz, giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu, Kiểm soát và Giáo dục về Thuốc lá tại Đại học California, San Francisco đồng ý.

Ông giải thích rằng thuốc lá điện tử sẽ ảnh hưởng đến phổi của bạn ở mọi cấp độ. Nó ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch trong khoang mũi của bạn, phía sâu trong đó có một lớp vi mao siêu nhỏ gọi là cilia. Các lông mao này làm nhiệm vụ đẩy những thứ ngoại lai như là bụi bẩn, vi khuẩn và cả virus ra ngoài, là hàng phòng thủ dầu tiên trong hệ hô hấp của bạn.

Hút thuốc lá hoặc thuốc lá điện tử sẽ làm giảm khả năng "loại bỏ virus khỏi đường hô hấp trên của bạn", giáo sư Glantz nói thêm.

Theo Tiến sĩ Halpern-Felsher, giáo sư nhi khoa tại Đại học Stanford cho biết, lý do thuyết phục khiến người hút thuốc có nguy cơ nhiễm Covid-19 cao hơn người không hút là: Việc hút thuốc lá điện tử có thể tạo ra một con đường làm cho virus SARS-CoV-2 dựa vào đó để dễ dàng xâm nhập vào các tế bào trong cơ thể hơn, gây ảnh hưởng đến phổi và hệ miễn dịch. 

Bên cạnh đó, một số các nhà khoa học khác cũng lưu ý rằng khả năng thanh thiếu niên dùng chung thuốc lá điện tử sẽ cao hơn. Nếu một người bị nhiễm Covid-19, người tiếp theo sử dụng thiết bị có thể hít phải các hạt virus vào sâu trong phổi. Hơi thở ra cũng có thể chứa virus và có khả năng lây nhiễm cho những người xung quanh.

Tiến sĩ Michael Grosso, giám đốc y tế và chủ nhiệm khoa Nhi tại Bệnh viện Huntington ở Huntington cho biết, những người trẻ tuổi sử dụng thuốc lá điện tử có nguy cơ nhiễm Covid-19 thể nặng và gặp biến chứng rất cao.

Theo giáo sư Glantz, giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu, Kiểm soát và Giáo dục về Thuốc lá tại Đại học California, San Francisco cũng chia sẻ rằng hiện chưa có đủ nghiên cứu hoặc bằng chứng để nói rằng thuốc lá điện tử có liên quan thế nào đến Covid-19. Ông đang đặt câu hỏi liệu những người sử dụng thuốc lá điện tử ở Mỹ có thực sự bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nhiều lần khi nhiễm Covid-19 hay không?. Khi các bệnh viện ở Mỹ phải chứng kiến một lượng lớn bệnh nhân dưới 44 tuổi nhập viện vì Covid-19 trong thời gian vừa qua.

Bằng chứng tốt nhất mà các nhà khoa học có thể nhìn vào để hỗ trợ cho các lập luận của mình lúc này là các nghiên cứu trước đây trên bệnh nhân mắc các hội chứng suy hô hấp khác. Theo đó, những người hút thuốc lá đúng là có nguy cơ gặp phải biến chứng nghiêm trọng hơn.

Vì thế, WHO cũng kêu gọi các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học và giới truyền thông nên thận trọng về việc khuếch đại các tuyên bố chưa được chứng minh rằng thuốc lá hoặc nicotin có thể làm giảm nguy cơ mắc Covid-19.

Ngưng thuốc lá là điều cần thiết

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông tin, hiện các nhà khoa học của tổ chức này đang liên tục đánh giá các nghiên cứu mới về mối liên hệ giữa việc sử dụng thuốc lá, sử dụng nicotin và Covid-19.

Patricia Folan, giám đốc Trung tâm Kiểm soát Thuốc lá tại Northwell Health, ở Great Neck, N.Y., cho biết, những phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khuyến khích thanh niên ngừng hút thuốc lá và/hoặc dùng thuốc lá điện tử. Đối với những người trẻ đã nghiện, không phải lúc nào cũng dễ dàng tìm được sự trợ giúp từ việc cai nghiện. Nhưng hiện đã có các đường dây nóng và các chương trình phù hợp với những người trẻ tuổi nhằm giúp các đối tượng này cai  nghiện thuốc lá…

Các quan chức y tế công cộng ngày càng lo ngại về việc thanh thiếu niên và thanh niên sử dụng thuốc lá điện tử và các thiết bị vape. Các chuyên gia nhìn nhận vape không khác gì bệnh dịch. 

Bất chấp sự quan ngại của chính phủ, lượng người chơi vape ở nhóm tuổi này đã tăng vọt trong những năm gần đây. 5,4 triệu là số lượng học sinh trung học sử dụng thuốc lá điện tử riêng trong năm 2019. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, con số này đã tăng thêm 1,8 triệu so với năm trước.

Nhìn chung, việc hút thuốc lá hay sử dụng thuốc lá điện tử sẽ khiến thanh thiếu niên có nguy cơ cao nhiễm Covid-19 và các biến chứng của bệnh dù tuổi còn trẻ. Vì vậy, việc ngưng sử dụng thuốc lá điều cần thiết, góp phần quan trọng trong việc phòng chống và ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19.

Đọc thêm

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…