Gương sáng Pháp luật

Người phụ nữ Dao 53 tuổi Đảng: “Điểm tựa” của người dân Làng Ẻn

Bà Đặng Thị Phúc.
Bà Đặng Thị Phúc.
(PLVN) - 72 năm tuổi đời, 53 năm tuổi Đảng, bà Đặng Thị Phúc (dân tộc Dao, trú tại thôn Làng Ẻn, xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) luôn ghi nhớ lời Bác dặn “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” để rèn luyện, phấn đấu. Giờ đây, khi đôi chân không còn nhanh nhẹn để lên nương nữa, nhưng bà vẫn lấy kinh nghiệm sống, đạo đức của mình để chỉ dẫn, giúp đỡ bà con làng Ẻn phát triển đi lên.

Đứng trong hàng ngũ của Đảng từ năm 19 tuổi

Sinh ra trong một gia đình thuần nông nhưng thay vì phải nghỉ học để phụ giúp công việc gia đình như nhiều người bạn cùng trang lứa, cô bé Đặng Thị Phúc khi đó đã may mắn được bố mẹ ủng hộ cho đi học lớp văn hóa dành riêng cho người dân tộc thiểu số tại huyện Bảo Thắng.

Trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ cứu nước, bà vừa học tập vừa tham gia sản xuất, tham gia huấn luyện dân quân tự vệ và phục vụ chiến đấu. Tích cực tham gia chiến đấu bảo vệ quê hương, năm 19 tuổi bà vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Là đảng viên trẻ tuổi, bà tiên phong trong việc xóa bỏ những hủ tục về ma chay, cưới xin trong đời sống cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Sau giải phóng, bà cùng một số ít hộ gia đình người Dao khác xung phong đi xây dựng kinh tế tại thôn Làng Ẻn - một thôn vùng sâu, vùng xa của xã Trì Quang (huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) với 100% là người dân tộc thiểu số. Ngày ấy, làng Ẻn là một vùng đất hoang vu, sự hiểu biết của nhân dân còn thấp, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất còn manh mún. Tỷ lệ đói nghèo còn cao. Từ làng Ẻn muốn về trung tâm thị trấn huyện là cả một ngày đường đi bộ trắc trở.

Cùng con dao quắm và chút gạo muối để dành, bà Phúc cùng những người thân trong gia đình bắt đầu những ngày tháng làm quên thời gian trên vạt rừng tạp với những thiếu thốn trăm bề. Suốt một thời gian dài đổ mồ hôi và cả máu, mảnh vườn khai hoang cũng dần thành hình hài. Bà lại cần mẫn từng ngày gánh đất, chở phân bón từng gốc cây mỡ, cây quế cho bén rễ, nảy mầm trên vùng đất mới. Để tận dụng, tăng hiệu quả sử dụng đất, dưới tán rừng khép tán, bà Phúc trồng thêm cây dược liệu, làm khu chăn nuôi gia cầm, gia súc. Nguồn chất thải có từ chăn nuôi lại quay vòng bồi bổ cho cây, cho đất.

“Tôi tận dụng hết, chả phí thứ gì. Ngày đó, dân đây quen việc chăn nuôi thả rông nên khi thấy tôi làm chuồng, làm trại thì cứ ngạc nhiên không biết để làm gì cơ”- bà cười vui khi nhớ lại thời điểm hàng chục năm trước.

Thấm thoát thời gian trôi qua, mái tóc xanh nay đã bạc hết, thành quả của bà bây giờ là 10ha cây quế, mỡ và các nhiều loại cây khác; đàn gia cầm trên 3.000 con và hơn 1ha ao nuôi cá cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu.

Lối sống, đạo đức, cách làm kinh tế bài bản của người phụ nữ dân tộc Dao này được bà con thôn xóm ngưỡng mộ, tin cậy.

Ngoài việc tham gia công tác đoàn thể, chính quyền, bà Đặng Thị Phúc còn tích cực chăn nuôi, phát triển kinh tế.

Ngoài việc tham gia công tác đoàn thể, chính quyền, bà Đặng Thị Phúc còn tích cực chăn nuôi, phát triển kinh tế.

Cánh tay nối dài của Đảng bộ, chính quyền địa phương

Từng trải qua nhiều cương vị như: Bí thư Chi bộ thôn, Chi hội phó Chi hội Phụ nữ, Chi hội phó Chi Hội nông dân, Chi hội trưởng Chi Hội người cao tuổi, Phó Chủ tịch HĐND xã, nhưng dù ở chức vụ nào, bà cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Nhận trách nhiệm của bà con tin tưởng, ủy thác, bà Phúc luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để cuộc sống của người dân tốt đẹp hơn, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, sạch đẹp. Xuất phát từ vấn đề đó, bà đã thường xuyên thăm hỏi, nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng của bà con để kịp thời tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Trì Quang có những chủ trương, giải pháp chỉ đạo phù hợp.

Bản thân bà luôn cố gắng, tích cực tham gia các hoạt động của chi bộ, thôn, xã, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các hoạt động tín ngưỡng tại thôn, tích cực tuyên truyền, vận động các hộ dân trong thôn phát triển sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, trồng rừng… Qua đây, bà cùng địa phương đã tìm ra những hướng đi phù hợp trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho bà con, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Từ chính kinh nghiệm lao động của mình, bà đã tận tình giúp đỡ các hộ dân thoát nghèo thông qua việc trồng trọt (quế, mỡ, ngô,…), chăn nuôi (gà, vịt, trâu…) đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện địa phương. Với những hộ thiếu vốn, bà còn hướng dẫn tiếp cận chính sách vay vốn, chính sách phát triển của Nhà nước dành cho người nghèo…

Hơn 40 năm qua, từ thôn đơn sơ, đến nay làng Ẻn có sự thay đổi không ngờ. Đường làng, ngõ xóm phong quang, sạch đẹp, trạm y tế, nhà văn hóa, sân vân động trở thành nơi tụ họp, sinh hoạt văn hóa của nhân dân mỗi ngày. Năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo là 32/78 hộ chiếm 41% đến nay tỷ lệ hộ nghèo còn 8/92 hộ chiếm 8,7%, trong đó có 72/92 hộ dân có nhà ở kiên cố.

Trong bức tranh thay đổi đó, bà Phúc đã tham gia giúp đỡ cho hàng chục hộ thoát nghèo, với trên 40 lao động có thu nhập ổn định mỗi năm vài chục triệu. Tỷ lệ hộ nghèo trong thôn đã giảm mạnh nhờ có mô hình trồng trọt, chăn nuôi và các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân của Nhà nước. Khi cuộc sống người dân khá lên, bằng sự tận tâm của mình, bà Phúc còn tích cực vận động các hộ dân trong thôn tham gia xây dựng nông thôn mới cải tạo diện mạo nông thôn tại địa phương. Từ năm 2016 đến nay, bà đã vận động người dân trong thôn hiến trên 5000m2 đất và ủng hộ trên 120 triệu đồng để xây dựng 2,7 km đường giao thông nông thôn và nhà văn hóa của thôn.

Song song với việc giúp bà con phát triển kinh tế, bà Phúc còn là một đảng viên gương mẫu chấp hành, thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, Mặt trận, đoàn thể tuyên truyền, vận động bà con trong thôn phát huy và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; thường xuyên cung cấp thông tin, vận động người dân không nghe kẻ xấu.

Với những nỗ lực, cống hiến của mình, bà Phúc đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì; được Ủy ban Dân tộc tặng Bằng khen và được tham dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai năm 2020.

Đón nhận phần thưởng trên, bà Phúc tiếp tục tâm niệm, phải không ngừng nỗ lực và hành động theo tấm gương đạo đức của Bác, từ việc nhỏ đến việc lớn, trong công việc chung của địa phương cũng như trong đời sống hàng ngày, gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, xứng danh người đảng viên ở một địa bàn vùng núi khó khăn.

Đọc thêm

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.