Người nghèo "tủi phận" khi vào viện công (Kỳ 1)

Nhiều người khi đi qua các khu điều trị dịch vụ, thấy bệnh nhân ở đây nằm một mình một giường, trên có điều hòa, dưới có ti vi, tủ lạnh, phòng được trang trí khá đẹp và ấm cúng, nhìn lại cảnh người nhà mình điều trị cùng một BV nhưng phải nằm trên chiếc giường ghép thêm 2 bệnh nhân không khỏi chạnh lòng.

Trong khi hàng chục bệnh nhân chen chúc trong một phòng điều trị, nằm ghép 2-3 người/giường, thậm chí có người phải nằm cả ra hành lang thì tại các khoa khám chữa bệnh tự nguyện mỗi phòng chỉ có một vài bệnh nhân. Nghịch lý ở chỗ, bệnh viện (BV) càng quá tải thì các khoa khám chữa bệnh dịch vụ càng nở rộ, người giàu thì được nằm điều hòa, xem ti vi còn người nghèo thì vừa điều trị vừa phải vật lộn với cảnh chật chội, nóng bức… 
Cảnh nằm ghép khá phổ biến ở các bệnh viện công
Cảnh nằm ghép khá phổ biến ở các bệnh viện công.
Đối xử bất bình đẳng
Đối lập với khung cảnh mát mẻ, thoải mái tại các khu điều trị dịch vụ là cảnh chật chội, nhễ nhại tại các khu khám và điều trị thường. Nhiều người khi đi qua các khu điều trị dịch vụ, thấy người bệnh ở đây nằm một mình một giường, trên có điều hòa, dưới có ti vi, tủ lạnh, phòng được trang trí khá đẹp và ấm cúng, nhìn lại cảnh người nhà mình điều trị cùng một BV nhưng phải nằm trên chiếc giường ghép thêm 2 bệnh nhân không khỏi chạnh lòng.
Đa số người bệnh sau tâm trạng tủi thân, cam chịu là sự bức xúc đối với lối đối xử bất bình đẳng này. BV tư đành, đằng này họ vào khám và điều trị tại BV công. Trong khi đất đai, cơ sở hạ tầng, rồi các máy móc thiết bị đều của Nhà nước; lương của đội ngũ bác sỹ và nhân viên y tế cũng do Ngân sách nhà nước chi trả, tại sao lại phân chia thành hai khu vực khám chữa bệnh khác nhau?, tại sao có sự phân biệt bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo?.
Công bằng ở đâu khi các phòng điều trị thường thì bệnh nhân nằm chen chúc nhau, ngay cả các bệnh nhân trên tay phải truyền thuốc vẫn bị đẩy ra ngoài hành lang hay góc cầu thang nằm, ngồi vạ vật thì tại các khu điều trị dịch vụ, mỗi bệnh nhân một giường, hoặc một bệnh nhân một phòng, thậm chí có lúc phòng dịch vụ còn để trống.
“Nguyên nhân của tình trạng trên là do bất cập từ cơ chế tài chính. BV cũng chẳng muốn làm như vậy những nếu không tự chủ được tài chính thì bệnh viện chỉ còn nước... đóng cửa”, đó là câu trả lời của hầu hết các lãnh đạo BV khi đề cập đến vấn đề này. 
Ông Nguyễn Huy Bạo, Giám đốc BV Phụ sản Hà Nội cho biết, kinh phí của thành phố cấp cho BV chừng 22 tỷ đồng/năm, chiếm trên dưới 10% tổng kinh phí hoạt động trong một năm của BV. Số tiền còn lại, BV phải tự xoay sở.... “Chúng tôi mở các khoa khám dịch vụ là để đáp ứng khả năng chi trả của người bệnh. Họ đến là hoàn toàn tự nguyện. Nếu bệnh nhân nào không đủ tiền chi trả thì xin mời xuống chỗ khám thường để chờ đến lượt mình thì khám, chứ tiền bỏ ra ít mà đòi khám nhanh thì làm sao chúng tôi đáp ứng được”, ông Bạo phân trần.
Cùng chung quan điểm trên, ông Trịnh Ngọc Hải, Trưởng Phòng Tài chính - Kế toán, BV Nhi Trung ương thừa nhận: Ngân sách nhà nước cấp cho BV không đủ để trả lương cho các bác sỹ, nhân viên y tế. Trong khi giá dịch vụ lại không phù hợp với chi phí thực tế buộc BV phải tự xoay từ các nguồn khác để bù đắp những khoản thiếu hụt. 
Ngân sách nhà nước bao cấp cho người giàu
Theo thạc sĩ Đặng Bích Thủy (Viện Gia đình và Giới), việc khuyến khích phát triển các dịch vụ đã bổ sung thêm nguồn lực tài chính cho các BV, song cũng gây ra hệ lụy không mong muốn mà người nghèo là đối tượng chịu nhiều tác động bất lợi nhất. Bởi chính sách này đã làm hạn chế sự tiếp cận của người nghèo tới các dịch vụ y tế do không có tiền để trang trải chi phí khám chữa bệnh.
Nhiều ý kiến cho rằng, Nghị định 43 cho phép các BV công được mở các dịch vụ khám chữa bệnh là chưa hợp lý. Nó tạo ra đặc quyền, đặc lợi cho khu vực y tế công, nhất là các BV lớn. Đành rằng cần có cạnh tranh trong ngành y tế nhưng cạnh tranh kiểu này chỉ có dân nghèo là thiệt thòi hơn cả. 
Phát biểu tại một cuộc hội thảo mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã thừa nhận cơ chế tài chính cho y tế ở Việt Nam hiện có nhiều bất cập.
Theo bà Kim Tiến, phân bổ ngân sách theo tiêu chí đầu vào (biên chế, số giường bệnh), không dựa vào hiệu quả hoạt động và kết quả đầu ra, nên đã bao cấp ngược cho BV khi BV tuyến trên nhận được nhiều kinh phí nhất, tuyến thấp hơn ít kinh phí hơn. Trong khi xét về hiệu quả, người nghèo ít có cơ hội tiếp cận BV tuyến trên, ngân sách do đó đã chủ yếu bao cấp cho người giàu.
Nếu ở các nước phát triển, ngân sách, bảo hiểm y tế, viện trợ chiếm 80-90% tổng chi cho y tế thì ở Việt Nam, chi trực tiếp từ tiền túi người dân chiếm đến 40,9%. Đây là tỉ lệ rất cao so với thế giới và là thách thức lớn với mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khỏe.
Vân Anh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.