Người Hà Nội 'vật lộn' với trời nồm

Dù lau thường xuyên nhưng do mưa ẩm, mọi người đi lại nhiều nên sàn nhà chị Nguyễn Thị Hồng Thái (quận Cầu Giấy, Hà Nội) luôn trong tình trạng vấy bẩn, lem nhem.
Dù lau thường xuyên nhưng do mưa ẩm, mọi người đi lại nhiều nên sàn nhà chị Nguyễn Thị Hồng Thái (quận Cầu Giấy, Hà Nội) luôn trong tình trạng vấy bẩn, lem nhem.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hết quần áo mặc, quần áo phơi 2-3 ngày chưa khô, chị Chi phải dồn cả quần áo đã giặt và còn bẩn mang ra tiệm giặt là. Bị cận nên khi trời nổm ẩm, mưa nhiều, đặc biệt buổi sáng và chiều tối, chị đi xe máy "như rùa bò", thi thoảng phải dừng lại lau mắt kính vì kính nhòe hết...

Trời nồm là hiện tượng thời tiết đặc trưng của phía đông Bắc Bộ, xảy ra khi độ ẩm không khí lên cao đến 90% khiến hơi nước trong không khí bị ngưng tụ và đọng lại trên bề mặt của đồ vật. Mùa nồm thường xuất hiện vào khoảng tháng 2 - 4 (gần cuối mùa xuân) và khá phổ biến ở khu vực miền Bắc Việt Nam.

Những ngày qua, nhiều người dân Hà Nội "đau đầu" vì chịu đựng hiệu ứng trời nồm: sàn nhà ướt át, tường nhà toát mồ hôi, quần áo giặt nhiều ngày chưa khô, chăn nệm ẩm và luôn có mùi hôi khó chịu, thực phẩm nhanh bị nấm mốc...

Thời tiết nồm kéo dài, bà Nguyễn Hồng Tuyết (Thái Hà, quận Đống Đa) phải bật điều hòa và quạt liên tục trong các căn phòng của gia đình để giảm bớt sự ngưng tụ của hơi nước.

"Nhà có trẻ con hiếu động nên tôi phải lau nhà rồi bật quạt, bật điều hòa thường xuyên để hong khô nền nhà tránh cho cháu đi lại bị trơn trượt nguy hiểm. Vì thời tiết âm u mưa nhiều quần áo giặt lâu khô mà nhà lại cho trẻ nhỏ dễ nhiễm bệnh nên gia đình tôi phải sắm thêm máy sấy quần áo. Hơn tuần nay phải vật lộn với trời nồm mưa dầm mệt mỏi lắm", bà Tuyết chia sẻ.

Nhà lau thường xuyên nên bà Tuyết phải bật điều hòa và quạt liên tục để sàn mau khô.

Nhà lau thường xuyên nên bà Tuyết phải bật điều hòa và quạt liên tục để sàn mau khô.

Mọi sinh hoạt gia đình gần như bị đảo lộn trong những ngày nồm, gia đình chị Nguyễn Thị Hồng Thái (Yên Hòa, quận Cầu Giấy) dù đã trang bị máy hút ẩm mini nhưng vẫn không mấy hiệu quả. Trần nhà tắm của gia đình chị Thái xuất hiện những đốm vàng kèm theo mốc trông rất mất mỹ quan.

"Tôi có lau 1 lần nhưng 2, 3 ngày sau lại thấy xuất hiện nên tôi cũng tạm thời để đó. Đến cuối tuần nếu có nắng ấm thì gia đình sẽ tổng vệ sinh nhà cửa để diệt hết các mầm bệnh", chị Hồng Thái nói.

Trần nhà bị nấm mốc do nồm.

Trần nhà bị nấm mốc do nồm.

Chị Thái cho biết thêm, một ngày chị "phải lau đi lau lại nhà đến 6 - 7 lần vì vừa ướt lại vừa bẩn. Một lúc lau xong lại như chưa lau, để vậy thì nhìn không sạch sẽ nên cứ 2 đến 3 tiếng đồng hồ tôi phải lau nhà 1 lần".

Sống tại tầng 7 trong một căn chung cư mini cho thuê tại Đình Thôn, Mỹ Đình, mặc dù căn phòng luôn khô ráo, sạch sẽ nhưng chị Lan Chi vẫn mong thời tiết nhanh hửng nắng vì quần áo giặt 2-3 ngày hưa thể khô. Chị cho biết, nhiều ngày hết quần áo để mặc, chị phải dồn mang hết quần áo, cả đồ đã giặt và còn bẩn ra tiệm giặt là để giặt vì phơi ở nhà càng phơi lại càng ẩm do mưa hắt vào, chưa kể mùi quần áo lâu khô rất khó chịu.

"Trong nhà đã như thế, đến khi ra ngoài đường thì trời cũng mưa phùn rồi sương mù đi lại rất khó khăn. Tôi bị cận nên những ngày mưa nồm ra ngoài rất bất tiện, đi xe máy như rùa bò, thi thoảng phải dừng lau mắt kính vì kính bị nhòe hết không thể nhìn được đường", chị Chi ngán ngẩm nói.

Trời nồm ẩm ướt khiến các thiết bị điện tử dễ bị hỏng.

Trời nồm ẩm ướt khiến các thiết bị điện tử dễ bị hỏng.

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, từ nay đến cuối tuần, tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc tiếp tục có mưa phùn rải rác, trời nồm ẩm. Nhiệt độ trung bình từ 22-26 độ C, ban đêm từ 20-22 độ C, độ ẩm từ 75%-100%. Sắp tới toàn miền Bắc chuẩn bị đón đợt không khí lạnh tăng cường, nền nhiệt sẽ giảm sâu nhưng tình trạng ẩm ướt vẫn tiếp tục kéo dài.

Những ngày nồm ẩm, ô nhiễm tăng cao, các chuyên gia khí tượng khuyến cáo người dân cần đeo khẩu trang khi di chuyển và hoạt động ngoài trời. Ngoài ra, người dân cần chủ động các biện pháp để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và đời sống. Đặc biệt, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng, duy trì việc luyện tập thể dục để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đóng kín cửa khi thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều; bật điều hòa chế độ khô không khí hoặc sử dụng máy hút ẩm, lau nhà bằng giẻ khô…

Đọc thêm

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.

Bão số 8 sắp vào biển Đông, 2 cơn bão mới lại 'đe doạ'

Hiện tại ở khu vực phía Đông của Philippines đang có tới 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới đang hoạt động. Ảnh: VNDMS
(PLVN) - Cơn bão TORAJI nhiều khả năng sẽ di chuyển vào biển Đông trong khoảng chiều tối đến đêm 11/11. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện đề nghị loạt Bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó. Hiện khu vực phía Đông của Philippines còn 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới hoạt động...

Ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng động vật hoang dã ở Việt Nam: Pháp luật và ý thức cần song hành

Các hành vi quảng cáo, nuôi nhốt, tàng trữ và buôn bán trái phép cá thể, bộ phận hoặc sản phẩm của gấu đều là vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
(PLVN) - Nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu, đầu tháng 11/2024, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt tài liệu thường niên “Những hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng năm 2024”.

Nỗ lực bảo tồn loài động vật hoang dã trong Sách đỏ Việt Nam

SVW phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương tái thả 8 cá thể tê tê Java quý hiếm. (Nguồn: SVW)
(PLVN) - Tại Việt Nam, công tác bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nói chung và bảo tồn tê tê nói riêng đã và đang được chú trọng hơn trước đây, đạt được nhiều kết quả khích lệ. Trong đó có cả những nỗ lực trong việc tăng cường thể chế, chính sách pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và khắc phục những “lỗ hổng” pháp lý, nâng cao khung hình phạt.