10 mẹo chăm sóc sức khỏe trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm

0:00 / 0:00
0:00
Thời tiết mưa phùn, nồm ẩm có thể khiến bạn dễ mắc cúm, cảm lạnh, sốt xuất huyết hoặc nhiễm khuẩn. Sau đây là một số lời khuyên để giữ gìn sức khỏe trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm.

Thời tiết lạnh và mưa làm giảm nhiệt độ cơ thể, điều này có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của chúng ta, khiến chúng ta dễ dàng bị ốm hơn. Khi bị dính mưa, cơ thể cũng dễ nhiễm khuẩn hơn. Nhiệt độ lạnh cũng có thể dẫn tới hạ thân nhiệt, gây nguy hiểm cho cơ thể.

Thời tiết mưa phùn, nồm ẩm khiến bạn dễ dàng nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn và mắc cúm hơn. Sau đây là một số mẹo chăm sóc sức khỏe hữu ích mà bạn cần phải biết trong tiết trời lạnh và nồm ẩm:

1. Tránh ra ngoài khi trời đang mưa phùn

Bạn có thể dễ dàng bị cảm lạnh hơn khi dính mưa. Thời tiết nồm ẩm, lạnh và mưa phùn làm hạn chế lưu lượng máu đến các chi và các cơ quan, trong đó làm giảm lưu thông máu tới mũi, khiến cho bạn dễ dàng bị cảm cúm, cảm lạnh và viêm xoang hơn.

Trời mưa phùn, nồm ẩm, cần tránh để không dính nước mưa. Luôn mang theo ô hoặc áo mưa bên mình.

Vì vậy, cần mặc nhiều áo để giữ ấm cơ thể, tránh cơ thể nhiễm lạnh. Khi ra ngoài trời nhớ mặc áo mưa để không bị ướt.

Với thời tiết xuân dễ dính mưa phùn này, hãy luôn mang theo ô hoặc áo mưa khi ra ngoài.

2. Ăn thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp bạn chống lại các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm. Nguồn thực phẩm giàu vitamin C là các loại rau củ quả màu đỏ, cam và vàng, chẳng hạn như bí ngô, khoai lang, ớt chuông, đu đủ, cam, dứa,...

Nên ăn thực phẩm tươi, giàu vitamin C để tăng cường miễn dịch.

Đặc biệt cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời tiết nồm ẩm. Không ăn đồ ăn ôi thiu, mốc để tránh nhiễm khuẩn. Đảm bảo bát đũa sạch sẽ, không bị mốc.

3. Tắm nước nóng

Khi đi dưới mưa phùn, cơ thể bạn có thể bị nhiễm lạnh và nhiệt độ cơ thể giảm. Tắm nước nóng sẽ giúp nhiệt độ cơ thể ấm lên, loại bỏ vi khuẩn cũng như bảo vệ bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn.

Thời tiết lạnh, nồm ẩm, mưa phùn khiến bạn dễ dàng nhiễm lạnh. Tắm nước ấm giúp giữ ấm cơ thể, chống nhiễm khuẩn. Nhớ sau khi tắm hãy lau thật khô người rồi mới mặc quần áo và mặc đủ ấm. Không mặc quần áo còn ẩm.

Ngâm chân nước ấm, có thể pha với thảo mộc trước khi đi ngủ, sau đó lau chân khô ráo cũng là cách giúp bạn lưu thông khí huyết, có một giấc ngủ ngon hơn.

4. Ăn nhiều món ấm

Trong những ngày mưa lạnh, giá rét, một ly trà hay socola nóng sẽ giúp bạn cảm thấy thật thư giãn và thoải mái. Một bát canh nóng hay ăn đồ ăn nóng cũng giúp bạn tránh xa cảm lạnh do thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Thực phẩm nóng như trà nóng, canh nóng... giúp giữ ấm cổ họng, giúp bạn tránh xa cảm lạnh, cảm cúm, các bệnh đường hô hấp...

5. Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt

Khi thời tiết mưa phùn, nồm ẩm, chúng ta nên giữ nhà cửa sạch sẽ, tránh ẩm mốc. Đặc biệt nên rửa tay thường xuyên hoặc khử khuẩn để tránh nhiễm khuẩn.

Rửa tay thường xuyên giúp bạn hạn chế vi khuẩn, virus thâm nhập cơ thể.

6. Uống đủ nước

Dù trong thời tiết nào, bạn nên đảm bảo uống đủ nước. Đừng đợi khi khát mới uống vì có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Uống đủ nước cũng là cách để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

Dù bất kể thời tiết nào, đảm bảo uống đủ nước để cơ thể không bị mất nước. Uống đủ nước cũng là cách tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

7. Tự nấu ăn tại nhà, đảm bảo đủ dinh dưỡng

Trong những ngày mưa phùn ẩm ướt và lạnh, hãy đảm bảo dinh dưỡng lành mạnh để tăng cường miễn dịch. Bạn nên tự nấu các món ăn tươi ngon đủ dinh dưỡng, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn. Đặc biệt, cần vệ sinh nhà bếp sạch sẽ, tránh ẩm mốc.

Nên ăn đồ ăn tươi ngon nhà làm để đảm bảo dinh dưỡng lành mạnh, hệ miễn dịch khỏe mạnh.

8. Phòng bệnh sốt xuất huyết

Trời mưa phùn, ẩm ướt có thể làm muỗi sinh sôi, nên bạn cần đặc biệt phòng tránh bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa. Có thể dùng máy hút ẩm, máy lọc không khí, thuốc đuổi muỗi, vệ sinh nhà cửa bằng chất khử khuẩn để diệt muỗi. Đặc biệt, bạn cần mắc màn khi ngủ để không bị muỗi đốt.

Thời tiết nồm ẩm, cần thực hiện các biện pháp đuổi muỗi, diệt muỗi để phòng tránh sốt xuất huyết.

9. Tránh thức ăn cay

Bạn cần hạn chế đồ ăn cay trong mùa mưa vì những thực phẩm này có thể gây dị ứng, kích ứng da. Sẽ tốt hơn cho bạn nếu giảm ăn cay.

10. Không mặc quần áo ẩm

Trời nồm khiến quần áo rất lâu khô, dễ bị ẩm.

Dính nước mưa hoặc mặc quần áo ẩm khiến bạn dễ bị cảm lạnh, ho hoặc cúm. Vì vậy, đảm bảo mặc quần áo khô ráo. Nếu quần áo hơi ẩm, bạn cần là hoặc sấy cho khô hẳn rồi mới nên mặc để tránh bị nhiễm lạnh.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.