Người đạo diễn của những số phận cùng khổ

Người đạo diễn của những số phận cùng khổ
(PLO) - Đạo diễn tâm sự, chính những nhân vật “cùng khổ” mà ông gặp, đã hình thành cho ông một quan điểm nhất quán trong sáng tạo nghệ thuật. Với sự bênh vực các số phận đau đớn, khuất lấp giữa dòng đời cam go, nghiệt ngã, ông luôn đề cao những phẩm chất tốt đẹp trong bất cứ hoàn cảnh nào.

“Đã không hổ thẹn với vong hồn của cha”

Đạo diễn Đặng Nhật Minh sinh trưởng trong một gia đình trí thức yêu nước. Thân phụ ông là giáo sư, thầy thuốc nổi tiếng Đặng Văn Ngữ, còn thân mẫu của ông là một phụ nữ xuất thân trong một gia đình danh gia vọng tộc của Cố đô Huế. Tuổi thơ của Đặng Nhật Minh là những ngày tháng theo cha mẹ trên con đường kháng chiến.

Hòa bình lập lại, ông được cử đi học tiếng Nga để thành phiên dịch, và tình cờ ông được phân công về công tác trong ngành điện ảnh, trở thành một nhà dịch thuật cho những bộ phim Liên Xô tại Công ty Fafilm Việt Nam và sau đó làm phiên dịch tại Trường Điện Ảnh Việt Nam. Cũng từ công việc này, điện ảnh từ lúc nào đã tạo một ma lực cuốn hút ông. 

Năm 1965, trường điện ảnh có hai khóa tốt nghiệp là biên kịch và quay phim, một nhóm mời Đặng Nhật Minh làm đạo diễn. Với việc vận dụng các kiến thức đã có, bộ phim “Theo chân người địa chất” ra đời được cán bộ trong ngành khen ngợi. Đó là bộ phim đầu tiên của đạo diễn Đặng Nhật Minh và cũng là tác phẩm duy nhất ông dâng tặng cha bởi sau đó không lâu GS. Đặng Văn Ngữ hi sinh nơi chiến trường.

Gia tài GS. Đặng Văn Ngữ để lại cho cậu con trai Đặng Nhật Minh là một chiếc kính hiển vi nho nhỏ bằng một gang tay cụ mang về trong một lần đi Nhật, với hoài bão cậu con trai sau này sẽ đi theo con đường khoa học. Dù không theo nghiệp cha nhưng Đặng Nhật Minh đã không hổ thẹn với vong hồn của chamình, như ông nói: “Dẫu sao giữa nghề bác sĩ và nghề đạo diễn có một đặc điểm chung: đó là mối quan tâm đến con người, lòng mong muốn làm giảm nỗi đau của con người”.

Đặng Nhật Minh cho rằng, mỗi bộ phim là một thông điệp mang tính cá nhân của tác giả, đòi hỏi phải làm hết mình để chinh phục được khán giả, bằng xúc cảm và sự chân thành. Vì thế, để thể hiện được trọn vẹn ý tưởng của mình, đạo diễn đã xác định cho mình một hướng đi, chỉ làm những phim do tự tay ông viết kịch bản, nói về những vấn đề mà ông quan tâm cũng như chính ông rung động.

Những bộ phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh thường là những câu chuyện rất tình cảm, thể hiện cái nhìn đầy thông cảm trước những thân phận con người nhỏ bé. Đặng Nhật Minh hay tìm đến những góc khuất trong tâm hồn, những vết lắng nội tâm, những dằn vặt, nỗi niềm khắc khoải, trắc ẩn của nhân vật với một đời sống tràn đầy. Mà như phản chiếu, mỗi người xem luôn tự nghiệm mình qua hình bóng của những nhân vật ấy.

NSND Đặng Nhật Minh
NSND Đặng Nhật Minh

Đạo diễn tâm sự, chính những nhân vật “cùng khổ” mà ông gặp, đã hình thành cho ông một quan điểm nhất quán trong sáng tạo nghệ thuật: “Giữa một bức tường cứng rắn và một quả trứng đang đụng vào nó, tôi mãi mãi đứng về phe trứng”. Với sự bênh vực các số phận đau đớn, khuất lấp giữa dòng đời cam go, nghiệt ngã, ông luôn đề cao những phẩm chất tốt đẹp trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Các nhân vật nữ trong phim của Đặng Nhật Minh thường đẹp, một vẻ đẹp mặn mà, đằm thắm và dung dị, các nhân vật nam thì thường hiền lành và ngơ ngác đến thiệt thòi. Họ đại diện cho một lớp người bình thường trong xã hội và dù xuất thân từ nông thôn hay thành thị vẫn luôn mang và gìn giữ trong mình những ký ức về nơi sinh ra, nơi lớn lên, đến quê hương đất tổ. Và dường như, mỗi bộ phim của Đặng Nhật Minh là mỗi lần “trở về” của chính ông.

“Thương nhớ đồng quê” là một trong số những bộ phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh làm về đề tài nông thôn. Có thể nhận thấy vẻ đẹp của làng quê Việt Nam trong những cảnh quay toàn về cánh đồng lúa vàng ươm đang mùa thu hoạch, cảnh những người nông dân gánh lúa về chất đầy sân hay cảnh đập lúa trong đêm.

Những màn trình diễn múa rối nước hay lễ xôi mới cũng được đưa vào phim như sự thể hiện một nét đẹp văn hóa tinh thần truyền thống đã bao đời nay tồn tại dưới bóng tre xanh của các làng quê Việt Nam. Tất cả những chi tiết ấy được đạo diễn xử lý và đưa vào trong phim với tất cả tình yêu thương ông dành cho làng quê Việt Nam.

Đạo diễn “kỹ tính khủng khiếp”

Đặng Nhật Minh có một “biệt tài” trong việc phát hiện và tìm ra diễn viên cho nhân vật của mình. Ông không chạy theo tiếng tăm của các diễn viên, không tìm kiếm các diễn viên thời thượng, mà tự ngắm nhìn, suy tư để chọn ra được diễn viên phù hợp nhất với vai diễn. Nhờ sự lựa chọn tinh tường ấy, phim của ông trở nên có hồn hơn, ấn tượng hơn.

Cũng nhờ sự lựa chọn chính xác của đạo diễn, không những giúp cho nhân vật bộc lộ rõ tính cách, chuyển tải được trọn vẹn ý đồ nghệ thuật mà còn như đôi cánh nâng bổng diễn viên lên trong sự nghiệp điện ảnh của họ.

Ông kể, khi đã có trong tay kịch bản “Thương nhớ đồng quê”, quan trọng nhất là tìm người cho vai chính của phim, vai Nhâm, một thanh niên nông thôn vừa mới lớn 17 tuổi tâm hồn lại nhạy cảm, thích làm thơ. Đặng Nhật Minh đi khắp các trường nghệ thuật nhưng không tìm ra được gương mặt nào thích hợp. Cuối cùng ông dừng lại ở Tạ Ngọc Bảo, một học sinh đang theo học lớp đào tạo của đoàn chèo Hà Nội.

Bảo thực sự là một thanh niên nông thôn, quê ở Thường Tín (Hà Tây cũ). Mặc dù cô giáo chủ nhiệm cho biết học lực của Bảo kém nhưng ông vẫn quyết định chọn, hi vọng trước ống kính điện ảnh, khác với trên sân khấu chèo, nếu tập tành kỹ lưỡng chắc Bảo sẽ đóng được.

 

Không được đào tạo chuyên về diễn xuất nhưng Tạ Ngọc Bảo bằng bản năng, bằng những cảm nhận, trải nghiệm riêng và chịu khó học hỏi dưới sự hướng dẫn của êkip đã chứng minh niềm tin của đạo diễn được đặt đúng chỗ. Nhâm qua diễn xuất của Tạ Ngọc Bảo đã chạm được vào trái tim người xem bằng câu chuyện, ánh mắt và cả sự nhạy cảm, đậm chất làng quê của mình...

Khi casting bộ phim “Đừng đốt”, nhiều người trong đoàn làm phim còn chắc rằng vai diễn nặng ký này đã được vị đạo diễn gạo cội “ướm” cho Thu Thủy - gương mặt từng làm nên thành công của bộ phim “Mùa ổi”. Tuy nhiên, đến phút cuối thì cái tên được chọn lại là Minh Hương. Lần đến thử vai, cũng như nhiều gương mặt khác, cô được đạo diễn yêu cầu diễn thử một vài cảnh. Có điều những lần diễn xuất này không khiến… cơ mặt của đạo diễn Đặng Nhật Minh “giãn” ra. Ông vẫn điềm tĩnh, bình thản và chưa có vẻ gì là tìm ra đúng gương mặt cần tìm.

Cho đến khi cảnh casting chuẩn bị kết thúc, theo yêu cầu đặt ra, cô cúi xuống nhặt một cánh hoa rừng rơi, nụ cười thoáng nở trên môi. Khoảnh khắc nhìn thấy nụ cười trong trẻo đó, NSND Đặng Nhật Minh bỗng thốt lên mừng rỡ: “Đây rồi, đây chính là bác sĩ Đặng Thùy Trâm!”.

Giới trong nghề ai cũng biết làm việc với đạo diễn Đặng Nhật Minh thì phải vừa gan vừa lì, vừa phải có tinh thần “thép”. Bùi Bài Bình, người hóa thân trọn vẹn nhân vật ông Hòa hâm trong “Mùa ổi” vốn hiền lành, giản dị cũng phải ta thán: “Ông ấy kỹ tính khủng khiếp!”.

Chuyện là trong phim “Mùa ổi”, trước khi quay, Đặng Nhật Minh yêu cầu Bùi Bài Bình phải đến Trường Mỹ thuật ngồi làm mẫu cả tháng trời, chỉ để tập cho đúng dáng ngồi của nhân vật. Đạo diễn thậm chí còn dẫn cả ông Hoán đến nhà Bùi Bài Bình để giúp anh hiểu thêm về diện mạo và tính cách nhân vật của mình.

Khi lồng tiếng cho phim, có một câu chỉ có hai chữ do chính Bình thể hiện, anh phải đánh vật suốt 4, 5 giờ liền vì không đạt yêu cầu của đạo diễn. Một câu nói của ông Hoà khi ông đánh mất hoàn toàn trí nhớ, dù là ký ức trẻ thơ, theo yêu cầu của Đặng Nhật Minh là phải “nghe như thoát lên từ một nơi nào đó ở dưới đất”!.

Ngoài sự kỹ tính, Đặng Nhật Minh rất biết tôn trọng và lắng nghe người khác. Những ý kiến đóng góp của cộng sự, dù bất đồng ý kiến, ông không bác bỏ họ mà vẫn đáp ứng yêu cầu. Một theo ý kiến của ông và một theo ý kiến của người đó. Sau đó trên bàn dựng monitor, cái nào thuyết phục ông sẽ chọn lựa.

Ông là người của công việc, không đam mê những thứ phù du vặt vãnh, không trà dư tửu hậu, không la cà quán sá hay tiệc tùng thâu đêm suốt sáng, ông tránh xa những vụ scandal liên quan đến giới nghệ thuật. Và hơn bao giờ hết, dù có trong tay cả chục bộ phim nổi tiếng đi khắp trong Nam, ngoài Bắc, ra cả thế giới nhưng ông luôn luôn tự nhận rằng, ông đứng ngoài cái gọi là showbiz, tránh xa những vụ lùm xùm của giới nghệ sĩ để mong kiếm tìm những hư danh trong cái nghề lắm công phu và cũng lắm nhiễu nhương này.

NSND Đặng Nhật Minh bảo, ông có thể đã là một bác sĩ, một nhà nghiên cứu y học nối nghiệp người cha đáng kính của mình. Nhưng đôi khi cuộc đời rất lạ, lạ và kỳ diệu nên không ai cố gắng để lý giải con đường đi của số phận, chỉ biết bám lấy nó để mà bước đi tiếp và làm tốt nhất có thể những bổn phận mà mình được giao phó. Thế nhưng, khi nói về thành công của mình, đạo diễn chỉ giản dị: “Tôi không phải là người có những tìm tòi, phát hiện mới mẻ về hình thức và ngôn ngữ điện ảnh. Tôi chỉ là người kể chuyện về đất nước mình, kể chuyện một cách chân thành”. 

Tin cùng chuyên mục

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.

Đọc thêm

'Tiếng hát Hà Nội 2024' lan tỏa thanh âm của tình yêu Hà Nội

Cuộc thi còn tạo điều kiện phát triển cho những tài năng âm nhạc trẻ. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội năm 2024” sẽ tạo cơ hội cho các nghệ sĩ sáng tạo, thể hiện những tác phẩm âm nhạc truyền thống và đương đại với chủ đề về ca ngợi Tổ Quốc, Đảng, Bác Hồ, tình yêu với Thủ đô, quê hương – đất nước góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật.

MC Cát Tường đề nghị xử lý một số trang tin lấy tên mình 'giật tít câu view' để lừa tiền

Diễn viên - MC Cát Tường
(PLVN) - MC Cát Tường và nhà sản xuất “Bạn muốn hẹn hò” mời luật sư và Thừa phát lại lập vi bằng một số trang tin điện tử, fanpage, facebook, youtube… có hành vi “giật tít câu view”, làm sai lệch thông tin, gây hoang mang dư luận liên quan vụ MC cảnh báo có kẻ gian sử dụng hình ảnh của mình để lừa đảo số tiền lớn.

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film
(PLVN) - Giải thưởng Silvana S Film là giải thưởng tôn vinh những bộ phim tài liệu xuất sắc về môi trường và giới trẻ, thuộc khuôn khổ chương trình LENScape: Documentary Shorts from Southeast Asia. Năm nay, Việt Nam tham gia Giải thưởng Silvana S Film với bộ phim tài liệu ngắn “Thư gửi mẹ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đồng sản xuất với đạo diễn Hà Lệ Diễm.

Vẻ đẹp từ những thước phim

Vẻ đẹp từ những thước phim
(PLVN) - Thời gian đã phủ lớp bụi lên những thước phim cổ, tấm ảnh cũ, tuy nhiên giá trị của chúng không mất đi. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hối hả, sôi động với nhiều âm thanh, màu sắc đa dạng trên truyền hình, nhưng nhiều người trẻ vẫn dành tình cảm cho các bức ảnh cũ, thước phim xưa.

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.