Người đàn ông nhập viện sau uống 6 ly bia tại tiệc tất niên

Bác sĩ đang khám sức khỏe bệnh nhân. Ảnh: BV
Bác sĩ đang khám sức khỏe bệnh nhân. Ảnh: BV
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Uống 6 ly bia trong tiệc tất niên, người đàn ông Nhật Bản bị hạ kali máu, tổn thương thận cấp, may mắn được cứu kịp thời.

Nhập viện sau 6 ly bia

Trước đó tối 2/2, ông F (53 tuổi, Nhật Bản) tham dự tiệc tất niên do công ty tổ chức. Ông kể lại, bình thường chỉ uống từ 1-2 ly bia, 2 lần mỗi tháng. Tuy nhiên tại tiệc tất niên, do mọi người mời nhiều nên ông F đã uống 6 ly. Đến ly thứ 6, ông nôn ói nhiều, cảm giác buồn ngủ, đi loạng choạng, té ngã, được đồng nghiệp đưa đến một bệnh viện tư tại TP HCM cấp cứu.

Bác sĩ cho biết, ông F nhập viện trong tình trạng mê man, nôn ói nhiều. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy kali trong máu hạ dưới ngưỡng bình thường, nồng độ cồn trong máu cao 73,44 mg/dL. Nghiêm trọng hơn, người bệnh bị tổn thương thận cấp do mất cân bằng dịch và điện giải dẫn đến giảm mức lọc cầu thận. May mắn kết quả cộng hưởng từ não không phát hiện tổn thương mới sau chấn thương đầu do té ngã.

“Nếu người bệnh không đến bệnh viện và tiếp tục nôn ói, rối loạn điện giải sẽ nặng hơn và có nguy cơ rối loạn nhịp tim dẫn đến ngừng tim. Tình trạng mất nước cấp sẽ gây tổn thương thận cấp nếu điều trị muộn hơn có thể sẽ gây tổn thương thận vĩnh viễn (suy thận mạn)”, bác sĩ nêu.

Sau 2 ngày điều trị, bù nước và điện giải, theo dõi sát, tình trạng bệnh nhân phục hồi nhanh chóng, ăn uống lại được, còn đau họng nhẹ do nôn ói nhiều, chức năng thận và nồng độ Kali máu của người bệnh trở về mức bình thường, không còn nồng độ cồn trong máu.

Rượu bia làm tăng nguy cơ mắc 200 loại bệnh khác nhau

Theo bác sĩ điều trị cho bệnh nhân F cảnh báo, rượu/bia gọi chung là thức uống có cồn (Alcohol). Hầu hết alcohol có ở rượu bia sẽ được hấp thụ vào máu qua dạ dày và ruột non. Alcohol theo máu di chuyển khắp cơ thể cho đến khi được gan chuyển hóa và đào thải, 1 phần nhỏ còn lại sẽ được bài tiết trực tiếp dưới dạng chưa chuyển hóa qua nước tiểu, mồ hôi hoặc hơi thở.

Alcohol gây độc hầu hết các cơ quan trong cơ thể, có thể gây tổn thương gan, dạ dày, thực quản, ruột, tụy và não bộ… Nồng độ cồn trong máu trên 70 mg/ml đủ làm cho người uống thay đổi cảm xúc (buồn vui, giận dữ đột ngột)… Và nguy hiểm nhất là khi ngộ độc rượu bia do nồng độ alcohol trong máu quá cao thường bị nhầm lẫn say rượu với các triệu chứng như: lú lẫn, phản ứng chậm, nói ngọng, buồn ngủ, nôn mửa, khó kiểm soát ý thức… Đây là lý do khiến nhiều người biến chứng, tử vong do không được đưa đi cấp cứu kịp thời.

Về lâu dài, rượu bia có thể làm tăng nguy cơ mắc hơn 200 bệnh khác nhau, bao gồm cả bệnh về gan, tuyến tụy và một số bệnh ung thư, cụ thể: huyết áp cao, bệnh tim, đột quỵ, ung thư miệng, họng, thực quản, thanh quản, gan, đại tràng, trực tràng. Làm suy yếu hệ thống miễn dịch, gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần, bao gồm trầm cảm và lo lắng…

Qua đây bác sĩ khuyến cáo, người dân hạn chế uống rượu bia để bảo vệ sức khỏe. Khi say rượu bia, nên uống thêm nước để tránh tình trạng mất nước, giúp nhanh đào thải chất độc qua đường tiểu và giảm thiểu các triệu chứng nôn nao, khát nước. Người bệnh có tình trạng nôn ói nhiều, mệt li bì cần đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Nồng độ cồn trong máu càng tăng cao, người bệnh đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:

- Nồng độ cồn 50-70 mg/100 ml máu: gây hưng phấn, nói nhiều hơn, bắt đầu có sự suy giảm kỹ năng nhẹ trong hành vi, cảm xúc.

- Nồng độ cồn 80-100 mg/100 ml máu: được coi là ngộ độc rượu. Các triệu chứng thường gặp như buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, gây suy giảm kỹ năng, hành vi và không đủ năng lực để lái xe.

- Nồng độ cồn 100-200 mg/100 ml máu: khiến rối loạn hành vi, rối loạn tâm thần nghiêm trọng hơn. Người uống có thể tê bì chân tay hoặc mặt, da xanh xao, cảm xúc không ổn định, dẫn đến giảm khả năng nhận thức, quyết định.

- Nồng độ cồn 200-300 mg/100 ml máu: gây nói líu lưỡi, rơi vào trạng thái lú lẫn, nhớ nhớ quên quên, có thể mất trí nhớ hoặc không thể đi lại, phản ứng chậm.

Người không có khả năng dung nạp rượu, nồng độ cồn máu đạt đến 400 mg/100 ml sẽ bị ngộ độc rượu nặng, tụt huyết áp, mất khả năng vận động, có thể mất hoàn toàn ý thức, hạ thân nhiệt, bị ức chế hô hấp, hôn mê, thậm chí tử vong.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.