Ông Nguyễn Trung sinh ra tại Điện Bàn (Quảng Nam) nhưng theo gia đình tập kết ra Bắc và sinh sống tại Hà Nội từ nhỏ. Năm 2 tuổi, chứng bệnh bại liệt đã cướp đi khả năng vận động của ông. Kể từ đó, cuộc sống của ông Trung gắn liền với những chiếc xe lăn.
Trong kí ức của mình, ông Trung vẫn còn nhớ rõ chiếc xe lắc tay gắn với tuổi thơ được cha mình đặt làm tại một xưởng máy trên phố Quỳnh Lôi. Đó cũng là chiếc xe đầu tiên gắn bó với ông.
Clip người đàn ông khuyết tật hơn 20 năm hàn gắn những đôi chân tật nguyền :
Năm 1997, ông tốt nghiệp khoa tiếng Nga, Đại học Ngoại Ngữ (nay là Đại học Hà Nội). Những năm sau tốt nghiệp thời buổi kinh tế khó khăn, tấm bằng đại học tiếng Nga không giúp ông xin được việc làm.
Ông phải làm nhiều nghề để kiếm sống: sửa chữa máy khâu, máy đánh chữ, dịch sách tài liệu tiếng Nga (đã từng dịch cho Nhà Xuất bản Kim Đồng, Nhà Xuất bản Thanh Niên....).
Năm 1978, ông được nhận vào làm tại Học viện Ngoại giao với vị trí biên tập viên cho tạp chí Nghiên cứu Quốc tế của Học viện.
Gắn bó với chiếc xe lăn như một vật bất ly thân, ông Trung hiểu được sự quan trọng của chiếc xe lăn đối với cuộc sống của mỗi người khuyết tật.
Ngay từ nhỏ, ông Trung đã có thể tự sửa xe lăn cho chính mình bởi những kiến thức sửa chữa đơn giản ông học từ người cha. Lớn lên chứng kiến nhiều người khuyết tật có cuộc sống khó khăn phải mua xe lăn với giá thành cao, ông Trung đã ấp ủ việc tự chế tạo xe lăn, vừa có giá trị sử dụng mà lại tiết kiệm chi phí./.