Người dân dè đặt với phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án

Người dân dè đặt với phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án
(PLO) - Thống kê của Bộ Tư pháp cho biết, từ năm 2011-6/2015, các Trung tâm trọng tài đã thụ lý 879 vụ việc, ban hành 586 phán quyết, trong đó 180 phán quyết đã được thi hành xong với số tiền hơn 3,6 triệu USD và 300 tỷ đồng. Con số này còn quá nhỏ so với những tranh chấp thương mại cần được giải quyết trong thực tế, làm hạn chế năng lực của đội ngũ trọng tài viên và chính chất  lượng của hoạt động tố tụng trọng tài. 

Hôm nay (13/6), Đoàn Luật sư TP Hà Nội phối hợp với Đoàn Luật sư TP Toulouse (Pháp) với sự hỗ trợ của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức “Khóa Bồi dưỡng LS trong thủ tục trung gian hòa giải và tố tụng trọng tài” nhằm tăng cường vai trò của luật sư (LS) trong khuyến khích sự phát triển, phổ biến của phương thức trung gian hòa giải và tố tụng trọng tài trong giải quyết tranh chấp, nhất là tranh chấp thương mại.

Theo thống kê, mỗi năm ở Việt Nam chỉ có khoảng 260.000 vụ việc được giải quyết thông qua tố tụng trọng tài trong khi ở Pháp con số này lên đến hàng triệu vụ.

Bên cạnh đó, tỷ lệ phán quyết trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành tại Việt Nam còn thấp (chỉ 54%), chỉ 1/16 phán quyết trọng tài của Pháp được công nhận và thi hành tại Việt Nam.

Ở Nhật, 100% phán quyết trọng tài nước ngoài được công  nhận và thi hành. Ở Anh chỉ 2/89 phán quyết bị từ chối. Pháp, Hà Lan, Singapore rất ít phán quyết trọng tài nước ngoài bị từ chối.

LS Hoàng Huy Được – Phó Chủ nhiệm Đoàn LS TP Hà Nội nhấn mạnh, trung gian hòa giải và tố tụng trọng tài là hai phương thức giải quyết tranh chấp thương mại ngoài tố tụng được khuyến khích trong giải quyết tranh chấp theo tinh thần cải cách tư pháp.

Song cả hai phương thức này vẫn chưa được đặt trong danh sách ưu tiên lựa chọn cho quá trình giải quyết tranh chấp thương mại của các cá nhân, tổ chức kinh doanh.

Theo đánh giá của các LS, nguyên nhân sâu xa lại xuất phát từ chính các quy định của pháp luật liên quan đến hai phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án này.

Như quy định của Luật trọng tài thương mại 2010 cho phép một bên được gửi đơn lên Tòa án yêu cầu hủy quyết định trọng tài trong “làm cho tố tụng trọng tài trở nên rất rủi ro” - LS.Đào Ngọc Chuyền nhận xét.

Cùng với đó, quy định phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự là không phù hợp với đặc thù của phương thức trọng tài thương mại là “nhanh, gọn” mà chỉ làm phức tạp thêm quá trình áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp này. 

Ngoài ra, pháp luật hiện hành chưa có cơ chế để bảo đảm tính bí mật của các thông tin và tài liệu trong quá trình hòa giải; chưa quy định rõ ràng về việc các thông tin, tài liệu được các bên đưa ra trong quá trình hòa giải có được coi là bí mật nghề nghiệp của hòa giải viên…

Vì vậy, thiếu cơ chế bảo đảm nguyên tắc bí mật trong phương thức trung gian hòa giải, làm các bên lựa chọn phương thức này thiếu cởi mở, thẳng thắn làm quá trình hòa giải sẽ rất dễ đi đến bế tắc… 

Ở Mỹ, phương thức hòa giải đáp ứng mục tiêu của các bên, chi phí thấp hơn tố tụng tại Tòa án, hạn chế những ảnh hưởng tâm lý trong quá trình giải quyết tranh chấp… Phương thức hòa giải ngoài tố tụng thường kéo dài 3-12 tháng tùy mức độ của từng vụ việc, qua 4-6 phiên thương thuyết (cách nhau 2-3 tuần), tỷ lệ thành công vào khoảng 85%.

Chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp tại Đoàn LS TP Hà Nội về phương thức trung gian hòa giải và tố tụng trọng tài, LS Anne Faure - Chủ nhiệm Đoàn LS TP Toulouse (Pháp) khẳng định, LS đóng vai trò quan trọng trong giải quyết tranh chấp bằng hai phương thức này. 

Do đó, LS cần khuyến khích khách hàng sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án và phải nắm được kỹ năng để giúp khách hàng khi tham gia quá trình hòa giải cũng như tố tụng trọng tài. 

LS cần biết "rút lui" đúng thời điểm để khách hàng có được sự giúp đỡ của LS hiệu quả hơn trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Như ở Pháp, khi đã hòa giải thành công, LS hoàn tất thủ tục và rút ra khỏi hồ sơ, không tiếp tục được giúp đỡ khách hàng trong những quá trình tố tụng tiếp theo theo ĐIều lệ hòa giải đã ký với khách hàng.

Từ thực tế ở Việt Nam trước yêu cầu giải quyết tranh  chấp thương mại thời kỳ hội nhập, các LS cho rằng, cần hoàn thiện thể chế về hai phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án này để tháo gỡ những vướng mắc, đưa trung gian hòa giải và tố tụng trọng tài được áp dụng hiệu quả trong giải quyết tranh chấp, đặc biệt là tranh chấp dân sự, thương mại, xã hội như ở nhiều quốc gia.

Đọc thêm

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.