Người dân đã có thể giám sát tốt hơn công tác Thi hành án dân sự

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long
(PLO) - Thực hiện Chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, sáng nay (28/10), Thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã báo cáo trước Quốc hội về công tác thi hành án năm 2016. Theo trình bày của Bộ trưởng, công tác Thi hành án dân sự (THADS) đã có nhiều biến chuyển, người dân đã có thể giám sát tốt hơn hoạt động THA.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết: về công tác THADS, từ ngày 01/10/2015 đến ngày 30/9/2016, có tổng số 821.216 việc phải thi hành. Kết quả phân loại có 675.429 việc có điều kiện thi hành, chiếm tỷ lệ 82,25%. Thi hành xong 530.428 việc (tăng 30.388 việc), đạt tỷ lệ 78,53%; Tổng số tiền phải thi hành là 133.618 tỷ đồng. Kết quả phân loại có 86.253 tỷ đồng có điều kiện thi hành, chiếm tỷ lệ 64,55%. Thi hành xong 29.097 tỷ đồng (tăng 7.800 tỷ đồng), đạt tỷ lệ 33,74%.

Các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng, đã thi hành xong 3.348 việc, thu được 19.654 tỷ đồng (tăng 305 việc, tăng 3.860 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2015), đạt tỷ lệ 17,35% về việc và 24,99% về tiền.

Ngành THADS cũng đã xét miễn, giảm thi hành án, đã xét miễn, giảm tổng số 7.171 việc, tương ứng với 152 tỷ đồng.

Cơ quan THADS cũng đã chức cưỡng chế thi hành án, đã ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với 11.901 trường hợp (giảm 673 trường hợp so với cùng kỳ năm 2015), sau khi có quyết định cưỡng chế có 1.428 trường hợp đương sự tự nguyện thi hành án. 

Bộ trưởng Lê Thành Long nhận định:  Công tác xác minh, phân loại án được chú trọng thực hiện, ngày càng chính xác hơn và đạt tỷ lệ tương đối cao: 82,25% về việc và 64,55% về tiền. Đồng thời, các cơ quan THADS đã thực hiện nghiêm túc việc công khai thông tin người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành trên Cổng, Trang thông tin điện tử THADS, qua đó giúp người dân và đương sự giám sát tốt hơn việc phân loại án...

Nói về hạn chế của công tác THADS, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết: Số việc và tiền có điều kiện nhưng chưa thi hành xong phải chuyển kỳ sau tuy giảm so với năm 2015 (giảm 14,66% về việc và 19,05% về tiền) nhưng vẫn còn 145.001 việc với số tiền trên 57.000 tỷ đồng. Các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng (thường có giá trị lớn) kết quả thi hành đạt thấp; một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài chưa được xử lý dứt điểm; 

Bộ trưởng cũng thừa nhận một lý do cho những hạn chế của công tác THADS là do tiến độ xây dựng, ban hành một số văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS còn chậm.

Vướng mắc của công tác THADS, theo Báo cáo của Chính phủ, là do còn tương đối lớn lượng án chưa có điều kiện thi hành, án không thi hành được đã tồn đọng từ nhiều năm trước; đặc biệt, điều kiện để thi hành các án trọng điểm, phức tạp, kéo dài đã thay đổi so với thời điểm giải quyết, cần sự phối hợp, thống nhất nhiều cấp, nhiều ngành.

 Bên cạnh đó, thị trường bất động sản chưa có nhiều chuyển biến rõ rệt nên kết quả xử lý tài sản thi hành án đạt thấp; việc bán, giao tài sản cho người mua trúng đấu giá gặp nhiều khó khăn (từ chối mua, chống đối, không nhận tài sản...). Nhiều trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành, thậm chí chống đối quyết liệt, trong khi hiệu quả áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm còn rất hạn chế..

Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại được xác định là bởi số việc và tiền thụ lý ngày càng nhiều, năm sau cao hơn năm trước và cao nhất từ trước đến nay về tiền, nhất là án tín dụng ngân hàng tăng đột biến trong khi biên chế của các cơ quan THADS còn chưa tương ứng với khối lượng công việc. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, các cơ quan có thẩm quyền chưa quan tâm đúng mức đến việc truy tìm hoặc chưa kịp thời kê biên, phong tỏa tài sản của đương sự để bảo đảm thi hành án; cơ chế quản lý, kiểm soát thu nhập còn chưa hoàn thiện, gây khó khăn cho việc xác minh điều kiện thi hành án. Cơ chế thi hành án hành chính chưa phù hợp, hiệu quả; ý thức về thi hành án hành chính chưa cao. Công tác cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin còn chậm; Năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm của một bộ phận công chức, kể cả cán bộ lãnh đạo quản lý chưa theo kịp yêu cầu nhiệm vụ. Chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, tự kiểm tra còn hạn chế.

Trước QH, Bộ trưởng Lê Thành Long cũng đã trình bày các vấn đề liên quan đến Nghị quyết 107/2015/QH13 và công tác thi hành án hình sự. 

Bộ trưởng khẳng định: "Nhìn chung, năm 2016, Chính phủ đã tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện và công tác THADS, hành chính, hình sự, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao theo Nghị quyết số 111/2015/QH13 cũng như tích cực triển khai thực hiện chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 107/2015/QH13. Với những kết quả đạt được, có thể khẳng định công tác thi hành án tiếp tục có những chuyển biến tích cực, bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội."./.

Đọc thêm

Sửa đổi Luật Công chứng: Đề xuất quy định mua bảo hiểm nghề nghiệp là nghĩa vụ

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh báo cáo một số nội dung về dự thảo Luật Công chứng sửa đổi. (Ảnh Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, nếu quy định việc mua bảo hiểm nghề nghiệp là nghĩa vụ thì sẽ mua trên cơ sở thỏa thuận giữa doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và tổ chức hành nghề. Nhưng nếu là loại hình bảo hiểm bắt buộc thì sẽ phải quy định rõ mức mua và mức bồi thường.

Noi gương Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (Ảnh: T.Ư Hội LHTN Việt Nam)
(PLVN) - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, không chỉ là nhà lãnh đạo quân sự tài ba mà còn là người đặt nền móng vững chắc cho tổ chức thanh niên lớn mạnh, gửi gắm niềm tin vào thế hệ trẻ - những người chủ tương lai của đất nước.

Quảng Bình: Tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng cho tất cả công chức tư pháp, hộ tịch

Toàn cảnh hội nghị tập huấn.
(PLVN) - Sở Tư pháp Quảng Bình vừa tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi và kỹ năng, nghiệp vụ liên quan đến quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ chứng thực bản sao điện tử , thực hiện 02 nhóm TTHC liên thông theo Đề án 06 cho công chức Tư pháp - Hộ tịch trên địa bàn tỉnh .

Chú trọng hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Quang cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 14/11, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Bộ Khoa học & Công nghệ phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên 1M4W năm 2024 với chủ đề “Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

PGS.TS Vũ Văn Phúc.
(PLVN) -Sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; lý luận đường lối đổi mới, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được định hình sáng rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Ngày đầu thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Người dân làm thủ tục tại bộ phận một cửa của Sở Tư pháp trong Trung tâm PVHCC. (Ảnh: Tiến Dũng)
(PLVN) - Từ 8h sáng qua (13/11), UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) chính thức triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng định danh quốc gia VNeID. Đây là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của tỉnh, gồm Sở Tư pháp, Sở TT&TT, Công an tỉnh cùng các Bộ, ngành liên quan.

Hoàn thiện khung pháp lý về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ

Hoàn thiện khung pháp lý về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ
(PLVN) - Ngày 14/11, Bộ Tư pháp phối hợp Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hoà Liên bang (CHLB) Đức về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và bà Vanessa Steinmetz, Giám đốc quốc gia FNF Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo.

Bộ Tư pháp trao Quyết định nghỉ hưu cho công chức

Bộ Tư pháp trao Quyết định nghỉ hưu cho công chức
(PLVN) - Chiều 13/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trao Quyết định nghỉ hưu đối với đồng chí Nguyễn Thị Tố Nga, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, nguyên Vụ trưởng Vụ Thi đua – Khen thưởng, Bộ Tư pháp.

Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay

PGS, TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
(PLVN) - Quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay là một trong các quyền được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Mới đây, tại Phiên thảo luận Tổ tại Quốc hội về dự thảo Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh vị trí và ý nghĩa chiến lược của giáo dục và đào tạo, trong đó, đào tạo giáo viên là trọng tâm và phải "tiến dần lên", theo hướng các cháu đến tuổi đi học phải được đến trường. "Nếu tiến lên nữa thì Nhà nước phải nuôi, tiến tới miễn học phí, nuôi ăn các cháu ở tuổi đi học”. Nhân dịp Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024), Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết “ Bảo đảm quyền được giáo dục ở Việt Nam hiện nay” của PGS,TS Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chuyên gia Tài chính Nguyễn Trí Hiếu: Khát khao mang nguồn tài chính bền vững đến doanh nghiệp Việt

Chuyên gia Tài chính Nguyễn Trí Hiếu
(PLVN) - Hơn 45 năm làm việc trong ngành tài chính, ngân hàng,TS.Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Thị trường Tài chính và Bất động sản Toàn Cầu luôn nỗ lực và khát khao mang nguồn tài chính bền vững đến cho doanh nghiệp (DN) Việt. Bởi hơn ai hết, ông hiểu rằng: Tài chính là yếu tố quan trọng số 1 trong hành trình phát triển của bất kỳ DN nào.