Người dân cần hiểu rõ hơn về các trường hợp được nổ súng

TS.Trần Văn Đạt, Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp
TS.Trần Văn Đạt, Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp
(PLO) - Những vụ nổ súng của lực lượng Công an thời gian qua không nhiều, đều được cơ quan có thẩm quyền lên tiếng giải thích nhưng vẫn thu hút khá nhiều sự quan tâm của dư luận. Vì vậy, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS.Trần Văn Đạt, Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp để tìm hiểu rõ hơn căn cứ pháp lý trong những vụ việc này.
- Hiện nay, chúng ta có Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 - Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (đã được sửa đổi bổ sung năm 2013) quy định rất rõ về việc nổ súng. Theo đó, khi làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, việc nổ súng của Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, việc nổ súng của Công an nhân dân thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an. Khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự có tổ chức, việc nổ súng tuân theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền. Khi thi hành nhiệm vụ độc lập, việc nổ súng tuân theo một số nguyên tắc cơ bản. Ông có thể cho biết đó là những nguyên tắc gì?
Thứ nhất, phải căn cứ vào từng tình huống, tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm của đối tượng để quyết định việc nổ súng.
Thứ hai, chỉ nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng, sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc nổ súng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe cho bản thân hoặc người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được nổ súng ngay.
Một nguyên tắc hết sức quan trọng là không được nổ súng vào đối tượng khi biết rõ người đó là phụ nữ, người tàn tật, trẻ em, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
Trong mọi trường hợp nổ súng, người sử dụng súng cần tính toán loại trừ một cách tốt nhất các thiệt hại có thể xảy ra. Ví dụ, việc nổ súng ở giữa đám đông rất có thể gây thiệt hại cho người khác như viên đạn bắn trượt đối tượng, trúng những người xung quanh. 
Vừa qua có một số trường hợp nổ súng đã được phản ánh. Việc nổ súng trong các trường hợp ấy đều có từng tình huống khác nhau. Pháp lệnh đã quy định rõ nguyên tắc cơ bản là căn cứ vào từng tình huống, tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm của đối tượng để quyết định việc nổ súng hay không. Đơn cử, đối tượng đang bị còng tay mà bỏ chạy, trong trường hợp này có cần thiết nổ súng hay không? Tôi cho rằng, dùng biện pháp khác vẫn có thể trấn áp được đối tượng mà không cần thiết phải nổ súng.
- Pháp lệnh cũng quy định rất cụ thể các trường hợp được nổ súng, phải không thưa ông?
Đúng vậy! Các trường hợp được nổ súng bao gồm: 
Đối tượng đang sử dụng vũ lực, vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp đe dọa đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc đe dọa sự an toàn của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật; Đối tượng đang thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ; Đối tượng đang sử dụng vũ khí gây rối trật tự công cộng có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; Đối tượng đang đánh tháo người bị giam, người bị dẫn giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm; người bị giam, giữ, bị dẫn giải, bị áp giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đang chạy trốn hoặc chống lại…
Tinh thần chung là Pháp lệnh giao cho người thực thi công vụ được phép nổ súng để đảm bảo công vụ được hoàn thành, việc nổ sung nhằm bảo đảm trấn áp tội phạm, ngăn ngừa vi phạm pháp luật. Bên cạnh quy định được nổ súng, người được giao sử dụng súng phải nắm rõ quy định của pháp luật, theo đó, việc nổ súng không phải được thực hiện trong mọi trường hợp. Phía người dân cũng cần biết rằng, người thực thi công vụ không thể nổ súng một cách tùy tiện. 
- Vậy theo ông, tại sao mỗi vụ nổ súng đều được dư luận thể hiện sự quan tâm khá lớn?
Với tình hình trật tự an toàn xã hội như hiện nay, có thể thấy, rất ít trường hợp, các lực lượng chức năng phải sử dụng biện pháp cuối cùng ấy. Lâu nay, các lực lượng làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn xã hội được quan tâm trang bị các nguồn lực khác nhau để thực thi công vụ, không cần thiết phải nổ súng cũng có thể hoàn thành công vụ được giao. Tất nhiên, không loại trừ một số trường hợp lạm dụng việc nổ súng của người thi hành công vụ, trong những trường hợp đó, tùy theo mức độ vi phạm mà người nổ súng không tuân theo các quy định của pháp luật sẽ bị xử lý ở các mức độ khác nhau. Vì vậy, dư luận quan tâm là vấn đề hết sức bình thường.
Nổ súng chỉ thực hiện khi đã thực hiện tất cả các biện pháp khác, kể cả thuyết phục đối tượng. Thuyết phục được hay không, sử dụng các biện pháp khác có thành công hay không phụ thuộc vào trình độ, năng lực của người thực thi công vụ, nếu người thực thi công vụ đủ năng lực thực hiện thì điều đó là lý tưởng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có những đối tượng ngoan cố, quyết tâm phạm tội đến cùng, thì nổ súng cũng bình thường, là điều phải làm, tránh gây hậu quả khôn lường cho xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác.
- Có điều, trong một số trường hợp cụ thể, dường như lỗi thường được “đổ” cho lực lượng Công an?
Chính vì thế, tôi cho rằng công tác truyền thông là rất cần thiết, truyền thông cần được tăng cường thêm để người dân biết người thực thi công vụ được phép nổ súng trong trường hợp nào và khi người thực thi công vụ nổ súng, điều đó không có gì bất bình thường. Truyền thông hiệu quả là một việc nhưng không loại trừ trường hợp cố tình không hiểu, nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý, chống đối, tạo dư luận không tốt.
- Ông vừa đề cập đến lạm dụng súng. Nếu có thực trạng này, đâu là quy định có thể hạn chế việc lạm dụng súng?
Trên thực tế, theo thông tin trên các phương tiện truyền thông và nhiều nguồn thông tin khác cho thấy, một số trường hợp người thực thi công vụ nổ súng không đúng theo các quy định của pháp luật chủ yếu là do bản lĩnh của người thực thi công vụ chưa tốt, nóng tính, bức xúc, sẵn có vũ khí mà sử dụng trái nguyên tắc chung của pháp luật.
Chế tài để hạn chế lạm dụng súng cũng rất cụ thể. Khi dùng súng trái quy định, ngoài việc xử lý về trách nhiệm công vụ thì còn tùy theo mức độ, có thể bị xử lý hình sự theo Điều 107, Điều 96 Bộ luật Hình sự năm 1999. Tôi thấy rằng, trong các vụ nổ súng gần đây, các cơ quan chức năng đều đã có ý kiến một cách chính thức, rõ ràng và minh bạch nhưng trong xã hội vẫn còn các luồng dư luận khác nhau. Có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng tôi cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do các quy định của pháp luật liên quan đến việc nổ súng chưa được toàn thể nhân dân nắm rõ. Vì vậy, một lần nữa tôi xin lưu ý, trong thời gian tới, vấn đề truyền thông cần được quan tâm thực hiện một cách mạnh mẽ hơn nhằm  nâng cao nhận thức người dân, nhận được sự ủng hộ cao trong dư luận xã hội. 
-  Xin trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...