Người chạy đua thời gian để tri ân Mẹ Việt Nam anh hùng

Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt giới thiệu cho bà Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội chiếc xe máy đã đồng hành cùng bà trong nhiều năm đi và vẽ Mẹ VNAH. (Ảnh: PV)
Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt giới thiệu cho bà Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội chiếc xe máy đã đồng hành cùng bà trong nhiều năm đi và vẽ Mẹ VNAH. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Gọi nữ họa sĩ Đặng Ái Việt - người đã thực hiện hơn 3.000 bức ký họa chân dung Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống trên khắp cả nước là “người chạy đua với thời gian” cũng không hề sai. Bởi trong những câu chuyện của bà về hành trình đi và vẽ kéo dài hơn một thập kỷ bền bỉ, đã có những nốt lặng buồn khi Mẹ đã không đợi được...

Những ký họa đi cùng dặm dài đất nước

Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt (Đặng Thị Bông) sinh ngày 16/11/1948, quê xã Tân Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Bà trở thành diễn viên Đoàn Văn công tỉnh Mỹ Tho khi mới 15 tuổi. Tháng 7/1964 bà là họa sĩ, phóng viên Báo Phụ nữ Giải phóng. Là một chiến sĩ, nghệ sĩ, bà thấu hiểu sự mất mát, đau thương do chiến tranh gây ra.

“Khi ở chiến khu, tôi và đồng đội đã hẹn với nhau rằng sau này hòa bình sẽ đi khắp đất nước Việt Nam và cố gắng làm tất cả những gì có thể để đóng góp cho đất nước” - tại sự kiện “Tâm họa tri ân” giới thiệu tâm huyết, nghĩa cử cao đẹp của nữ hoạ sĩ Đặng Ái Việt thông qua hành trình hơn một thập kỷ để ký họa chân dung các Mẹ Việt Nam anh hùng (Mẹ VNAH) do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với tổ chức “Trái tim người lính”, Câu lạc bộ “Mãi mãi tuổi 20” và Ban Di sản ký ức (Câu lạc bộ Phụ nữ với Di sản) vừa tổ chức bà cho biết.

Năm 2010, 2011 và 2014, nữ họa sĩ Đặng Ái Việt lần lượt được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam và Sách kỷ lục châu Á xác nhận là người phụ nữ đầu tiên sử dụng xe Chaly đi khắp 63 tỉnh thành ký họa chân dung các Mẹ VNAH và là người vẽ chân dung Mẹ VNAH nhiều nhất. Ngày 13/11/2020, bà được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

Thực hiện hành trình đi và vẽ khắp đất nước để vẽ Mẹ VNAH, nữ họa sĩ đã thực hiện lời hứa năm xưa. “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Đất nước Việt Nam mình có được như ngày hôm nay là nhờ sự đóng góp của rất nhiều máu xương các anh hùng, liệt sĩ và họ là con của những người Mẹ VNAH. Không ai phân công tôi đi vẽ chân dung các Mẹ VNAH, đó là mệnh lệnh từ trái tim. Tôi vẽ bằng tất cả trái tim của mình để tri ân các mẹ, để các mẹ mãi trường tồn cùng đất nước” - bà nói.

Khởi đầu khi đã 62 tuổi, nữ họa sĩ Đặng Ái Việt đã có cuộc hành trình hơn 14 năm từ 19/2/2010 trên những chiếc xe máy như Chaly, Cup 50 (ước tính nữ họa sĩ đã đi hơn 140 nghìn kilomet đến các tỉnh, thành) và hành trang tối giản với một thùng đồ nghề đựng giấy, màu và bút vẽ, cùng chút ít tư trang cá nhân. Hành trình ấy đã đưa nữ họa sĩ đến 63 tỉnh, thành, vẽ được 3.157 bức chân dung các Mẹ VNAH.

Trong khuôn khổ sự kiện “Tâm họa tri ân”, nữ họa sĩ Đặng Ái Việt trao tặng gần 3.000 tranh vẽ chân dung Mẹ VNAH của mình cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại Hà Nội. Trong lễ trao tặng, đọc 2 câu thơ của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Huỳnh Văn Nghệ có câu: “Từ thuở mang gươm đi mở nước/Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”, nữ họa sĩ Đặng Ái Việt rưng rưng xúc động: “Cả cuộc đời tôi đã gắn bó với Hội Phụ nữ và trong những ngày tháng chiến tranh cũng như thời bình tôi luôn hướng về Thủ đô. Vì thế, tôi rất yên tâm khi giao những bức vẽ này cho bảo tàng gìn giữ và mong rằng góp được phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tri ân những đóng góp hy sinh của các thế hệ phụ nữ Việt Nam, các bà mẹ Việt Nam anh hùng cho mọi tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ”.

“Động lực để tôi có thể đi vẽ ở cái tuổi này đó là tình yêu. Hành trình đến với các Mẹ VNAH là hành trình đến với tình yêu cuộc sống. Tính đến nay tôi đã vẽ được chân dung của 3.157 Mẹ VNAH. Người Mẹ VNAH thứ 3.157 sinh năm 1916, 108 tuổi tôi vẽ ở tỉnh Hà Tĩnh và ở địa phương này tôi đã có kỷ niệm khó quên. Khi có kế hoạch vẽ ở Hà Tĩnh, tôi đã liên hệ với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) địa phương và được báo con số là toàn tỉnh có 21 Mẹ VNAH. Nhưng khi tôi đến nơi, con số đã tụt xuống còn 20. Một Mẹ đã ra đi mãi mãi cùng thời gian. Tôi như chết lặng, chỉ ước ao sao mình có thể chạy đua thắng được thời gian”, bà kể.

Biết ơn những sự giúp đỡ thầm lặng

Ở Việt Nam, trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại, các Mẹ VNAH đã trở thành những người chiến sĩ thầm lặng, góp phần làm nên những trang sử hùng tráng của dân tộc, tạc vào dáng hình của đất nước Việt Nam. Theo thông tin từ Bộ LĐ-TB&XH, đến nay, cả nước đã phong tặng, truy tặng gần 140 nghìn Mẹ VNAH. Tuy nhiên, đến nay theo số liệu hiện tại, chỉ còn 2.988 mẹ VNAH còn sống. Từ con số này có thể hiểu sự hối hả của nữ họa sĩ Đặng Ái Việt quên đi tuổi tác để chạy đua cùng thời gian trên dặm dài đất nước ghi lại hình ảnh của các Mẹ VNAH. 3.157 bức ký họa chân dung của Mẹ VNAH thực sự là thành quả của sự lao động nghệ thuật nghiêm túc và đầy hiệu quả, đáng kính nể của họa sĩ Đặng Ái Việt. Và bà cũng cho biết, để có được thành quả đó, đã có rất nhiều sự giúp đỡ thầm lặng phía sau.

Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt - người đã thực hiện hơn 3.000 bức ký họa chân dung Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống trên khắp cả nước. (Nguồn: BTPN)

Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt - người đã thực hiện hơn 3.000 bức ký họa chân dung Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống trên khắp cả nước. (Nguồn: BTPN)

Theo lời bà, khi bà bắt đầu chuyến hành trình vào tháng 2/2010, thời điểm đó bà Nguyễn Thị Kim Ngân - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội đang là Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH. Biết nghĩa cử của nữ họa sĩ, bà Nguyễn Thị Kim Ngân rất ủng hộ và đã giúp nữ họa sĩ hóa giải rất nhiều khó khăn về khâu thủ tục, giấy tờ trong hành trình đi, vẽ khắp đất nước cũng như luôn quan tâm tiếp thêm động lực cho nữ họa sĩ.

“Tại tất cả các địa phương tôi đã đến, tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của chính quyền, của ngành LĐ-TB&XH. Nhận được những sự giúp đỡ này tôi càng mong muốn được vẽ nhiều hơn nữa để tri ân các Mẹ VNAH và trả “nợ đời, nợ nghiệp, nợ người cố nhân”, nữ họa sĩ Đặng Ái Việt cho biết. Cũng theo nữ họa sĩ, trong giai đoạn đại dịch COVID-19, ngay sau khi đất nước hết phong tỏa, bước vào thời kỳ bình thường mới, bà đã xin phép ngành LĐ-TB&XH được tiếp tục vẽ và để bảo đảm an toàn cho các Mẹ, bà nêu phương án ngồi vẽ từ xa thay vì tiếp cận gần như trước. Được sự đồng ý, nữ họa sĩ lại tiếp tục hành trình vẽ của mình chạy đua cùng thời gian.

“Trên con đường hành trình đến với các mẹ VNAH đất Quảng Nam, tôi ghé một trạm xăng ở thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang. Chàng trai trẻ bán xăng đã nhất quyết không nhận tiền đổ xăng cùng một câu nói giản dị: “Bác cho con gửi một ít xăng để bác đi vẽ tiếp chân dung Mẹ VNAH. Khi đó, nước mắt tôi đã rơi...”, bà kể lại với phóng viên.

Tin cùng chuyên mục

Nông dân Bạc Liêu lao đao tìm thương lái mua lúa

Nông dân Bạc Liêu lao đao tìm thương lái mua lúa

(PLVN) - Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, nông dân tại các địa phương xuống giống hơn 46.800 ha lúa trên đất tôm (lúa - tôm), hơn 34.500 ha lúa Thu Đông. Đồng thời, Bạc Liêu có hơn 32 nghìn ha lúa lấp vụ Hè Thu và gần 2 nghìn ha giống lúa cao sản… Tuy nhiên, ngày cận Tết, giá lúa giảm sâu khiến nhiều hộ dân đứng ngồi không yên.

Đọc thêm

Đứt gân cơ khi chơi Pickleball

Bệnh nhân đứt gân cơ vai trái được kỹ thuật viên tập các bài tập làm mạnh các nhóm cơ vùng vai và cánh tay trái
(PLVN) - Một người đàn ông tỉnh Quảng Ninh bất ngờ bị đứt gân cơ trong quá trình chơi Pickleball và phải nhập viện điều trị.

Nghiên cứu ADN mở ra cơ hội mới trong điều trị ung thư

Nghiên cứu ADN mở ra cơ hội mới trong điều trị ung thư
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trong nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học Australia đã phát hiện ra rằng quá trình sửa chữa ADN có thể xác định cách các tế bào ung thư chết sau xạ trị, từ đó giúp cải thiện tỷ lệ điều trị và chữa khỏi ung thư.

Khánh thành cột cờ Tổ quốc tại quần đảo Nam Du

Khánh thành cột cờ Tổ quốc tại quần đảo Nam Du
(PLVN) - Ngày 14/1, UBND huyện Kiên Hải (tỉnh Kiên Giang) phối hợp với các cơ quan, đơn vị, trường đại học cùng lực lượng vũ trang tổ chức lễ thượng cờ và khánh thành cột cờ Tổ quốc quần đảo Nam Du, tọa lạc tại xã An Sơn, huyện đảo Kiên Hải.

Công an tỉnh Sihanouk thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 Công an tỉnh Kiên Giang

Toàn cảnh buổi thăm, tặng quà Tết
(PLVN) - Đoàn công tác Công an tỉnh Sihanouk (Vương quốc Campuchia), do Thiếu tướng Sô Bun Na Rith, Phó Giám đốc Công an tỉnh làm Trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 Công an tỉnh Kiên Giang. Tiếp đón đoàn có Đại tá Đào Hải Đăng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang, cùng lãnh đạo một số phòng nghiệp vụ của Công an tỉnh.

Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An xin nghỉ hưu trước tuổi

Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An xin nghỉ hưu trước tuổi
(PLVN) - Việc ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Nghệ An quyết định xin nghỉ hưu trước tuổi thể hiện tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, luôn đặt lợi ích tập thể lên đầu, tất cả vì sự nghiệp chung của đất nước.

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn thăm, tặng quà tết tại huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn tặng quà cho bà Nguyễn Thị Xuyến ở thôn Cánh Chủ, xã Bình Yên (huyện Thạch Thất). Ảnh: Hoàng Sơn
 - Sáng 14-1, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn đã đến thăm, tặng quà tết gia đình tiêu biểu, thương binh tại huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai; động viên và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Công an xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai) nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Nhếch nhác Bãi Đá Ông Địa

Nhếch nhác Bãi Đá Ông Địa
(PLVN) -Bãi Đá Ông Địa, tọa lạc tại phường Phú Hài, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, từ lâu đã trở thành một trong những điểm đến yêu thích của du khách và người dân địa phương.