Xúc động về ký ức của những nữ cựu chiến binh

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hội nghị Tri ân người có công với cách mạng năm 2024 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Quốc phòng và các cơ quan vừa tổ chức có sự tham dự của trên 400 đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu đến từ khắp mọi miền đất nước. Bên lề Hội nghị, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có dịp gặp gỡ với những nữ cựu chiến binh, những người đã không tiếc tuổi thanh xuân, không ngại gian khổ, nguy hiểm xông pha ra chiến trường với tinh thần bất diệt của phụ nữ Việt Nam “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”.
Bà Mai Thị Nga là một nữ giao liên dũng cảm, kiên cường, không khuất phục trước quân địch. (Ảnh: PV)

Bà Mai Thị Nga là một nữ giao liên dũng cảm, kiên cường, không khuất phục trước quân địch. (Ảnh: PV)

Thà chết chứ không “bán nước cầu vinh”

Bà Mai Thị Nga (81 tuổi, sống tại tỉnh Tiền Giang) thương binh hạng 3/4 nhớ lại câu chuyện hơn 60 năm trước của mình. Vừa đúng tuổi 16 trăng tròn đẹp nhất, bà đã tham gia làm giao liên ở xã Tân Bình (nay thuộc thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang). Với tinh thần năng nổ, nhiệt huyết, bà sớm được mọi người tin tưởng giao làm Hội phó rồi Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Bình. Đến ngày 19/5/1962, bà được kết nạp vào Đảng khi vừa qua tuổi 18.

Vào năm 1962, trong một lần được giao nhiệm vụ đi công tác ở xã Mỹ Hạnh Trung (tỉnh Tiền Giang), bà bị quân địch bao vây, bắt giữ. Mong muốn khai thác được những thông tin từ cô nữ giao liên, địch đã liên tục đưa bà đến nhiều trại giam khác nhau và tra tấn bằng nhiều cực hình, như ở Chi khu Lai Cậy giặc tra khảo bà bằng hình thức đổ xà phòng vào miệng. Sau đó, chúng đưa bà đến Khám lớn Mỹ Tho, rồi Trại Thủ Đức, ở đây, bà phải ngồi trong căn phòng giam nhỏ hẹp, một chân bị treo lên xà.

Bà Nga nhớ lại khoảnh khắc đó: “Trong tù, tôi từ một cô gái nặng hơn 40kg chỉ còn chưa đầy 32kg. Có những ngày bị treo chân lên xà, dốc đầu xuống sàn nhà. Ở trong khuôn viên tù ẩm mốc, chật hẹp, ăn uống, đi vệ sinh tất cả cùng một nơi”. Tuy nhiên, bà Nga không hề sợ hãi, nhụt chí trước quân thù. Bà cho biết, bản thân thà chết chứ không “bán nước cầu vinh”. Tại đây, bà Mai Thị Nga cùng nhiều nữ tù cách mạng khác đã vận động các chị em không khai tuyệt thực, không thực hiện các nội quy nhà giam...

Nhờ tinh thần yêu nước, ý chí mạnh mẽ, quật cường không thể khuất phục, bà Mai Thị Nga được địch trả tự do vào năm 1965. Ngay lập tức bà tiếp tục liên lạc trở lại với tổ chức cách mạng, khát khao tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bà đảm nhiệm một số công việc tại tỉnh Tiền Giang. Năm 1969, trên cương vị là Huyện ủy viên, bà được tổ chức phân công phụ trách hai xã Tân Phong và Hiệp Đức, với nhiệm vụ gây dựng lại Chi bộ. Trong thời gian này, dù đã làm mẹ và có gia đình, nhưng bà vẫn gác lại việc riêng, gửi đứa con thân yêu của mình cho người thân để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ. Bà cho biết: “Chồng tôi cũng là một người làm cách mạng. Hai vợ chồng công tác ở xa nhau, chỉ thỉnh thoảng có cơ hội gặp gỡ”. Bà Mai Thị Nga thời gian này đã đóng vai một cô thợ may đến nhiều nơi khéo léo liên lạc với những gia đình có nhân thân tốt, tuyên truyền vận động Nhân dân đấu tranh và những chính sách của Đảng, di chúc Bác Hồ.

Sau khi đất nước giải phóng, bà Mai Thị Nga đảm nhận nhiều cương vị khác nhau như năm 1982, bà được tổ chức giao nhiệm vụ Phó Chủ tịch UBND huyện Cai Lậy; từ năm 1984, bà Mai Thị Nga được phân công làm Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Cai Lậy... Trong bất cứ hoàn cảnh nào, bà cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của một đảng viên ưu tú. Nhiều năm liên tục bà luôn là người cán bộ hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ và nhận được tình cảm yêu mến, trân trọng của mọi người...

Nữ dược sĩ can đảm giữa rừng sâu

Câu chuyện thứ hai thuộc về bà Lâm Thị Mây (76 tuổi, sinh sống ở tỉnh Bắc Kạn), sau khi tốt nghiệp ngành Y dược, bà được phân công đến Trạm Y tế tỉnh Bắc Thái (tên gọi cũ của hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên). Một thời gian ngắn sau đó, bà cùng nhiều đồng nghiệp được điều đến chiến trường miền Nam để phục vụ kháng chiến.

Bà Lâm Thị Mây (ngoài cùng phía bên trái) rạng rỡ chụp ảnh bên những người đồng chí, đồng đội. (Ảnh: NVCC)

Bà Lâm Thị Mây (ngoài cùng phía bên trái) rạng rỡ chụp ảnh bên những người đồng chí, đồng đội. (Ảnh: NVCC)

Bà Mây bồi hồi nhớ lại: “Lúc đó, tôi mới chỉ ngoài 20 tuổi. Trước khi vào chiến trường, chúng tôi được cử đến tỉnh Hòa Bình tham gia huấn luyện ngắn hạn khoảng một tháng. Tôi và các dược sĩ, y tá, bác sĩ được hướng dẫn nhiều kỹ năng như vác bao gạch nặng 30kg, cách tránh địch, cách sử dụng vũ khí để tự vệ”. Kết thúc khóa huấn luyện, đoàn y tá, bác sĩ, dược sĩ hành quân vào chiến trường miền Nam kéo dài đến 9 tháng trên suốt chặng đường đi xa xôi, phải băng rừng, vượt suối, sốt rét rình rập.

Đến nơi, bà Lâm Thị Mây được phân vào Ban Y tế khu 5 miền Trung Trung Bộ. Bà cùng các đồng nghiệp đóng quân tại vùng rừng núi ở huyện Trà My thuộc tỉnh Quảng Nam. Nơi Ban y tế của bà đóng quân ở sâu trong rừng, giáp ranh với các chiến trường. Công việc chủ yếu của bà Mây và đồng nghiệp lúc bấy giờ là điều chế, phân phối dược liệu và tăng gia sản xuất, vận chuyển lương thực phục vụ cho tiền tuyến.

Bà Mây kể lại một kỷ niệm mà bà nhớ nhất, đó là một lần xuống tỉnh nơi có căn cứ của địch đang chiếm giữ để vận chuyển lương thực, thực phẩm: “Các đồng chí người bản địa mất khoảng 2 tiếng để di chuyển từ tỉnh về đến căn cứ. Tuy nhiên, tôi “lạ nước lạ cái” nên đi từ trưa nhưng phải đến chiều mới tới bìa rừng. Trời tối om, trên người là nhu yếu phẩm nặng đến 30 - 40kg, xung quanh không một ánh đèn. Rừng núi âm u, chỉ còn ngọn cây chà là cao vút, tiếng hổ gầm ở phía xa xa”.

Bà Mây cho biết, nếu bị lạc, không tìm về được nơi đóng quân, sẽ gặp rất nhiều rủi ro như bị địch bắt, hổ dữ ăn thịt... Mặc dù rất lo lắng, nhưng bà Mây vẫn bình tĩnh quan sát, đến khi thấy một ánh đèn nhỏ ở phía xa bà men theo và may mắn gặp được căn hầm trú ẩn. Bà nhớ lại: “Khi ấy, tôi chỉ dám đứng từ xa quan sát, không rõ đây là hầm trú ẩn của quân ta hay quân địch. May mắn, nhìn thấy màu áo xanh của các anh bộ đội, tôi đã lập tức nhờ chỉ đường và được các anh hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình”.

Bà Mây cho biết, các y tá, bác sĩ, dược sĩ tham gia chiến trường miền Nam đối diện với rất nhiều nguy hiểm rình rập mỗi ngày. Bà kể lại: “Có một bác sĩ trẻ, trong lúc đi lấy nhu yếu phẩm ở dưới tỉnh đã bị địch bắt và bắn chết. Di thể của anh phải đến tận một tuần sau, chúng tôi mới tìm thấy và an táng”. Cũng theo lời bà Mây, nơi đóng quân của Ban y tế ở trong rừng nên thường có hổ đói. Các y, bác sĩ, dược sĩ bên cạnh nỗi lo sợ trước quân địch, còn luôn cảnh giác những mối nguy hại đến từ thú dữ. “Mỗi lần đi hành quân ở rừng, chúng tôi đều phải sử dụng cây nứa tạo ra tiếng kêu khiến hổ sợ tránh chỗ đóng quân để yên tâm nghỉ ngơi. Có những phen hú vía, khi hổ mò vào tận lán trại, nơi các anh chị em mắc võng ngủ, chúng tôi chỉ biết nín thở nằm im, may mắn không có ai thương tổn”, bà Mây nhớ lại.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Phát huy tốt vai trò của Công đoàn trong bối cảnh mới

Phát huy tốt vai trò của Công đoàn trong bối cảnh mới
(PLVN) - Tại Hội thảo khoa học Quốc gia về “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức diễn ra sáng 22/11, các đại biểu đã đề xuất nhiều kiến nghị để Công đoàn có thể phát huy tốt vai trò của mình trong tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bệnh sởi ở Hà Nội xu hướng tăng

Bệnh sởi ở Hà Nội xu hướng tăng
(PLVN) -  Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội (CDC Hà Nội), trong tuần qua (15/11- 22/11) toàn thành phố ghi nhận 28 trường hợp mắc sởi, trong đó 26 trường hợp chưa tiêm vaccine phòng sởi.

1 ca bệnh bạch hầu tử vong tại Cao Bằng

Phun khử trùng xử lý môi trường bằng hóa chất Cloramin B.
(PLVN) - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua xét nghiệm đã xác định mẫu bệnh phẩm một trường hợp tại xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm (tỉnh Cao Bằng) dương tính với bệnh bạch hầu.

Đưa công tác gia đình đi vào chiều sâu, hiệu quả

Giá trị của gia đình được xác định là một trong 4 giá trị quan trọng cần được ưu tiên để xây dựng trong tình hình mới. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hội LHPNVN)
(PLVN) - Thực tiễn cho thấy, một trong những mấu chốt của việc chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác gia đình nói chung, xây dựng hệ giá trị gia đình nói riêng phụ thuộc rất lớn vào vai trò người đứng đầu ở các tỉnh, thành, địa phương. Bài học kinh nghiệm chính là nơi nào cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thì nơi đó phong trào xây dựng gia đình phát triển và mang lại kết quả tốt.

Ghi nhận 1 ca tử vong, TP HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết tại TP HCM giảm so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên từ tuần 37 đến nay số ca mắc có xu hướng tăng liên tục hàng tuần và đã có 1 trường hợp tử vong. Ngành y tế TP HCM cảnh báo nguy cơ ca bệnh sốt xuất huyết vẫn sẽ tiếp tục tăng.

Chương Mỹ (Hà Nội): Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống cho người dân

Quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Chương Mỹ đã làm thay đổi diện mạo các xã.
(PLVN) -  Với tầm nhìn hiện đại hóa nông thôn, huyện Chương Mỹ đang triển khai mạnh mẽ các chương trình xây dựng nông thôn mới, kết hợp tái cơ cấu ngành nông nghiệp để nâng cao đời sống người dân. Qua các mô hình kinh tế hiệu quả và đầu tư cơ sở hạ tầng, Chương Mỹ không chỉ đổi mới diện mạo nông thôn mà còn mở rộng cơ hội phát triển bền vững cho cộng đồng, hướng tới mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu vào năm 2030.

'Vẽ' cờ Tổ quốc từ những tấm giấy đỏ đặc biệt

Lá cờ Tổ quốc hình thành từ quá trình tích cực tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo gần 20 năm qua của Thiếu tá Phạm Văn Hiếu. (Ảnh: Văn Hiếu)
(PLVN) - Không cần dùng đến bút vẽ hay màu vẽ, nhiều gương mặt tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện đã tạo nên bức tranh lá cờ Tổ quốc đỏ tươi, lấp lánh từ chính những tấm giấy chứng nhận hiến máu của mình. Những lá cờ được tạo thành từ những tấm giấy đỏ đặc biệt không chỉ mang ý nghĩa thiêng liêng mà còn lan tỏa thông điệp sâu sắc về tinh thần đoàn kết và trách nhiệm với cộng đồng.

Thực hiện bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số

Buổi truyền thông về bình đẳng giới góp phần thực hiện hiệu quả Dự án 8 tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Hà Giang. (Ảnh: Hội LHPN tỉnh Hà Giang)
(PLVN) - Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền và tăng cường vai trò đóng góp của phụ nữ trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bình đẳng giới, nổi bật trong số đó là việc thúc đẩy bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.