Người chăm "giấc ngủ" liệt sĩ

 Gần 10 năm làm "người canh giấc ngủ" của 210 liệt sỹ, tóc ông Đỗ Quang đã bạc đi nhiều, mắt cũng ngày càng mờ, chỉ tấm lòng lão nông nghèo là mãi mãi son sắc.

 Gần 10 năm làm "người canh giấc ngủ" của 210 liệt sỹ, tóc ông Đỗ Quang đã bạc đi nhiều, mắt cũng ngày càng mờ, chỉ tấm lòng lão nông nghèo là mãi mãi son sắc.

Năm nay ông Đỗ Quang 73 tuổi. Bom đạn chiến tranh, bệnh tật, nỗi vất vả khi nuôi 8 đứa con nên người... lão nông này đã nếm trải đủ. Ở cái tuổi đáng được nghỉ ngơi, thế mà ngày ngày ông vẫn cần mẫn lên nghĩa trang để chăm sóc 210 "ngôi nhà" của các liệt sỹ đã hy sinh trên mảnh đất Ba Lòng (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị). Sau gần 10 năm trở thành "người canh giấc ngủ", tóc ông Quang giờ bạc đi nhiều, mắt cũng ngày càng mờ, duy chỉ tấm lòng lão nông nghèo là vẫn mãi mãi son sắc.

Niềm vui bé nhỏ của ông Quang là hàng ngày được chăm sóc 210 ngôi mộ liệt sỹ.
Niềm vui bé nhỏ của ông Quang là hàng ngày được chăm sóc 210 ngôi mộ liệt sỹ.

Bà Lê Thị Lâm (vợ ông Đỗ Quang) thường đùa: "Mấy năm nay, thời gian ông ấy sống ngoài nghĩa trang, bên phần mộ của các liệt sỹ có khi còn nhiều hơn ở nhà". Đùa mà thật, đến nghĩa trang liệt sĩ xã Ba Lòng, hầu như ai cũng bắt gặp hình ảnh một lão nông đội chiếc mũ cối bạc màu, đi đôi dép cao su mòn vẹt đang tỉ mỉ chăm sóc từng phần mộ.

Công việc thường ngày của ông Quang là nhổ cỏ, quét dọn, hương khói cho 210 phần mộ liệt sỹ. Những hôm mưa to, gió lớn, ông lặn lội ra nghĩa trang ngày hai dạo bởi: "Mưa gió dễ làm cát ở các phần mộ bị sụt lắm. Tôi phải nhanh chóng lấy cát ngoài sông đắp lại cho anh em đỡ lạnh. Vả lại, tôi nghĩ, nghĩa trang cần hơi người hơn là hương khói mà thời tiết xấu thì ít ai đến thăm nom lắm, nên tôi cứ vòng đi, vòng lại để các liệt sĩ dưới kia biết lão già này vẫn ở bên họ".

Trở về quê hương sau ngày đất nước giải phóng, ký ức ông Đỗ Quang luôn in đậm hình ảnh những người người lính đã hy sinh vì tổ quốc. Đôi dòng thông tin ngắn gọn hoặc vài món đồ kỷ niệm theo các liệt sỹ về với đất mẹ để rồi nhiều năm sau thân nhân của họ mỏi mắt tìm kiếm nhưng vẫn không thấy. Thế nên, khi UBND xã Ba Lòng phát động phong trào truy tập hài cốt liệt sỹ đã hy sinh tại chiến khu xưa, ông Đỗ Quang cùng đông đảo người dân trong xã háo hức lên đường.

Ông nhớ như in: "Đó là mùa hè năm 1982. Lúc ấy, chính quyền xã kêu gọi mỗi gia đình cắt cử một người tham gia vào đội truy tập hài cốt liệt sĩ. Dẫu vậy, gia đình nào cũng kéo thật đông con cháu tham gia. Chúng tôi nguyện xới hết đất Ba Lòng để tìm anh em". Sau hơn 10 năm tìm kiếm, 210 bộ hài cốt liệt sỹ đã được truy tập về nghĩa trang Thạch Xá. Đến năm 1992, toàn bộ các phần mộ lại được chuyển sang nghĩa trang mới xây dựng tại thôn Hà Vụng. Vào thời điểm đó, một câu hỏi khá quan trọng là "Ai sẽ đủ tâm huyết để săn sóc ngôi nhà chung của 210 liệt sỹ?".

Khi vấn đề được đưa ra bàn bạc, ông Đỗ Quang liền xung phong đảm trách công việc mà không hề đòi hỏi một đồng bồi dưỡng. Cảm động trước tấm lòng của lão nông nghèo, chính quyền đã cấp cho vợ chồng ông 3 sào đất. Thu nhập của gia đình từ việc trồng hoa màu trên mảnh đất này xem như để ông Quang lo việc nhang đèn và các chi phí chăm sóc nghĩa trang.

Gần 10 năm gắn bó với 210 phần mộ liệt sỹ, ông Quang không thể nhớ hết bao nhiêu đoàn thân nhân đã được tiếp đón và tá túc trong ngôi nhà nhỏ của mình. Đối với các gia đình không tìm thấy người thân, ông cẩn thận lưu lại địa chỉ, số điện thoại, tên tuổi... để liên lạc với họ khi tìm phát hiện hài cốt liệt sỹ. Giờ đây, không thể cùng mọi người băng bổ chốn núi rừng để tìm kiếm hài cốt liệt sỹ được nữa, ông Quang lại động viên con cháu bước tiếp hành trình.

Ở cái tuổi gần đất xa trời, mong muốn lớn nhất của ông Đỗ Quang là chính quyền sẽ hỗ trợ kinh phí nâng cấp nghĩa trang Hà Vụng mới hơn, khang trang hơn. Về phần mình, ông chỉ trông sao có đủ sức khỏe để chăm lo cho giấc ngủ của 210 liệt sỹ đã hy sinh vì nghĩa lớn…

Bài, ảnh: Tuấn Hiệp

Đọc thêm

Giá trị của hòa bình

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị ngoại giao 32, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Có thể nói, chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, phát triển năng động, là bạn bè thuỷ chung, chân thành, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm lại nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Gần 50 năm kể từ đại thắng mùa Xuân 1975 và 70 năm từ ngày Điện Biên Phủ làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, sống giữa hòa bình, độc lập nhắc nhở chúng ta về sự hy sinh, mất mát nhưng đồng thời cũng khơi dậy khát vọng cống hiến, xây dựng đất nước hùng cường, để xứng đáng với bao lớp người đã không tiếc máu xương làm nên Tổ quốc.

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Dự án đầu tiên được Thủ tướng tới kiểm tra tình hình thi công là dự án Vân Phong - Nha Trang - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Đánh giá kỹ đề xuất thu hẹp phạm vi dịch vụ xuất khẩu được hưởng thuế suất 0%

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà phát biểu tại phiên họp. (Ảnh trong bài: VGP)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, các ý kiến đề nghị đánh giá kỹ tác động việc bỏ áp dụng thuế suất giá trị gia tăng 0% đối với các dịch vụ cung cấp cho khu phi thuế quan và doanh nghiệp chế xuất và việc thu hẹp phạm vi các dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất 0% để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh.

Giải pháp nào để thu hút, 'giữ chân' nhân tài cho Thủ đô?

Nhiều đại biểu đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể để thu hút, trọng dụng nhân tài. (Ảnh minh họa: Q.Vinh)
(PLVN) - Rất nhiều ý kiến đồng thuận cao với dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), trong đó có việc bổ sung nội dung riêng Điều 16 trong dự thảo Luật về “Thu hút, trọng dụng người có tài năng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”, mà Luật Thủ đô năm 2012 chưa có. Đồng thời, các ý kiến đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực để thu hút, “giữ chân” nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô.

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) dự Lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B).

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống

Ninh Thuận cần tìm lối đi riêng để trở thành địa chỉ đáng để đầu tư, đáng sống
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Ninh Thuận cần rút ra các bài học phát triển của chính địa phương cũng như các tỉnh, thành phố và các đô thị trong cả nước, tiếp tục đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tận dụng tốt thời cơ, tìm ra lối đi riêng để Ninh Thuận trở thành địa chỉ đáng đến, đáng để đầu tư, đáng cống hiến, đáng trải nghiệm, đáng sống...

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng của lòng nhân

Các chiến sĩ thi đua trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng công kênh Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại lễ mừng công ngày 13/5/1954. (Ảnh từ Sách ảnh Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp).
(PLVN) - Ông là vị tướng trẻ tuổi nhất, được lãnh tụ Hồ Chí Minh phong hàm Đại tướng đầu tiên theo cách rất đặc biệt khi mới 37 tuổi. Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đến đại thắng mùa Xuân năm 1975 mãi mãi được ghi vào sử sách những mốc son chói lọi gắn với tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp…

Chiến dịch Hồ Chí Minh thần tốc trong ký ức một Anh hùng xe tăng

Trung tướng Đoàn Sinh Hưởng cùng những người lính xe tăng Lữ đoàn 206 QK4. (Ảnh: BLL Lữ đoàn 273).
(PLVN) - Tôi hỏi ông, ngày cuối cùng của chiến tranh với ông thế nào? Ông nói: “Sau khi chiếm được sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu địch, chúng tôi ôm chầm lấy nhau hò reo phấn khởi, nước mắt chảy quanh vì vui sướng. Sau đó, tôi ngồi một mình trên xe tăng nghĩ về đồng đội đã hy sinh, về bố mẹ, anh chị em. Và việc tôi nghĩ nhiều nhất là sau này mình sẽ làm gì”...

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: tư liệu).
(PLVN) - Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của Nhân dân của các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân. Mãi mãi tỏa sáng theo thời gian, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 27/4, tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C và tu bổ cấp thiết di tích lịch sử cách mạng bia tưởng niệm tuyến đường 1C. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng nhiều đại biểu dâng hương và trồng cây lưu niệm.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.