Người anh hùng bị báo chí phương Tây biến thành kẻ tội đồ

I. V. Stalin và Tổng thống Mỹ Harri Truman tại Hội nghị Posdamm
I. V. Stalin và Tổng thống Mỹ Harri Truman tại Hội nghị Posdamm
(PLO) -Sau khi I. V. Stalin mất, chủ nghĩa xét lại bắt đầu hoành hành. Và I. V. Stalin đã tiên đoán đúng, người ta đã đổ rác lên ngôi mộ của ông. Bộ máy truyền thông Mỹ và phương Tây còn kinh khủng hơn, muốn biến I. V. Stalin từ một anh hùng trở thành kẻ tội đồ. Và cái gọi là “chủ nghĩa sùng bái Stalin” được chính bộ máy này nặn ra…Nhưng sự thật rồi vẫn là sự thật…

Nếu lần giở lại lịch sử Liên Xô trong thời kỳ I. V. Stalin làm lãnh tụ Đảng và Nhà nước cũng như tiếp xúc với các nhân chứng đều thấy, thiên hạ đã hiểu về ông qua những đống rác mà những kẻ thù của ông, những người bị ông trừng phạt đã đổ lên mộ ông.

Đặc biệt, mọi yếu kém của bộ máy tình báo, phản gián dẫn đến hàng trăm nghìn vụ án oan sai thời kỳ 1936-1938 cũng đều được quy cho ông. Là lãnh đạo tối cao, đương nhiên I. V. Stalin phải chịu trách nhiệm liên đới về toàn bộ những vết đen đó; tuy nhiên, cả bộ máy truyền thông phương Tây thổi phồng những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, biến trách nhiệm liên đới gián tiếp của ông thành trách nhiệm trực tiếp. Nhưng những gì có thật đã cho thấy, I. V. Stalin thật đáng kính trọng…

Cấp bậc hàm và bộ quân phục Đại nguyên soái

Ngày 27/6/1945, để ghi nhận I. V. Stalin là Thống soái cao nhất trong các nguyên soái và tướng lĩnh, Xô viết tối cao Liên Xô đã thông qua một Nghị quyết về việc thiết lập một cấp bậc mới được đặt ra là Đại Nguyên soái Liên bang Xô Viết (Генералиссимус Советского Союза) để phong cho Stalin. 

Một bản thảo nghị quyết đã được chuyển đến cho I. V. Stalin để ông ký ban hành bằng một sắc lệnh. Cục Quân nhu thuộc Tổng cục Hậu cần quân đội Liên Xô cũng thiết kế một bộ quân phục giành riêng cho cấp bậc hàm Đại nguyên soái. Trong buổi làm việc tối 27/6, A. I. Antonov và S. M. Stemenko thấy trung tướng P. I. Drachev - Cục trưởng Cục quân nhu - đang chờ ở phòng thư ký “diện” một bộ đồ trông khá lạ mắt, sặc sỡ:

Áo khoác ngoài may theo kiểu thời M. I. Kutuzov, cổ đứng cao đính cành tùng kim tuyến, ngù vai đính kim tuyến, cầu vai có Quốc huy Liên Xô và ngôi sao vàng rất to. Quần thì may theo kiểu hiện đại, có những sọc tua vàng lấp lánh. Khi A. I. Antonov hỏi thì P. I. Drachev trả lời, đó là bộ quân phục may cho Đại nguyên soái, đang chờ phê chuẩn.

Khi trong phòng làm việc của Tổng tư lệnh tối cao đã có đủ mặt các nguyên soái, tướng lĩnh của Bộ Tổng tham mưu, I. V. Stalin sau khi nghe đại tướng A. V. Khruliov -Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần - báo cáo về một mẫu quân phục mới đã vui vẻ nói: “Nào, đem vào đây để cả Bộ Tổng tham mưu cùng xem”. P. I. Drachev bước vào, I. V. Stalin đưa mắt nhìn qua rồi sầm mặt lại. Ông đoán biết ai sẽ mặc bộ quân phục này.

Ông hỏi A. V. Khruliov: “- Đồng chí định may bộ quần áo này cho ai ?” A. V. Khruliov đáp: “- Thưa, Bộ quân phục này dự định may cho Đại nguyên soái.” I. V. Staln hỏi lại: “- Cho ai ?” A. I. Khruliov đáp lí nhí: “- Cho đồng chí, thưa đồng chí Stalin.”

I. V. Stalin cho P. I. Drachev ra về và nói một thôi một hồi. Ông phản đối sự đề cao đặc biệt đối với bản thân ông, cho rằng đó là một việc làm ngu ngốc, không ngờ Chủ nhiệm Hậu cần lại làm ăn như vậy. I. V. Stalin đến bàn làm việc, cầm bản dự thảo Nghị quyết của Xô Viết tối cao về việc thiết lập cấp bậc quân hàm Đại nguyên soái, đưa cho A. I. Antoniov và nói: “- Tôi không bao giờ ký văn bản này. Tổng tham mưu trưởng cùng với P. N. Poskriobyshev thảo công văn của tôi, trả lời Xô Viết tối cao là tôi không chấp nhận nghị quyết đó”.

I. V. Stalin và Winston Churchill trong một cuộc hội đàm tay đôi.
I. V. Stalin và Winston Churchill trong một cuộc hội đàm tay đôi.

Cuối cùng, Liên Xô không hề có cấp bậc quân hàm Đại nguyên soái và đến những ngày cuối đời, I. V. Stalin vẫn chỉ mặc quân phục Nguyên soái như tất cả các nguyên soái Liên Xô khác.

Quà tặng của Thủ tướng Anh và những quả dưa hấu ở Kuntsevo

Đầu tháng 10/1944, Thủ tướng Anh Winston Churchill và ngoại trưởng Anh Robert Anthony Eden đến Moskva thăm Liên Xô theo lời mời của I. V. Stalin. Winston Churchill muốn tìm hiểu khả năng tham chiến chống phát xít Nhật của Liên Xô ở Viễn Đông và mặt trận Thái Bình Dương, còn Liên Xô thì muốn tìm hiểu khả năng tấn công của quân đồng minh Anh – Mỹ ở mặt trận phía Tây. 

Trong hội đàm, Winston Churchill đề nghị Quân đội Liên Xô sớm mở cuộc tấn công để chia sẻ khó khăn với quân đồng minh Anh - Mỹ vừa thất bại trong chiến dịch Market Garden tại Arnhem. Sau khi đoàn Anh ra về, I.V. Stalin gọi P. N. Poskriobyshev đến và nói: “- Churchill vừa tặng tôi mấy thùng rượu Wishky và Cigare, anh đem chuyển hết cho quân đội”. Ông quay sang A. I. Antonov và S. M. Stemenko bảo: “- Các đồng chí thử nếm xem. Chắc cũng không đến nỗi tồi”.

Đến cuối đời, I. V. Stalin có hút thuốc điếu trong các lần tiếp khách nhưng nói chung, ông trung thành với cái tẩu của mình. Mỗi lần dùng thuốc, ông lấy ra hai điếu thuốc quấn Herszegovina rất nặng, xé bỏ giấy, nhồi vào tẩu và lặng lẽ châm lửa hút.

I. V. Stalin rất thích làm vườn; tuy nhiên, trong thời chiến ông không có thì giờ. Trong một lần tiếp các nguyên soái, tướng lĩnh đến báo cáo, xin phê chuẩn các kế hoạch, quyết định, công văn tại Kuntsevo, ông dẫn họ ra khu vườn của mình, chỉ vào một nhỏ có bóng cây và bảo: “- Sau chiến tranh, sẽ có dưa hấu mọc lên ở chỗ này”. A. I. Antonov và S. M. Stemenko nhìn nhau tỏ vẻ không tin, bởi đây là Moskva chứ không phải Kuban hay Gruzia. 

Chiến tranh kết thúc, bẵng đi một thời gian, chẳng ai nhớ đến lời hứa của I. V. Stalin. Vào mùa hè năm 1947, Quân đội Liên Xô tổ chức biểu diễn hàng không lớn ở Tushino. Kết thúc buổi trình diễn, I. V. Stalin mời các Ủy viên Bộ Chính trị và các thành viên Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh tối cao về nhà mình ăn cơm thân mật.

Lần này, bữa tiệc được tổ chức ngoài trời trong khu vườn của I. V. Stalin. Ăn xong, I. V. Stalin dẫn quan khách đến một gò đất nhỏ, trên gò là mấy chục cây dưa hấu sum suê dây lá. I. V. Stalin chọn lấy một quả to nhất mang về đặt lên bàn, tự tay bổ ra và chia cho mọi người cùng ăn. Dưa đỏ thẫm và khá ngọt. Mọi người đều rất ngạc nhiên, không ai nghĩ rằng trên mảnh đất ngoại ô Moskva lại có thể trồng được giống dưa hấu to và ngọt chẳng khác gì ở Kuban và Grozhnyi.

Xung quanh ngôi nhà của I. V. Stalin tại Kuntsevo thường trồng rất nhiều hoa, cây cối và cỏ. Ông không cho phép cắt tỉa chúng. Ông thích tự nhiên phải được tự nhiên, không có bàn tay con người cắt xén. Cánh rừng xung quanh khoảnh đất của nhà ông đều sum suê cây cối và hoa cỏ, trên các thân cây không có một vết rìu, dao nào. Gần nhà ông còn có các tổ chim, tổ sóc trên các thân cây khô. Ông gọi đó là vương quốc của chúng. Ông cũng tự tay đóng một cái bàn nhỏ, đặt dưới một gốc cây và hàng ngày ra đó cho chim ăn.

I. V. Stalin ít khi tìm đến các bác sĩ. Ông có thị lực rất tốt và cho đến cuối đời vẫn không cần dùng đến kính. Ông chỉ chịu cho các bác sĩ thăm khám theo quy định về kiểm tra sức khỏe định kỳ đối với các cán bộ lãnh đạo. Một lần, S. M. Stemanko đến nhà ông ở Kuntsevo để báo cáo công tác.

Di hài của I. V. Stalin sau khi ông mất.
Di hài của I. V. Stalin sau khi ông mất.

Khi đó, I. V. Stalin đang nằm trên một tấm ván, dưới tấm ván kê những viên gạch nướng rất nóng. Ông thường dùng cách này để chữa chứng đau lưng khi tuổi già. Ngày 5/3/1953, I. V. Stalin đột ngột qua đời ở tuổi 74. Cái chết của ông do chứng cao huyết áp dẫn đến vỡ mạch máu não chứ I. V. Stalin không có bệnh tật nào khác...

Vợ đầu của I. V. Stalin là bà Ekaterina Svanidze, vì bị bệnh viêm ruột thừa, đã qua đời năm 1906, chỉ 1 năm sau khi kết hôn với I. V. Stalin; để lại cho ông người con trai có tên Yakov Dzhugashvili, sau này là đại úy bộ binh Hồng quân Liên Xô, bị quân đội phát xít Đức bắt năm 1941 và bị sát hại tại trại tù binh năm 1943. 

Vợ sau của I. V. Stalin là bà Nadezhda Sergeyevna Alliluyeva, có một con trai và một con gái với I. V. Stalin nhưng cũng qua đời sớm năm 1932 vì bệnh viêm phổi cấp. Từ đó, I. V. Stalin ở vậy, sống độc thân ở Kuntsevo cho tới khi qua đời.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.