Ngửi nước hoa cũng có thể chết người

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Trong một báo cáo mới đây, các bác sĩ thuộc Bệnh viện Bạch Mai đã cảnh báo, hiện số người bị sốc phản vệ đang ngày một gia tăng. Minh chứng là, có không ít trường hợp bị ong đốt, ngửi nước hoa, thậm chí ăn dọc mùng cũng bị sốc phản vệ.

Đáng nói, với người bị sốc phản vệ, bắt buộc phải được cấp cứu nhanh trong vòng 10 giây, nếu không sẽ tử vong lập tức.

Thực phẩm “bẩn” cũng là nguyên nhân

Cần phải khẳng định, sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Nó có thể xảy ra vài giây hoặc sau 30 phút dùng thuốc, thử test, bị ong đốt, ngửi phấn hoa hoặc sau khi ăn một loại thức ăn lạ. Nếu triệu chứng bệnh xuất hiện càng sớm thì bệnh càng nặng, tỷ lệ tử vong càng cao. Và nếu không được cấp cứu nhanh trong vòng 10 giây, người bệnh có thể tử vong.

Trong một hội thảo gần đây, liên quan đến hồi sức cấp cứu và chống độc tại Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện số người bị sốc phản vệ ngày càng gia tăng. Nếu như trước đây thi thoảng mới có người bị sốc phản vệ, thì hiện tại ngày nào bệnh viện cũng có người bị sốc phản vệ.

Nguyên nhân rất đơn giản, chẳng hạn có người chỉ cần ăn một bát bún dọc mùng cũng bị sốc phản vệ, bị ong đốt cũng bị sốc phản vệ, thử thuốc cũng bị sốc phản vệ. Như trường hợp một nữ điều dưỡng của một bệnh viện, trong lúc chuẩn bị thuốc để tiêm cho bệnh nhân, nữ điều dưỡng này vô tình ngửi thấy mùi nước hoa của một người khác đi ngang qua, ngay lập tức chị này ngã ra nền nhà, khó thở, mạch nhanh, yếu…

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh nhân bị sốc phản vệ ngày càng tăng, GS.Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Nguyên nhân dẫn đến việc người bệnh bị sốc phản vệ có rất nhiều. Đó là do gen, do sự biến đổi khí hậu, lúc nóng lại nóng quá, lúc lạnh lại lạnh quá… khiến cơ thể con người không kịp thích ứng. Đó là do việc con người đưa nhiều loại thuốc khác nhau vào cơ thể để chữa bệnh, kéo dài cuộc sống. Những loại thuốc này tồn tại lâu trong cơ thể con người, khi gặp môi trường thuận lợi có thể dẫn sốc phản vệ.

Hoặc do con người lạm dụng mỹ phẩm quá nhiều. Ngay cả thực phẩm hiện nay nhiễm hóa chất, kháng sinh, phẩm màu, chất tăng trưởng… cũng là nguyên nhân dẫn đến việc người bệnh bị sốc phản vệ. Như một trường hợp mà tôi biết, một em bé sơ sinh mới chào đời được vài ngày, bà mẹ lấy khăn ướt để lau mặt cho bé. Kết quả, mặt bé bị sưng phù lên. Em bé đã bị sốc phản vệ do dị ứng với những chất được tẩm vào tờ khăn ướt kia”.

Những cách phòng tránh

Trên thực tế, triệu chứng bị sốc phản vệ có thể diễn biến nhanh trong vài giây hoặc vài giờ. Nếu bị côn trùng đốt, phản ứng thường xảy ra nhanh trong vài giây đến vài phút. Nếu nguyên nhân do thức ăn thì biểu hiện xảy ra chậm hơn. Và nếu do thuốc tiêm thì biểu hiện xảy ra từ vài phút đến vài giờ. Biểu hiện ban đầu là nổi mày đay, ngứa, đỏ da toàn thân, có thể phù da, niêm mạc tại chỗ.

Tình trạng nặng hơn người bệnh khó thở, thở rít, giọng khàn. Tâm lý lo lắng, vật vã hoặc nôn mửa, tiêu chảy, phù nhanh toàn thân. Với những trường hợp nguy kịch sẽ bị tụt huyết áp, khó thở tăng, nhịp tim có thể nhanh hoặc chậm, giảm hoặc mất ý thức. Trong những trường hợp này, người bệnh phải được cấp cứu càng nhanh càng tốt, nếu chậm trễ sau 10 giây bệnh nhân sẽ tử vong.

Cách cấp cứu duy nhất trong trường hợp nguy kịch để tránh cho bệnh nhân tử vong là tiêm 0.5mg Adrenalin, có thể tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch (nếu đã có đường truyền tĩnh mạch), nhưng thường trong trường hợp khẩn cấp thì tiêm bắp sẽ nhanh hơn. Sau đó đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng nhanh càng tốt.

GS.Bình cho biết thêm: “Adrenalin nằm trong danh mục thuốc độc bảng B nên thường chỉ bác sĩ mới được chỉ định để điều dưỡng tiêm loại thuốc này. Tuy nhiên việc này sẽ làm chậm trễ thời gian cứu bệnh nhân. Vì thế chúng tôi đã đưa ra phác đồ điều trị mới trình lên Bộ Y tế để sớm được ban hành. Đó là việc đưa Adrenalin vào sử dụng rộng rãi hơn nhưng ở dạng liều thấp. Và nếu như tiêm nhầm Adrenalin cho người không bị sốc phản vệ cũng không sao vì với liều lượng nhỏ, người bệnh chỉ hơi hồi hộp. Ngược lại nếu bỏ sót không tiêm cho những người bị sốc phản vệ thì bệnh nhân có thể tử vong”.

Để phòng tránh sốc phản vệ, theo GS. Bình, người dân nên có ý thức tự cứu mình trước. Hành động này thể hiện qua việc người dân không nên lạm dụng mỹ phẩm, dùng mỹ phẩm linh tinh không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực hiện ăn sạch uống sạch, tìm cách bảo vệ mình trước sự thay đổi đột ngột của khí hậu, không ăn hoặc hạn chế ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, nhộng, dọc mùng… và đặc biệt, nên tìm hiểu những kiến thức liên quan đến sốc phản vệ.

Đọc thêm

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.

Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời

Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời
(PLVN) - Rạng sáng 24/10/2024, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiến hành ca phẫu thuật lấy tạng của người hiến sau khi chết não và ghép 2 thận cho 2 người bệnh suy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Các tạng còn lại gồm tim và gan được chuyển đến ghép cho 2 người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

1 ca tử vong do cúm A/H1, Bộ Y tế khuyến cáo

Một trường hợp nhiễm vi rút cúm A nguy kịch từng điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, TP HCM) - Ảnh: XUÂN MAI
(PLVN) - Bệnh cúm A/H1 thường diễn biến nhẹ, nhưng cũng có thể biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Thời điểm giao mùa hiện nay là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh cúm này phát triển.

Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật

Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long. (Ảnh: Tùng Đinh)
(PLVN) - Cục Thú y, Viện Thú y và Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) phối hợp đồng tổ chức Hội thảo "Từ nghiên cứu đến chính sách: Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam" trong 2 ngày 17 - 18/10/2024 tại Quảng Ninh.

‘Gỡ khó’ cho chị em phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học "Liệu pháp Nội tiết Mãn kinh".
(PLVN) - Theo ông Đinh Anh Tuấn, Vụ Trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), suy giảm nội tiết dẫn đến tiền mãn kinh và mãn kinh là quá trình sinh lý trong cuộc đời bất cứ người phụ nữ nào. Thế nhưng mọi người không nên có ý thức “cam chịu”, bỏ qua và không quan tâm đến vấn đề đó...

Bệnh ho gà ở Hải Dương có xu hướng gia tăng

Cán bộ Trạm Y tế phường Hoàng Tân, TP Chí Linh tiêm vắc xin có chứa thành phần phòng bệnh ho gà cho trẻ nhỏ (ảnh sở Y tế tỉnh Hải Dương)
(PLVN) - Theo thông tin từ sở Y tế tỉnh Hải Dương, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh này vừa ghi nhận thêm 3 trẻ mắc ho gà. Như vậy, từ đầu năm đến nay, Hải Dương đã có 41 trường hợp mắc ho gà, trong khi cùng kỳ năm ngoái không có ca nào.