Rước bệnh từ nước giải khát đóng túi giá rẻ

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Mùa nắng nóng đang đến gần cộng với khí hậu oi bức gây khó chịu, khiến nhiều người tìm đến các loại đồ uống được bày bán trên vỉa hè, lòng đường để giải nhiệt. Không khó để tìm ra nước giải khát bình dân, giá rẻ trên từng góc phố trong những ngày chớm hè như hiện nay.

Cứ cách vài trăm mét lại có một quán nước “di động” bày bán ngay trên vỉa hè, lòng đường. Nhiều nhất là trước các công ty, xí nghiệp, trường học, chợ sinh viên vì phù hợp với túi tiền của “thượng đế”. Mỗi túi nước giải khát vỉa hè có giá từ 5 đến 10 ngàn, tùy loại và tùy địa điểm được bày bán.

Quan sát “đại bản doanh” của một vài chủ quán nước ở chợ Xanh (Cầu Giấy, Hà Nội) chúng tôi thấy một túi bóng đựng đầy chai nhựa trắng, không nhãn mác dùng để chứa nước bán cho khách hàng. Nước uống được chủ quầy chuẩn bị sẵn ở nhà, đựng trong thùng nhựa hoặc được đóng sẵn trong các túi nilon với màu sắc lòe loẹt, bắt mắt để thu hút người tiêu dùng.

Khi được hỏi, các chủ hàng đều giới thiệu đây là các loại nước chanh leo, nước cốt dừa, sữa đậu,... được đóng trong túi nilon, cắm sẵn ống hút để tiện sử dụng. Ngoài quảng cáo về sự tiện dụng, các chủ hàng còn cam đoan tất cả những túi nước này đều được pha chế từ các loại hoa quả tươi, đảm bảo chất lượng (?!). Khi chúng tôi hỏi một chị chủ quầy về cách chế biến, chị tỏ vẻ cảnh giác: “Mỗi người có cách pha chế riêng, miễn sao khách hàng thấy hợp khẩu vị, ngon thì ủng hộ mình thôi”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hầu hết các túi nước giá rẻ này đều được pha chế với nguyên liệu và công thức chủ yếu là: đường hóa học, nước và chất tạo màu. Những nguyên liệu này có thể mua ở các điểm bán phụ gia thực phẩm ở chợ và hầu hết là không nguồn gốc. Không những thế, chỉ cần bỏ ra một số vốn vài chục nghìn là có thể chế biến được vài thùng để bán. Có thể nói, vì lợi nhuận cao nên người bán không mấy quan tâm đến sức khỏe người tiêu dùng. 

Dù đã có rất nhiều cảnh báo về mất vệ sinh an toàn thực phẩm tại các quán giải khát vỉa hè, nhưng loại nước này vẫn hấp dẫn khách hàng. Ngọc Anh, sinh viên trường Đại học Quốc Gia Hà Nội chia sẻ: “Ra chợ mua đồ ngày nắng nóng thì một bịch nước hoa quả là biện pháp giải nhiệt hữu hiệu nhất, giá lại rẻ nữa. Vậy nên sinh viên tụi em ra đến đây thường chọn loại nước uống này làm đồ giải khát”.

Theo các chuyên gia y tế, nước giải khát vỉa hè, ngoài chợ không công bố chất lượng nên tùy vào cái tâm của người bán. Họ cho chất gì chỉ có họ mới biết, hiện có hàng chục chất phụ gia, hương liệu gọi là chất giả tạo thay chất tự nhiên để tạo nên các loại nước giải khát tràn ngập thị trường với giá rẻ, dễ pha chế nên bán rất chạy.

Tuy nhiên, những chất phụ gia này hầu như không được kiểm soát. Ngoài việc dùng hóa chất độc hại hòa với nước tạo ra nước giải khát, nhiều loại đường hóa học ngoài danh mục có thể cũng được dùng vào chế biến nên nguy cơ gây bệnh là khó tránh khỏi.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.