Ngôi chùa đặc biệt thờ 26 bà mẹ ở Hải Dương

Chùa Cao Xá
Chùa Cao Xá
(PLVN) - Chùa Cao Xá ở thôn Cao Xá, xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương nhìn bề ngoài cũng giống như biết bao ngôi chùa khác ở nước ta. Nhưng bên cạnh các pho tượng cổ ở tòa Tam Bảo, chùa Cao Xá còn lưu giữ một hệ thống bia ký với 26 bức bia hậu, tạc lại gương mặt của 26 bà mẹ của Cao Xá trang xưa kia có nhiều công đức như: nuôi con vương trưởng, thành đạt, có công trùng tu, tôn tạo ngôi chùa.

Ngôi chùa lịch sử

Là người luôn chịu khó thu thập, tìm hiểu về lịch sử của chùa Cao Xá, ông Đỗ Xuân Suất, Trưởng thôn kiêm Trưởng tiểu ban quản lý di tích thôn Cao Xá cho biết, chùa Cao Xá được xây dựng từ thời Hậu Lê, với tổng diện tích khoảng 6.500m2, nằm ở khu vực phía tây của thôn Cao Xá.

Chùa được đặt trên khoảnh đất cao và thoáng, 3 mặt là sông nước với vành đai bảo vệ là lũy tre xanh vừa là biểu tượng cho làng quê yên ả thanh bình, vừa để tăng thêm phần thâm u, huyền bí, linh thiêng cho ngôi chùa. Chùa gồm 7 gian Tiền đường, 3 gian Tam bảo, 5 gian nhà Bia và một khu nhà Mẫu.

Tương truyền, xưa kia vua Hùng Vương thứ 18 có người chú ruột tên là Hùng Thuận Công, vốn là bậc danh y nổi tiếng đã kết duyên cùng nữ quý công Nguyễn Thị Phương – người trang Cao Xá, huyện Đa Cẩm, phủ Hồng Châu, đạo Hải Dương. Sau một đêm chiêm bao kỳ lạ, mộng ứng quý công thụ thai.

Chùa Cao Xá ở xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương.
 Chùa Cao Xá ở xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương.

Năm tròn tháng đủ, ngày 10 tháng 10 năm Kỷ Sửu, người đã sinh ra một cậu bé dung mạo khác thường, mặt vuông chữ điền, tai to, thân hình cao lớn, thể diện khôi ngô tuấn tú, hai tay nắm như hai viên ngọc rồng, cùng lúc ấy có mùi hương lạ tỏa ra khắp nhà. Thấy vậy, quý công đặt tên con là Tam Quan.

Ngay từ thuở nhỏ, Tam Quan đã bộc lộ rõ là người học rộng tài cao, văn chương quán triệt, võ nghệ tinh thông, y phương kỳ diệu, pháp thuật cao cường. Năm Tam Quan 20 tuổi, cha mẹ không may qua đời.

Sau 3 năm phục tang, vừa lúc chiếu chỉ vua truyền mở khoa thi tuyển chọn nhân tài, Tam Quan liền ứng thi và trúng Đệ Nhất Khôi Danh thiên hạ, được vua vô cùng yêu mến. Sau đó, Tam Quan thường ngao du chốn Ma Thị Cao Sơn, gặp gỡ Sùng Công ở Lòn Sơn, Hiển Công ở Lãng Sơn. Cả ba đã kết giao tình nghĩa coi nhau như anh em ruột thịt.

Gặp lúc Thục Vương (thuộc bộ Ai Lao, cũng người dòng dõi nhà Hùng) phát binh sang đánh nước ta, vua Hùng Vương thứ 18 vô cùng hoang mang, lo lắng. Tam Quan đã cùng 2 người anh em kết nghĩa hồi triều, giúp vua đánh bại quân của Thục Vương.

Ông Đỗ Xuân Suất, Trưởng thôn Cao Xá chia sẻ về ngôi chùa.
 Ông Đỗ Xuân Suất, Trưởng thôn Cao Xá chia sẻ về ngôi chùa.

Ba anh em Tam Quan đều được vua thưởng công xứng đáng. Bản thân ông được vua Hùng phong là “Tam Quan đại vương”, chuẩn miễn thuế cho Cao Xá trang, binh dung thuế khóa các để cho ba người về sau có nơi hưởng thần.

Khi về Cao Xá trang, cả ba người đã khuyến khích nhân dân cày cấy, trồng dâu nuôi tằm, điều lợi ngày một phát triển, tai ương ngày một tiêu trừ. Nhưng ba năm sau, Thục Vương lại mang thượng thư đến cầu hòa, để tránh họa giao tranh sông máu núi xương, vua Hùng đã nhường ngôi cho Thục Vương. Sau đó, cả vua Hùng cùng ba anh em Tam Quan đã thăng thiên hóa sinh bất tuyệt.

Nhớ công ơn vua Hùng đã nhường ngôi và những người luôn sát cánh bên vua Hùng, Thục Vương đã tiến hành trùng tu miếu điện để thờ phụng các thánh triều Hùng Vương đã có công dựng nước và giữ nước. Đồng thời cho lập miếu điện tại Cao Xá trang để thờ phụng ba anh em Tam Quan, trong đó tại thôn Cao Xá là thờ Tam Quan Đại Vương (nay là đình Cao Xá).

Ngoài đình Cao Xá, tại thôn Cao Xá người dân cũng dựng lên một ngôi chùa để thờ Phật. Nơi đây, không chỉ thờ Đức Phật linh thiêng mà còn là nơi chăm sóc đời sống tâm linh của người dân trong làng.

Nhưng đặc biệt hơn, nơi đây cũng chính là nơi người dân thờ Đức Mẫu Nguyễn Thị Phương – người đã có công sinh thành, dưỡng dục Đức Tam Quan thành danh độ thế cho đất nước. Bà cũng là người đã dạy cho nhân dân Cao Xá trang trồng đậu, trồng bông và cày cấy để trang Cao Xá ngày thêm trù phú, ấm no, người người hạnh phúc.

Nét độc đáo, khác biệt

Theo lời ông Suất, trải qua bao thăng trầm biến thiên của lịch sử, chùa Cao Xá nhiều lần bị phá hoại, hư hỏng nặng nề. Nhưng với cái tâm luôn hướng về cội nguồn, nhân dân Cao Xá qua nhiều thế hệ đời người đã có biết bao gia đình cùng nhau chung tay góp công sức của cải để trùng tu, tôn tạo lại chùa.

Vì vậy, hiện nay tại chùa Cao Xá còn lưu giữ được nguyên vẹn các pho tượng cổ thuộc nghệ thuật điêu khắc đồng, gỗ có giá trị lịch sử, nghệ thuật cao, trong đó giá trị nhất là bức tượng có trọng lượng lớn ở trong tòa Tam Bảo được làm bằng đồng đen quý hiếm.

Tuy nhiên, khác với các ngôi chùa khác ở Việt Nam, bên cạnh các pho tượng cổ ở tòa Tam Bảo, chùa Cao Xá còn lưu giữ được một hệ thống bia ký với 26 bức bia hậu. Đó cũng là 26 bức phù điêu trạm nổi trên đá bằng đường nét tinh xảo, tài hoa của các nghệ nhân xưa.

Tại chùa Cao Xá có thờ 26 bức bia hậu tạc gương mặt 26 bà mẹ có công trùng tu, tôn tạo ngôi chùa.
 Tại chùa Cao Xá có thờ 26 bức bia hậu tạc gương mặt 26 bà mẹ có công trùng tu, tôn tạo ngôi chùa.

26 bức phù điêu đó đã tạc lại gương mặt của 26 bà mẹ của Cao Xá trang các thời kỳ với nhiều công đức như: nuôi con vương trưởng, thành đạt, nhân hậu bao dung, có công với đất nước. Họ đã không ngần ngại mang tiền của công sức để trùng tu, tôn tạo ngôi chùa cổ kính, trang nghiêm như ngày nay.

Kế thừa và noi gương các bà mẹ thời xưa, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhiều bà mẹ trong thôn Cao Xá đã kế thừa và phát huy truyền thống yêu quê hương đất nước, viết tiếp trang vàng về đức hi sinh và sự cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Chùa Cao Xá còn lưu giữ được nhiều pho tượng cổ quý.
 Chùa Cao Xá còn lưu giữ được nhiều pho tượng cổ quý.

Cao Xá giờ đây cũng là thôn có tới 6 bà Mẹ Việt Nam anh hùng. Các Mẹ đã sản sinh, dưỡng dục biết bao người con đã chiến đấu hiên ngang, bất khuất, một lòng một dạ bảo vệ xóm làng, quê hương, đất nước.

Để tỏ lòng tôn kính, biết ơn Đức Mẫu Nguyễn Thị Phương và những người mẹ lam lũ, tần tảo đã sản sinh biết bao người con tài giỏi cho đất nước, hàng năm cứ vào ngày 4/2 Âm lịch, nhân dân nơi đây lại tổ chức lễ hội với nhiều nghi thức rất long trọng. Mọi người thường gọi ngày này là ngày giỗ Tổ Non Đông.  

Cũng vì thế mà trong dân gian đến giờ vẫn còn truyền tụng câu ca: Dù ai buôn tây bán đông/ Nhớ ngày giỗ Tổ Non Đông mà về/ Dù ai buôn bán trăm bề/ Nhớ ngày giỗ tổ thì về trồng bông. Đây cũng là nét đẹp văn hóa, tinh thần mà người dân nơi đây luôn khắc cốt ghi tâm, giữ gìn và phát triển.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.