“Nghiên cứu chính sách phù hợp với nạn nhân CĐDC các thế hệ tiếp theo là rất cần thiết”

Ông Đỗ Mạnh Hùng.
Ông Đỗ Mạnh Hùng.
(PLO) -Đó là nhận định của ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khi trao đổi với Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh việc đề xuất chế độ, chính sách ưu đãi đối với nạn nhân CĐDC thế hệ thứ 3.

-Để chia sẻ một phần mất mát và thiệt thòi của các nạn nhân CĐDC thế hệ thứ 3, nhiều ý kiến đề nghị nên sớm hoàn thiện khung chính sách, chế độ đối với những đối tượng này. Quan điểm của ông như thế nào?

- Ông Đỗ Mạnh Hùng: Cho đến thời điểm này thì chính sách ưu đãi đối với người có công nói chung đang dần được hoàn thiện. Theo tinh thần Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì thân nhân của người tham gia kháng chiến bị nhiễm CĐHH chỉ dừng lại ở thế hệ thứ 2 (là con) chứ không có cháu. Nếu thế hệ thứ 3 của những đối tượng này bị suy giảm khả năng lao động thì áp dụng chính sách ở các văn bản quy phạm pháp luật khác, như Luật người khuyết tật. Theo đó, những nạn nhân CĐDC thế hệ thứ 3 hiện đang được hưởng chế độ trợ cấp xã hội, nhưng không phải là chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân.

Trên thực tế, thế hệ thứ 3 của người tham gia kháng chiến bị nhiễm CĐHH rất khó khăn trong cuộc sống, nhiều người bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí bị dị tật, dị dạng, mất sức lao động. Vì vậy, thực tế cũng đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu chế độ, chính sách đối với thế hệ thứ 3 này. 

Rất đáng mừng là trong Chỉ thị 43 và Chỉ thị 14, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đề cập đến việc nghiên cứu chế độ chính sách đối với con, cháu của người tham gia kháng chiến bị nhiễm CĐHH. Riêng Chỉ thị số 14 thì không dùng từ “nhiễm” nữa mà dùng từ “ảnh hưởng”, bởi phạm vi của từ này rộng hơn. Về mặt chủ trương đã có, để tổ chức thực hiện thì các cơ quan chức năng của Chính phủ, trước hết là Bộ LĐTB&XH và các bộ có liên quan như Bộ Quốc phòng, Y tế, Tài chính cũng cần khẩn trương nghiên cứu nhằm xây dựng chính sách ưu đãi riêng đối với người có công và các đối tượng là nạn nhân CĐDC thế hệ thứ 3, chứ không để áp dụng chính sách bảo trợ xã hội như hiện nay nữa. 

-Theo các nghiên cứu khoa học, CDDC không diễn ra theo quy luật thông thường mà có thể ẩn ở một thế hệ gần (thế hệ con) nhưng lại ảnh hưởng sang thế hệ xa hơn (cháu, chắt…). Ông có cho rằng, đã là nạn nhân CĐDC (do di chứng từ người trực tiếp tham gia kháng chiến) thì đều được hưởng chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước, không phân biệt họ là nạn nhân thế hệ thứ mấy? 

- Ông Đỗ Mạnh Hùng: Các nhà khoa học cho rằng ảnh hưởng của CĐDC đối với cơ thể con người và môi trường sống rất lâu dài, có thể lên đến 80-100 năm. Vì thế việc nghiên cứu để có chính sách phù hợp đối với các thế hệ tiếp theo của người tham gia kháng chiến bị nhiễm CĐHH nói riêng và nạn nhân của CĐHH nói chung rất là cần thiết. 

Dựa trên nguồn lực của chúng ta, trước mắt có thể nghiên cứu để tạo lập chế độ chính sách đối với thế hệ thứ 3. Đối với các thế hệ tiếp theo phải có sự quan tâm và thực hiện đầy đủ các chính sách xã hội đối với họ. Và khi điều kiện cho phép thì chúng ta có thể nghiên cứu, mở rộng thêm các đối tượng được xác định là thân nhân người có công để có chính sách ưu đãi phù hợp hơn.

Cá nhân tôi nghĩ rằng, đối với những thương binh bị nhiễm CĐHH thì có thể nói đây là những thương binh đặc biệt của đặc biệt. Bởi vết thương thực thể, theo thời gian nó cũng thành sẹo và chỉ những người thương binh đó phải chịu đựng- tất nhiên, sự mất mát, hy sinh đó đã là lớn rồi- nhưng với vết thương do nhiễm CĐHH thì nó còn gây đau đớn cả về mặt tinh thần khi kéo dài qua nhiều thế hệ. Còn áp lực và nỗi bất hạnh nào hơn khi hàng ngày phải nhìn cảnh con, cháu của mình bị dị tật, dị dạng, sống lay lắt như thế không biết đến bao giờ… 

- Trân trọng cám ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.