Nghị lực cô gái vẽ tranh bằng chân

Cô gái tật nguyền vẽ tranh bằng chân.
Cô gái tật nguyền vẽ tranh bằng chân.
(PLO) -Mặc dù số phận kém may mắn khi bị khuyết tật cả hai tay và hai chân từ thuở lọt lòng, chị Nguyễn Thị Sậm (38 tuổi, quê xã Xa Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) vẫn không ngừng nỗ lực để vượt lên số phận. Không thể đi lại, cầm nắm các đồ vật, chị Sậm tập sử dụng 4 ngón chân phải của mình để tự phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân, cầm bút học chữ, cầm cọ vẽ nên các bức tranh đẹp. 

Nỗ lực đến trường

Tìm đến Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ mồ côi TP.HCM (ấp 6, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn), thấy chị Nguyễn Thị Sậm dùng đôi chân của mình để sử dụng máy vi tính tại thư viện. Chị cười cho hay: “Sau khi học nghề xong ở trung tâm, tôi được giữ lại làm công việc quản thủ thư viện”.  

Sinh ra ở một làng quê nghèo ở xã Xa Phiên (huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang), từ thưở lọt lòng, chị Sậm đã bị khuyết tật cả đôi tay và đôi chân. Không thể đi đứng như các anh chị em trong gia đình, cô bé Sậm ngày ấy chỉ biết lê lết ở nhà, quanh quẩn trong bốn bức tường. Chị kể, mọi sinh hoạt cá nhân đều do một tay người mẹ chăm lo. 

Đến năm 8 tuổi, nhận thấy mẹ quá vất vả, ngoài công việc đồng áng còn phải tất bật với công việc thường ngày ở nhà, cho nên cô bé tự nhủ phải làm gì đó để giúp mẹ đỡ nhọc nhằn. “Ban đầu tôi chỉ biết lê lết trong nhà. Cứ nhìn mẹ làm việc gì thì học cách làm theo.

Hai tay không cầm nắm được gì, chân trái thì dường như bị liệt, tôi chỉ dùng được 4 ngón chân cho các hoạt động hàng ngày. Sau một thời gian cố gắng, tôi cũng có thể cầm chổi quét nhà và tự lo được một số việc sinh hoạt cá nhân”, chị Sậm nhớ lại. 

Khi đã dùng chân thành thạo để thực hiện các hoạt động thường ngày, chị Sậm lại nuôi ước mơ được cầm bút học chữ như các anh chị, các bạn cùng trang lứa. Không lâu sau đó, người cha mất sau một cơn bạo bệnh. Không muốn làm gánh nặng cho mẹ, chị Sậm xin mẹ được đến trường. Đến năm 15 tuổi, chị bắt đầu tập cầm bút bằng chân và viết những nét chữ đầu tiên. 

Nhớ lại khoảng thời gian đầu đến trường, chị cho biết, lúc đó bản thân chị gặp vô vàn những khó khăn mà giờ nhìn lại, chị cũng không thể tin rằng mình có thể vượt qua. Ở vùng quê sông nước, những đứa trẻ đi học phải bằng xuồng ghe.

Được sự giúp đỡ của em gái, những người bạn trong xóm, chị cũng lê lết trên những chiếc ghe chòng chành đó. “Song cũng trên chiếc xuồng ấy, tôi lại nghĩ nếu sau này không có người bên cạnh thì tôi phải đến trường như thế nào. Biết mình không thể mãi dựa dẫm vào người khác, tôi bắt đầu tập bơi xuồng và tự đến trường mỗi ngày”, chị nhớ lại. 

Đến cấp 3, vì trường ở xa, gia đình không tiện đón đưa, nên chị ở trọ. Thời gian này, chị may mắn có được một chiếc xe lăn, nên con đường đến trường dễ dàng hơn. Tuy nhiên, quá trình học của chị lại càng khó khăn hơn. “Vì học chung với người bình thường, nên tôi thường bị tụt lại phía sau.

Lúc đó mình viết bài chậm lắm, làm bài thi cũng không kịp giờ. Cũng may nhận được sự giúp đỡ của thầy cô và các bạn, tôi mới có thể hoàn thành chương trình học và lên lớp”, chị kể. 

Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, chị lên TP.HCM học nghề tại Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ mồ côi TP.HCM. Cho đến bây giờ, chị vẫn cho rằng đến với trung tâm, ở lại làm việc tại trung tâm vẫn là cái duyên.

Hồi còn đi học ở quê, chị may mắn được quen với cô Phó Chủ tịch thường trực Hội bảo trợ người tàn tật TP.HCM. Biết hoàn cảnh và nỗ lực của cô gái tật nguyền, vào khoảng năm 1994, trong một chuyến đi công tác, cô có ghé qua thăm hỏi.

Sau đó chị cũng thường xuyên nhận được những bức thư động viên, chia sẻ. Chính người phụ nữ này đã giới thiệu chị đến với Trung tâm dạy nghề. 

Chị Sậm bên bức tranh mới hoàn thành
Chị Sậm bên bức tranh mới hoàn thành

Vẽ tranh bằng chân

Khăn gói lên thành phố, đặt chân đến Trung tâm, chị không tránh khỏi những bỡ ngỡ e ngại. Chị cho hay lúc đó phần vì nhớ nhà, phần vì sợ không biết mình sẽ làm được những gì, có hòa nhập được với cuộc sống ở đây hay không nên chị luôn trong tâm trạng buồn bã.

Được sự giúp đỡ của các cô chú ở trung tâm và thấy những hoàn cảnh như mình, chị lại cố gắng nỗ lực với hi vọng kiếm được cái nghề cho bản thân và không phụ lòng mong mỏi của những người đã từng giúp đỡ. 

Vào trung tâm từ năm 2006, ban đầu chị theo học tin học văn phòng. Sau 6 tháng học tập, chị đã thành thạo nhiều thao tác cơ bản. Trước sự tiến bộ của chị, trung tâm quyết định giữ chị lại làm việc tại thư viện để làm gương cho những học viên có cùng hoàn cảnh khác. 

Sau khi hoàn thành khóa học tin học, với mong muốn phát triển bản thân, cô gái tật nguyền ấy đăng kí học thêm một nghề nữa. Nhận thấy trong rất nhiều ngành nghề khác tại trung tâm như may công nghiệp, làm hoa đất, vẽ tranh, thêu, massage… chỉ có vẽ tranh là nghề không cần đôi tay cũng có thể làm được, chị quyết định theo học lớp này. 

Tại lớp học vẽ tranh, trong khi những người khuyết tật khác ngồi bên giá vẽ và vẽ tranh bằng tay, thì Sậm phải ngồi vẽ tranh bằng chân trên nền nhà. Những tưởng cầm cọ vẽ tranh cũng như cầm bút nên chị hào hứng. Song khi cho cây cọ vào chân, chị mới bắt đầu thấy những khó khăn.

“Vì cây cọ nhỏ xíu, vẽ lại nhiều đường nét trong khi chân thì cứng, nên tôi rất khó để điều khiển cây cọ. Hơn nữa, khi vẽ, hai chân kẹp cây cọ lâu quá thường bị phồng rộp. Ban đầu tôi chỉ tập vẽ những hình hoa lá, cỏ cây đơn giản rất nguệch ngoạc. Phải rất lâu sau tôi mới có thể vẽ được một bức tranh hoàn thiện”, chị Sậm nhớ lại những ngày đầu học vẽ.

Học xong lớp vẽ tranh sơn nước, cô gái khuyết tật này còn theo học lớp tranh sơn dầu. Chị cho biết, một bức tranh nếu vẽ liên tục, mất khoảng một tuần để hoàn thành. Lắc xe lăn vào phòng giới thiệu sản phẩm của Trung tâm với rất nhiều những bức tranh đủ màu sắc, chị lại bối rối cho biết trong số đó không có bức tranh nào của mình. Chị cười lý giải “những bức tranh tôi vẽ ra đều được nhiều người yêu thích nên mua hết cả rồi”. 

Hiện tại, ngoài công việc làm thủ thư tại thư viện, học vẽ tranh sơn dầu, vào các buổi tối trong tuần chị Sậm còn tình nguyện dạy chữ cho trẻ khuyết tật học nghề tại Trung tâm. Lớp học với số lượng lúc 5 em, lúc 7 em, có khi lên đến 10 em trong chương trình học từ lớp 1 đến lớp 4.

“Trong giờ học, các em ngồi trên bàn, mình cũng có đôi chân giả để đi lại xung quanh, theo dõi các em học bài. Mình cũng không dạy được điều gì to tát cả, chỉ là giúp các em biết con chữ để sau này có thể đỡ phải thiệt thòi khi ra đời mà thôi”, chị khiêm tốn nói. 

Sau nhiều năm sống, học tập và làm việc tại Trung tâm, hiện Trung tâm đối với chị là nhà, là chốn dừng chân lý tưởng nhất. Chị tâm sự: “Ngày đi, mẹ tôi lo lắng bao nhiêu, thì bây giờ bà an tâm bấy nhiêu vì tôi đã trưởng thành, có thể tự nuôi sống được bản thân mình và giúp đỡ được các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.