Nghị định “trói tay” Cảnh sát Môi trường?

Nghị định “trói tay” Cảnh sát Môi trường?
(PLO) - Nghị định 179/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành và đến ngày 30/12/2013 sẽ có hiệu lực. Thế nhưng nhiều ý kiến lo ngại Nghị định sẽ “trói tay” một lực lượng quan trọng trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đó là lực lượng Công an.
“Phân vùng” xử phạt
Thời gian qua, vi phạm pháp luật về môi trường được phát hiện nhiều, trong đó có những vụ việc gây rúng động dư luận, tác động sâu sắc tới đời sống xã hội như vụ Cty Nicotex Thanh Thái (Cẩm Thủy, Thanh Hóa); vụ Cty Cổ phẩn thuộc da Hào Dương (KCN Hiệp Phước, TP.HCM) xả nước thải không qua xử lý gây ô nhiễm nghiêm trọng sông Đồng Điền… 
Liên tiếp những vụ vi phạm pháp luật về môi trường kéo dài, gây hậu quả nghiêm trọng bị phát lộ khiến dư luận không khỏi hoài nghi vì sao cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường đã tổ chức thanh tra, kiểm tra nhiều lần, định kỳ có, đột xuất có nhưng không phát hiện ra sai phạm? Hay có phát hiện nhưng xử lý chiếu lệ khiến các tổ chức, cá nhân tái phạm nghiêm trọng hơn?.
Thực tế, khi môi trường bị “đầu độc”, người dân vẫn “trông” vào công an, chờ lực lượng này điều tra, làm rõ, xử lý hành vi vi phạm. Thế nhưng thật khó hiểu, Nghị định 179/2013/NĐ-CP vừa được ban hành, sắp có hiệu lực đã có nhiều quy định “trói tay” lực lượng quan trọng này trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường. 
Cụ thể, tại Điểm n, o Khoản 1 Điều 54 đã hạn chế thẩm quyền của Công an, Cảnh sát Môi trường trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Lực lượng này sẽ không được “đụng” vào các hành vi vi phạm khác, như vi phạm các quy định về thực hiện cam kết bảo vệ môi trường; vi phạm các quy định về thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường; vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động vận chuyển chất thải nguy hại; xử lý chất thải nguy hại; nhập khẩu phế liệu; vi phạm các quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên… 
Đồng thời, Khoản 2 Điều 54 tiếp tục “bó tay” lực lượng Công an nhân dân; thể hiện rõ sự bị động, phụ thuộc của lực lượng Công an, lực lượng Cảnh sát Môi trường vào cơ quan quản lý nhà nước: “Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại điều, khoản nào của Nghị định này thì chỉ được thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, điều tra, kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trong phạm vi các điều, khoản đó của Nghị định này quy định; trường hợp phát hiện cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì phải thông báo và phối hợp ngay với cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với hành vi đó để kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật”.
“Hành chính hóa” hoạt động phòng, chống tội phạm
Thực tế, các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đặc biệt là vi phạm trong hoạt động xử lý chất thải nguy hại, khai thác tài nguyên thiên nhiên là các vi phạm và tội phạm phức tạp, phổ biến. Với việc “phân vùng” xử phạt nêu trên,  nếu khi tiến hành các hoạt động nghiệp vụ, điều tra mà cơ quan Công an phải thông báo và phối hợp ngay với cơ quan quản lý nhà nước thì vô hình trung đã “hành chính hóa” hoạt động nghiệp vụ của lực lượng này, không đảm bảo yêu cầu nghiệp vụ, nguyên tắc bí mật, bất ngờ trong phòng, chống tội phạm… 
Ngoài ra, một số hành vi  như làm rò rỉ, tràn đổ chất thải nguy hại ra môi trường đất, nước ngầm, nước mặt, xuất khẩu chất thải nguy hại, tự xử lý chất thải nguy hại…, không phải chỉ là vi phạm về các thủ tục hành chính mà có thể liên quan đến các hành vi tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự như tội “Vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”; tội “Vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại”… Các hành vi liên quan đến những lĩnh vực này, nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì phải xem xét có dấu hiệu tội phạm. 
Trên thực tế qua 7 năm hoạt động, lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường đã phát hiện và xử lý hơn 40.000 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, chuyển các cơ quan có thẩm quyền khởi tố, điều tra trên 940 vụ và hơn 1.440 đối tượng, xử phạt vi phạm gần 400 tỷ đồng, trong đó có nhiều vụ việc gây bức xúc trong dư luận và bất bình trong nhân dân… 
Vì thế, một số ý kiến cho rằng việc hạn chế thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Công an nhân dân nói chung, lực lượng Cảnh sát Môi trường nói riêng, có nguy cơ bỏ lọt tội phạm. Từ đó, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cần xem lại Nghi định mới, sửa đổi cho phù hợp với Luật Công an nhân dân nhằm đảm bảo không có “vùng cấm” trong xử lý vi phạm môi trường.

Đọc thêm

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.