Nghe theo lời dạy của Bác, cống hiến hết mình cho quê hương

Bức ảnh Bác Hồ cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm và giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 316 trở lại xây dựng nông trường Điện Biên
Bức ảnh Bác Hồ cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm và giao nhiệm vụ cho Sư đoàn 316 trở lại xây dựng nông trường Điện Biên
(PLO) - Đã hơn 57 năm trôi qua kể từ ngày Đại tá Đinh Văn Dung được gặp Bác Hồ, nhưng với ông, hình ảnh của vị Cha già của dân tộc vẫn luôn in sâu trong tâm khảm và kí ức. Ông luôn lấy đó làm nguồn động lực sống và là niềm tự hào không bao giờ phai trong suốt cuộc đời binh nghiệp của mình. 
Chúng tôi  đến thăm nhà Đại tá Đinh Văn Dung vào một ngày đẹp trời tại số nhà 15A, tổ 14, phường Hạ Long, thành phố Nam Định.  Là người đã từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ trong vai trò Đại đội trưởng, Đại tá có vinh dự được gặp Bác Hồ hai lần. 
Với vẻ mặt rưng rưng xúc động, ông kể lại cho chúng tôi nghe những kỷ niệm sâu sắc về lần gặp Bác, về niềm vui của một người lính trẻ khi được tận mắt chứng kiến và nói chuyện với vị lãnh tụ vĩ đại của cả dân tộc.
Bất ngờ vì được gặp Bác 
Tham gia cách mạng từ thời trai trẻ, cùng đồng đội trải qua biết bao trận mưa bom bão đạn, kí ức về chiến tranh khốc liệt chưa bao giờ phai nhòa trong tâm trí vị Đại tá kiên trung này.  Ông cho biết, cuộc đời của một người lính được hai lần gặp Bác, được Bác tặng thơ, tặng huy hiệu… là niềm hạnh phúc theo ông đi suốt cuộc đời. 
Ông kể, trước khi  bước chân vào quân ngũ, mỗi người lính đều được giới thiệu về hình ảnh, bản lĩnh, trí tuệ và tầm nhìn của Hồ Chủ tịch nên ai cũng ước mơ được một lần gặp Bác ngoài  đời. “Mong muốn là vậy nhưng tôi luôn nghĩ cả đời mình chắc không bao giờ có vinh dự đó” – Đại tá Đinh Văn Dung nhớ lại. 
Thế nhưng, bất ngờ vào lúc 5 giờ sáng ngày 10/03/1958, tại thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, Bác cùng các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Chu Huy Mân đến thăm và nói chuyện với 100 lính tại Sư đoàn 316.  Bác gần gũi, thân thiện hỏi han các đồng chí ở Sư đoàn. Bác hỏi: “Các cháu có khỏe không?”. Cả đơn vị đồng thanh: “Có ạ”. Rồi Bác chậm rãi kể Bác vừa đi thăm các nước Indonesia, Miến Điện, Ấn Độ. Nhân dân các nước khen cách mạng Việt Nam anh hùng, Điện Biên Phủ anh hùng…  
Sau đấy, Bác giao nhiệm vụ cho đơn vị trở lại Điện Biên để xây dựng, giữ gìn quốc phòng, củng cố biên cương Tổ quốc, xây dựng nông trường quân đội, tăng gia sản xuất làm giàu cho Tổ quốc. Giao nhiệm vụ xong, Bác dành tặng Sư đoàn 100 huy hiệu cùng bài thơ: “Đá rắn, quyết tâm ta rắn hơn đá/Núi cao, chí khí ta còn cao hơn/Đảng cử ta lên mặt trận sản xuất/Khó khăn ta cố gắng vượt qua/Nhiệm vụ ấy ta quyết tâm làm tròn”.
Đại tá Đinh Văn Dung tâm sự, bài thơ của Bác đã tiếp thêm sức mạnh cho các chiến sĩ trên chặng đường xây dựng lại Điện Biên đầy gian khổ, khó khăn, thiếu thốn. Bằng tinh thần đoàn kết, hăng hái chiến đấu, các chiến sĩ Sư đoàn 316 đã vượt qua những đêm mưa rừng, những ngày nắng đổ lửa. Sau một tháng hành quân bộ, mặc dù điều kiện vô cùng khó khăn nhưng tinh thần thì vẫn luôn hăng hái. 
Các chiến sĩ xây dựng lán trại, dỡ bỏ bom mìn, cùng chính quyền và bà con dân tộc ở đây khai phá 1000ha, khôi phục lại đồng ruộng cho bà con ở Điện Biên, một trung đoàn làm đường, một trung đoàn xây dựng nông trường và một trung đoàn  thì sẵn sàng chiến đấu. 
Vào ngày 7/5/1959, một năm sau khi Sư đoàn của Đại tá Đinh Văn Dung nhận nhiệm vụ xây dựng Nông trường Điện Biên, Bác Hồ lên dự kỉ niệm Chiến thắng Điện Biên tại Tây Bắc. Đại tá Đinh Văn Dung được điều động nhân lực để bảo vệ Người. Đến thăm khu triển lãm, Bác khen ngợi những cố gắng tăng gia, nhưng sau đó Bác phê bình luôn: “Các chú tăng gia luôn da báo, da hổ, sừng hươu phải không?”. 
Bác dặn dò như vậy không phải là tăng gia mà là vi phạm pháp luật. Các chiến sĩ coi đó là bài học sâu sắc để lần sau rút kinh nghiệm trong cuộc sống và tự nhủ lòng mình sẽ không bao giờ làm trái lời dặn dò, chỉ dạy của Bác.
Đại tá Đinh Văn Dung chỉ lại những bức ảnh trong thời kháng chiến chống Pháp
Đại tá Đinh Văn Dung chỉ lại những bức ảnh
trong thời kháng chiến chống Pháp 
Hình ảnh Người in sâu trong 
tâm khảm
Đang kể chuyện bằng giọng trầm ngâm, Đại tá Đinh Văn Dung chùng giọng xuống, bồi hồi nhắc lại thời khắc cả Sư đoàn đang ở chiến hào thì nghe tin Bác mất. Ông tâm sự: “Khi nghe tin Bác mất, chúng tôi đau đớn vô cùng, mọi người đều không cầm nổi nước mắt. Đây là một mất mát quá lớn đối với dân tộc Việt Nam. 
Lúc bấy giờ tổ chức lễ đưa tiễn Bác và đồng thời phải viết quyết tâm thư để thể hiện di chúc của Bác. Toàn thể chiến sỹ Bộ Tư lệnh mặt trận 959 đã viết “Quyết tâm thư” tập trung vào 5 vấn đề chính, gồm: Ý chí chiến đấu vững vàng, kiên định; Hiệu quả trong công việc, hiệu quả trong chức trách, hiệu quả trong công tác chuyên môn; Nâng cao năng lực lãnh đạo chiến đấu; Xây dựng tinh thần đoàn kết; Vì dân giúp bạn, đoàn kết quốc tế.
Đến bây giờ, đã bước vào tuổi “xưa nay hiếm” nhưng mỗi lần nhắc về  khoảng thời gian tham gia kháng chiến, về những điều đã viết trong “Quyết tâm thư” vẫn khiến Đại tá Đinh Văn Dung bồi hồi xúc động. Ông cho biết, đối với một người chiến sĩ cách mạng, được gặp Bác có ý nghĩa khích lệ vô cùng quan trọng. Trên chiến trường gian khổ, nhớ tới những lời dặn dò của Bác, những câu thơ Bác dành tặng cho Sư đoàn như những lời động viên tư tưởng vô cùng sâu sắc thì mọi mệt mỏi đều được xóa tan hết, mọi quyết tâm đều vượt qua được.
Trở về với cuộc sống đời thường, Đại tá Đinh Văn Dung luôn nhắc nhở, giáo dục các con, các cháu phải  sống đúng với lời dạy của  Hồ Chí Minh. Bản thân ông luôn giữ vững bản chất của Bộ đội Cụ Hồ và luôn nguyện cống hiến hết mình cho quê hương.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.