Nghệ sỹ Xuân Hinh giả gái, ăn mặc phản cảm nhảy múa tại chùa khiến dư luận bất bình

Hình ảnh Nghệ sỹ Xuân Hinh giả gái khiến dư luận bất bình.
Hình ảnh Nghệ sỹ Xuân Hinh giả gái khiến dư luận bất bình.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mạng xã hội lan truyền hình ảnh về nghệ sỹ Xuân Hinh trong trang phục giả gái, nhảy nhót trong không gian chùa chiền. Hình ảnh bị dư luận phản đối, vì rất phản cảm, đặc biệt trong bối cảnh tôn nghiêm của phật giáo.

Được biết, sự việc xảy ra tại đại lễ cắt băng khánh thành ngôi Tổ đường chùa Sùng Minh, Tứ Kỳ, Hải Dương. Clip ghi lại cho thấy, trên sân khấu của đại lễ, nghệ sĩ Xuân Hinh trong trang phục giả gái với váy ngắn, áo quây hở vai, nhảy nhót, uốn éo...

Trước đó, Xuân Hinh là nghệ sĩ giả gái thành công ghi được nhiều dấu ấn tốt với khán giả. Tuy nhiên việc giả gái, với trang phục hở hang tại không gian Phật giáo đã gây ra phản ứng không tốt.

Trả lời VietNamNet, nghệ sĩ Xuân Hinh cho biết đây là buổi biểu diễn tại chùa Sùng Minh, Hải Dương. Xuân Hinh biểu diễn ở sân khấu ở khu vực sân phía ngoài chùa, theo yêu cầu của khán giả và được phép của BTC và các cụ trong làng.

"Cái này là tiểu phẩm biến hình trang phục kết hợp. Tôi thể hiện nhiều dạng nhân vật theo yêu cầu của khán giả, lúc thì là Chí Phèo, Thị Nở, lúc tôi lại hát Chầu Văn, lúc thì hoá thân thành gái,... " Xuân Hinh cho biết, với một chuỗi nhân vật đa tính cách như vậy, việc mặc trang phục của ông như thế là bình thường, không có gì phải tranh cãi. Xuân Hinh nói thêm, khi ông diễn bà con ngồi dưới rất ủng hộ không cai kêu ca gì.

CŨng theo thông tin tử Vietnamnet, PGS, TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, buổi biểu diễn giả gái với trang phục váy ngắn của nghệ sĩ Xuân Hinh trong khuôn viên chùa ở Hải Dương, dù giải thích với bất kỳ lý do gì, cũng được xem là một sự việc đáng tiếc.

Theo ông, đây là một bài học kinh nghiệm đối với các nghệ sĩ trong việc tổ chức biểu diễn ở những không gian nhất định, đặc biệt là các không gian liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.

Ông Sơn cho rằng, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, không gian liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo là không gian thiêng, được mọi người tôn trọng và thường dành ra những nguyên tắc riêng để thể hiện sự kính trọng của mình đối với thần linh, tổ tiên: cả ở đối tượng nào được đến, hành động nào được thực hiện/không được thực hiện, lời nói hay cả lễ vật dâng cúng. Ứng xử ở những không gian thiêng ấy luôn cần có sự kính cẩn, thể hiện đạo lý của mỗi người. Chính vì những quy định chặt chẽ ấy khiến cho những hành động ở không gian tín ngưỡng, tôn giáo luôn nhận được sự chú ý của cộng đồng. Hành động của các nghệ sĩ cũng không phải là ngoại lệ.

PGS, TS Bùi Hoài Sơn phát biểu: "Đúng là người nghệ sĩ có quyền tự do trong việc thể hiện tài năng của mình, nhất là khi điều đó được sự đồng tình của khán giả, không trái với quy định pháp luật. Tuy nhiên, nghệ sĩ là những người nổi tiếng, của công chúng, có tác động rất lớn đến nhận thức, thói quen, hành vi và đặc biệt là định hướng phát triển đạo đức, nhân cách của công chúng việc hết sức cẩn thận trong việc biểu diễn, phát ngôn, hành động phải được coi là một trong những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.

Có thể chúng ta khắt khe với nghệ sĩ hơn các đối tượng khác vì chúng ta yêu, trân trọng và mong nghệ sĩ trở thành những tấm gương tốt, chuyên chở ở những giá trị tốt đẹp, chân – thiện – mỹ đến cho xã hội. Nhất là trong bối cảnh xã hội ngày nay, nhiều điều lệch chuẩn, không phù hợp thậm chí là xuống cấp đạo đức đang làm vẩn đục bầu không khí trong lành của xã hội, chúng ta lại càng cần nghệ sĩ phát huy vai trò làm gương của mình, để từ đó chúng ta hình thành nên môi trường văn hóa lành mạnh, giúp ích cho sự phát triển đạo đức của mỗi cá nhân và toàn xã hội".

Cũng trên VietNamNet, Thượng tọa Thích Thanh Thắng, Chánh Thư ký Ban trị sự tỉnh Hải Dương cho biết ông đang tìm hiểu sự việc và sẽ nhắc nhở chùa cẩn trọng hơn trong việc đưa các tiết mục vào biểu diễn.

Tin cùng chuyên mục

Quần thể danh thắng Tràng An từ trên cao. (Ảnh: DLNB)

Việt Nam là đối tác tin cậy, trách nhiệm của UNESCO

(PLVN) - Tích cực hội nhập quốc tế trong việc bảo tồn giữ gìn, phát huy giá trị di sản toàn cầu, nhất là đối với UNESCO; quảng bá mạnh mẽ giá trị hình ảnh văn hóa con người thiên nhiên đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Đọc thêm

Du khách ra đảo Lý Sơn dịp lễ 30/4 và 1/5 tăng cao

Rất đông du khách ra đảo Lý Sơn dịp lễ 30/4 và 1/5.
(PLVN) - Ngày 29/4, bà Phạm Thị Hương, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, từ ngày 22/4 đến 29/4, Lý Sơn đã đón 16 nghìn lượt du khách tham quan. Dự kiến ngày 30/4 và 1/5 thì lượt du khách ra đảo Lý Sơn sẽ tăng cao.

Khai mạc Tuần lễ Du lịch Quảng Ngãi

Khai mạc tuần lễ du lịch Quảng Ngãi.
(PLVN) -  Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với UBND huyện Lý Sơn mới khai mạc “Tuần lễ Du lịch Quảng Ngãi và Chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao kích cầu du lịch huyện Lý Sơn năm 2024”.

Sống có chất lượng: Chọn thành thị hay nông thôn?

Sống có chất lượng: Chọn thành thị hay nông thôn?
(PLVN) - Nhiều người cho rằng muốn có chất lượng sống cao thì nên sinh sống ở những thành phố lớn, những đô thị phát triển với y tế, cơ sở vật chất phát triển. Nhưng với luồng quan điểm khác, cuộc sống nông thôn mới là “sống có chất lượng” với thực phẩm, không khí sạch, thiên nhiên tươi đẹp...

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ
(PLVN) - Giữa bom đạn chiến trường khốc liệt, vẫn còn đó khúc ca hào hùng, bi tráng của một thời kỳ kháng chiến cứu nước. Có rất nhiều ca sĩ hát dòng nhạc cách mạng được nhiều người biết đến như Trần Hiếu, Lê Dung, Tường Vi, Thanh Huyền... Nhưng có những cái tên thuộc hàng ngũ tiên phong, trở thành “bậc tiền bối”, đàn anh, đàn chị cho dòng nhạc đỏ một thời.

Đi tìm nghệ nhân trên phố nhỏ Hà Nội

Góc nhỏ trong căn phòng cũng trở thành nơi cất giữ những “cái mặt chơi được”. (Ảnh trong bài: Tâm Anh)
(PLVN) - Giữa nhịp điệu hối hả, xô bồ của đời sống thường nhật, còn đó trong lòng Hà Nội dư vị lắng sâu văn hiến ngàn năm. Trong ngóc ngách nào đó của Thủ đô, ta vẫn bắt gặp những người Hà thành đang miệt mài gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc.

Yêu đất nước hơn qua những chuyến đi

Du khách tham quan di tích chiến trường Đồi A1. (Ảnh: Xuân Tiến-TTXVN)
(PLVN) - Những du khách, đặc biệt là giới trẻ đang có xu hướng tới thăm chiến trường xưa để nhớ lại một thời chiến đấu hào hùng, tưởng nhớ những người đã hy sinh vì độc lập dân tộc; học hỏi, giáo dục truyền thống. Do vậy, hiện có nhiều tour du lịch giúp du khách càng đi càng thêm yêu Tổ quốc, dân tộc, nhất là vào dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5.

Tự hào những lễ chào cờ đầy cảm xúc

Hàng vạn công nhân tại tỉnh Nghệ An thực hiện nghi thức chào cờ và hát Quốc ca vào sáng thứ Hai hàng tuần trong “Tháng Công nhân” năm 2024. (Ảnh: baonghean.vn)
(PLVN) - Xuất phát từ truyền thống yêu nước, thúc đẩy tình đoàn kết, nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương và doanh nghiệp hiện nay duy trì đều đặn lễ chào cờ đầu tuần, đầu tháng và sinh hoạt tập thể dưới cờ. Đây là một nghi lễ, một nét đẹp văn hóa cần được nhân rộng trong xã hội.

Hùng tráng những khúc ca khải hoàn

Chương trình Đất nước trọn niềm vui tại Thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Hồng Nhung)
(PLVN) - Các tuyệt phẩm khải hoàn, bản tráng ca rộn ràng niềm vui mở hội mà người dân Việt Nam rất đỗi yêu thích được vang lên khắp các tỉnh, thành vào những dịp kỷ niệm các ngày chiến thắng oanh liệt, vĩ đại của dân tộc. Các chiến công thần kỳ của quân và dân ta khiến các nhạc sĩ tràn đầy niềm xúc cảm sáng tác những tuyệt phẩm bất hủ.

Ngàn dặm Tổ quốc thân yêu

Những chuyến đến các vùng miền, khiến người trẻ càng thêm yêu Tổ quốc Việt Nam xinh đẹp. (Nguồn: Thúy Hiền Nguyễn)
(PLVN) - Có những người trẻ yêu quê hương, đất nước từ câu chuyện kể, các bài học lịch sử. Nhưng lại có người trẻ yêu Tổ quốc bằng những chuyến đi đến mọi miền Nam – Bắc. Đó là một thứ tình cảm nảy nở từ vẻ đẹp rừng núi hùng vĩ, bền bỉ và thủy chung tựa như dòng sông hiền hòa.

Hương mùa hè

Ảnh minh họa. (Nguồn: Pinterest)
(PLVN) - Cuối xuân mà Hà Nội cứ như đã vào hè, trời nóng hầm hập, bức bối muốn xé toạc lớp da của mỗi người.

'Lần về sau anh sẽ về hỏi cưới em'

Ký ức chiến trường xưa. (Tranh minh họa: Báo Lâm Đồng)
(PLVN) - Tháng tư đến mang hương vị của những lời nói dối phảng phất đâu đây. Cái khí trời thêm se lạnh khiến lòng người như đang chợt hỏi, xuân vừa ghé qua sao lại mang cái oi ả sớm tới rồi. Người ta thường bảo tháng tư là tháng của những lời nói dối, nhưng có bao giờ có ai tự nghĩ rằng trong vô số những lời nói ấy, thực sự thì cũng có những lời nói dối thiện - lương?