Nghệ sĩ Kiều Oanh - sau vai diễn hài là lệ đắng

Trái ngọt của cuộc hôn nhân thứ 2 là cô con gái Yến Khang.
Trái ngọt của cuộc hôn nhân thứ 2 là cô con gái Yến Khang.
(PLO) -Mang đến tiếng cười cho sân khấu, nhưng ít ai biết được cuộc đời của Kiều Oanh đã trải qua không ít thăng trầm và sóng gió. Khi nghe Kiều Oanh nói chuyện, người ta cười tá lả, nhưng nghe tới khúc cuối của mỗi câu chuyện thì chỉ muốn khóc. Đời chị vui đó, nhưng cũng buồn nẫu ruột như một vở cải lương bi ai…
 

Từ cô bé nhà quê thành ngôi sao cải lương

Kiều Oanh sinh ra trong một gia đình nông dân đông con, nghèo khổ ở miền Tây. Từ bé, chị đã thiếu thốn tình cảm của cha. Khuôn mặt của cha cũng chỉ đọng lại mơ hồ và vỡ vụn trong tâm trí của cô con gái út vì năm tháng ông đi làm ăn tứ xứ, năm về đôi ba bữa.

Năm Kiều Oanh lên chín tuổi, ba chị bị bệnh mất. Vì vậy, mẹ là người để lại cho chị dấu ấn sâu sắc trong cuộc đời. Ba mất, mẹ chị mới độ bốn mươi tuổi nhưng vẫn ở vậy nuôi mười người con trưởng thành bằng đôi tay tần tảo, buôn thúng bán bưng.

Kiều Oanh sinh ra đã có thể hát cải lương một cách ngọt ngào như một bản năng trời cho. Với chị thì “đó là cái mà ông trời đã chấm số cho mình không thoát được”. Cho nên khi học xong cấp  ba, thi đỗ Đại học Ngân hàng, chị giấu nhẹm giấy báo trúng tuyển và chỉ đưa ra có giấy báo đỗ trường sân khấu. Cả gia đình Kiều Oanh có sáu chị em gái thì hầu hết đều làm cô giáo cho nên việc cô út đi học làm “cô đào” thì cả nhà phản đối, “rầy la chị như nhằn một cái giẻ”.

Mẹ chị - cũng lo sợ cho tương lai hạnh phúc của con gái nên cũng phản đối dữ dội nhưng rồi cũng chính mẹ chị lại là người thương cô con gái út mà chấp nhận cho đi theo nghiệp mà con gái trót đam mê. Với 3 bộ quần áo và những đồng tiền còn sót lại trong túi của mẹ, Kiều Oanh đã một mình chập chững lên Sài Gòn.

Chia sẻ về khoản tiền mẹ đã cho lúc lên Sài Gòn học, nữ nghệ sỹ không kìm được xúc động cho biết: “Đó là những đồng tiền ít ỏi còn sót lại trong túi của mẹ, nhưng lại là những tháng ngày làm việc rất cực khổ mới có được.

Ngày xưa tiền thường cuộn tròn buộc vào cọc dây thun mà mẹ Oanh hay vắt ở lưng quần, khi mẹ đưa cho Oanh, Oanh chỉ nghĩ là cầm cho có hơi ấm của mẹ chứ dứt khoát mình sẽ không xài, sẽ không dám đụng bởi vì với Oanh đây là thứ gì đó thiêng liêng lắm”.

Tới khi Kiều Oanh nhập học, thì chị gái cũng biên thư: “Em ơi, trên Sài Gòn nhiều cám dỗ lắm, ráng giữ mình, đói cho sạch, rách cho thơm… Tiền nay không kiếm được thì mai kiếm”.

Nhưng niềm vui chẳng tày gang, khi mới học năm thứ nhất, mẹ Kiều Oanh bắt đầu đổ bệnh và phải tốn nhiều tiền chữa chạy. Kiều Oanh lao vào đi làm thêm đủ việc từ làm MC, đi hát, diễn phim quần chúng cho các băng đĩa... để có tiền chữa bệnh cho mẹ.

Những lần mẹ chị trở bệnh, tiền thuốc là 500 ngàn đồng mỗi ngày. Chị toàn xin ứng tiền trước trong các suất diễn mà chị có được để lo cho mẹ. Tốt nghiệp, chị được giữ làm giảng viên của trường nhưng chị đành ngậm ngùi từ chối vì đồng lương giảng viên quá eo hẹp, mà chị lại đang cần tiền để chữa bệnh cho mẹ.

Năm 1996, trong hội thi chuyên nghiệp toàn quốc các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, Kiều Oanh ẵm một lúc hai trong bốn giải: Huy chương Vàng cho diễn viên xuất sắc và Huy chương Vàng cho diễn viên tài sắc nhất trên sân khấu. Khi ấy, mẹ chị bệnh nặng nhưng vẫn cố chờ con gái diễn thi xong.

Những cảnh trong phim Tấm Cám - Kiều Oanh trong vai Cám.
Những cảnh trong phim Tấm Cám - Kiều Oanh trong vai Cám.

Tối hôm đó, bà mừng rớt nước mắt khi nhìn thấy con gái nhận giải, nhưng rồi tới hôm sau thì bà qua đời. Số tiền nhận được từ giải thưởng năm ấy, chị lo hết vào việc tang ma cho mẹ. Nỗi đau ấy, mỗi khi nhắc tới, Kiều Oanh vẫn tưởng như mới ngày hôm qua vậy…

Cũng trong năm ấy, Kiều Oanh lại tiếp tục thành công khi được tham gia vào hai bộ phim truyền hình nổi tiếng: “Những nẻo đường phù sa” và “Đất Phương Nam”.

“Hồi đó, phim truyền hình ít nên chỉ cần mỗi bộ phim hay ra đời là diễn viên có thể nổi tiếng liền cho nên ngay ngày hôm sau, chị lấy xe Honda chạy vòng vòng quanh thành phố, trời nắng chang chang nhưng chẳng nón mũ, bịt mặt gì cả, cứ thế chạy đi mấy chục vòng để cho người ta biết mặt, cho người ta gọi.

Sau này mình trưởng thành, chín chắn rồi, mình mới thấy: “Trời, sao con người mình hồi đó danh vọng dễ sợ vậy”, Kiều Oanh nhớ lại quãng tuổi trẻ hai mươi năm trước của mình.

Đào nương bẻ ngang sang diễn hài

Khi cải lương xuống dốc, các nghệ sĩ cải lương phải thay đổi bản thân, đi diễn hài kịch. Lúc đó, Kiều Oanh cũng nghĩ tới con đường thay đổi bản thân mình ấy là đi diễn hài… Nhưng mà diễn hài làm sao khi gương mặt của Kiều Oanh chỉ hợp với Đào chính, Đào thương, toàn vai sướt mướt; khi người ta nói, mặt của chị nhìn đã thấy buồn, đã thấy khóc…  

“Ngày đầu, chạy suất đầu tiên, chị bước ra diễn, cười nói, làm trò đủ kiểu mà không ai cười, mặt ai cũng nghệt ra. Khi ra sân khấu thì run, khi vào hậu trường thì khóc muốn chết vì không ai cười, không ai cười nghĩa là không có tiền muớn nhà, ăn uống…”, Kiều Oanh kể.

Nghệ sĩ Hữu Nghĩa động viên chị cố gắng kiên trì. Sau này, Kiều Oanh tận dụng khả năng ăn nói hoạt ngôn, khuôn miệng dẻo quẹo của mình để khiến khán giả cười. Và kết quả là, Kiều Oanh được khán giả yêu thích trên sân khấu với diễn xuất đặc trưng Nam bộ qua các tiểu phẩm hóm hỉnh và nhiều ý nghĩa. Mỗi khi chị cất lời là người ta cười, rồi sau đó người ta cũng có thể khóc theo những vai diễn của chị.

Hồng nhan đa truân 

Đúng vào thời điểm tài năng đang độ chín thì đột ngột Kiều Oanh rời khỏi Việt Nam để theo chồng sang Mỹ. Sang bên đó, Kiều Oanh vẫn tiếp tục nghiệp diễn. Bà con Việt kiều đều đón nhận chị nên việc hòa nhập với cuộc sống mới không khó khăn gì. Nhưng về phần gia đình, chị lại gặp nhiều trắc trở.

Chồng Kiều Oanh yêu chị, nhưng lại bị áp lực từ phía gia đình khi chị nhận kết luận từ bác sỹ là bị bệnh, khó có con được, trong khi chồng chị là con một, rất cần người nối dõi. Áp lực cứ đè nặng mãi lên vai Kiều Oanh và cuối cùng chị đành phải chọn giải pháp chia tay, dù rằng không muốn, để anh có thể lập gia đình khác và sinh con. “Nhiều đêm diễn hài cho khán giả cười, trở về một mình tôi lại nằm khóc vì bơ vơ, vì thương cho thân phận của mình”, Kiều Oanh ứa nước mắt nhớ lại những năm tháng sống trên đất Mỹ.

Sau cuộc hôn nhân đầu tiên tan vỡ, Kiều Oanh kết hôn với nghệ sĩ hài Lê Huỳnh. Kỳ diệu như món quà cuộc sống bù đắp, cuộc hôn nhân này cho chị trái ngọt là một cô con gái xinh xắn, đáng yêu. Nhưng khi sinh con gái, chị kiên quyết không đặt tên Kiều làm đệm vì sợ cuộc đời cũng bi như mình vậy. Với một người làm mẹ thì những đứa con là lẽ sống của đời mình, Kiều Oanh đã biết “chậm” hơn và thấy cuộc đời tươi đẹp nhiều, có nhiều mục đích để sống.

Tiền kiếm ra được, ngoài việc lo cho cả gia đình, Kiều Oanh vẫn dành một khoản nhỏ để làm từ thiện. Chị nghĩ đơn giản: “Mình làm con mình hưởng, làm vậy tâm mình cũng an, đi đâu cũng thấy an lành, mình an lành thì mới có thể đi diễn, có tiền lo lại cho mình, cho gia đình và lại làm từ thiện được…”.

Kiều Oanh bảo rằng, chị là một đệ tử của nhà Phật, vì vậy triết lý nhà Phật luôn là kim chỉ nam trong đường đi, cách sống của chị: “Ông trời chẳng cho ai không cái gì. Số mình được ông trời cho nhiều thứ hơn người bình thường nên phải lấy lại của mình cái gì đó. Số đã vậy, chấp nhận đi”.

Nhưng những ngày tháng êm đẹp bên người chồng Lê Huỳnh cũng trôi đi và cuộc hôn nhân thứ hai này lại tan vỡ. Lần này, trái tim của Kiều Oanh đã mạnh mẽ hơn, giúp chị có nghị lực vượt qua được nỗi đau đớn, thất vọng. Lần ra đi thứ hai này với chị nhẹ nhàng lắm, bởi cái duyên nợ của vợ chồng đã kết thúc, bên cạnh chị còn có đứa con an ủi.

Chị nghiệm ra rằng: “Cuộc đời nó lạ lắm, nó không đi theo cái lập trình định sẵn theo kiểu “ở hiền gặp lành”, không phải người vợ nào cứ hiền ngoan, giỏi giang là không bị chồng bỏ, còn không phải người phụ nữ nào quậy tới bến cũng sẽ là bị chồng bỏ.

Những cảnh trong phim Tấm Cám - Kiều Oanh trong vai Cám.
Những cảnh trong phim Tấm Cám - Kiều Oanh trong vai Cám.

Cái gia đình nó nhỏ bé vậy nhưng có nhiều cái phức tạp, có những thứ tưởng chừng rất nhỏ, lâu ngày cứ chất lên rồi một ngày giọt nước tràn ly. Nếu ông trời nói vợ chồng còn duyên phận ở với nhau thì  có muốn cũng chẳng dứt được, cố mà sống cạnh nhau nhưng khi ông trời nói chúng mày hết duyên rồi thì tự khắc rời bỏ nhau mà thôi”.

Cho đến giờ, vẫn nhiều người hỏi lí do vì sao vợ chồng chị tan vỡ, chị cũng không muốn nhắc tới nhiều để làm cho trái tim lại đau. “Tôi muốn con gái tôi luôn vui vẻ và hạnh phúc tại thời điểm bây giờ và về sau. Tôi không muốn khi con lớn lên lại đọc những thông tin lời qua tiếng lại của ba mẹ”, chị nói.

Kiều Oanh tự nhận mình không phải là người tham vọng, chị thà ăn rau, ăn tương nhưng phải sống cuộc sống vui chứ không phải nhà cao cửa rộng mà tình cảm nhạt thếch, toàn những thứ không phải cố gắng níu kéo, chiếm đoạt làm chi.

Kiều Oanh tin vào tướng số, tử vi. “Số chị bạc phước em ơi, tử vi chấm rồi, chị tin lắm”. Nhưng mà vì đời đã định sẵn nên chị nói rằng không muốn buồn mãi, đời phải vui vì còn con cái. Chị còn trẻ và còn nhiều điều phải ráng sống và hạnh phúc.  Kiều Oanh nói mà đôi mắt đượm buồn. 

Tin cùng chuyên mục

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

(PLVN) - Giữa bom đạn chiến trường khốc liệt, vẫn còn đó khúc ca hào hùng, bi tráng của một thời kỳ kháng chiến cứu nước. Có rất nhiều ca sĩ hát dòng nhạc cách mạng được nhiều người biết đến như Trần Hiếu, Lê Dung, Tường Vi, Thanh Huyền... Nhưng có những cái tên thuộc hàng ngũ tiên phong, trở thành “bậc tiền bối”, đàn anh, đàn chị cho dòng nhạc đỏ một thời.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.