Nghệ nhân một đời gìn giữ nghệ thuật đan gùi ở Tây Nguyên

Vợ chồng ông Ya Hiêng luôn cùng nhau đan gùi.
Vợ chồng ông Ya Hiêng luôn cùng nhau đan gùi.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Xấp xỉ tuổi 70, nghệ nhân Ya Hiêng vẫn thoăn thoắt đôi bàn tay, ánh mắt chăm chú đan cài từng thanh nứa, trang trí từng họa tiết để cho “ra lò” những chiếc gùi ưng ý nhất. Đến nay đã gần một đời người nghệ nhân ấy gìn giữ nghệ thuật đan gùi của người Chu Ru giữa đại ngàn Tây Nguyên.

Chuyện tình đẹp từ chiếc gùi

Ghé thăm bản Pré (xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) thời điểm này, thôn trống vắng hơn, nhà nào cũng “cửa đóng, then cài” lên rẫy hái cà phê. Tìm đến nhà nghệ nhân Ya Hiêng (69 tuổi, trú thôn Pré, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng), chúng tôi bắt gặp hình ảnh vợ chồng ông đang miệt mài đan gùi, các cháu nhỏ vây quanh, đứa tập đọc, đứa nghịch ngộ, một khung cảnh thật ấm cúng, yên bình nơi miền quê sơn cước.

Bản Pré hiện nay còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc trưng của người Chu Ru, trong đó nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhất đó chính là nghề đan gùi. “Từ lúc 8 tuổi tôi đã theo A Ma (cha) vào rừng chặt tre, chặt cây cóc rừng để đan gùi. Những lúc A Ma làm thì tôi cũng tập tành vót tre, vót mây, đến năm 12 tuổi tôi đã có thể đan được gùi ở mức khá” - ông Ya Hiêng kể.

Nghệ nhân Ya Hiêng cười thích thú: “Những sản phẩm đầu tay chỉ là những chiếc gùi nhỏ xíu, mỏng lét, tôi cứ tháo ra đan lại mãi mới thành, nhiều lúc phải trốn bố để đan nữa”. Ông Ya Hiêng tự hào: “Cái gì tôi cũng làm được từ cày bừa, làm rẫy, vào rừng sâu hái thuốc,... Nhưng đặc biệt là đan gùi, vì không phải ai cũng có thể đan giỏi được”. Nhờ đan gùi giỏi mà ông được nhiều cô gái trong làng thích.

Cũng nhờ gùi mà vợ chồng ông Ya Hiêng đằm thắm đến giờ. Ông Ya Hiêng giải thích: “Người Chu Ru theo truyền thống mẫu hệ, con cái kết duyên hoàn toàn do bố mẹ hai bên quyết định, sau lễ “bắt vợ” dù là vợ chồng nhưng cũng xem là người xa lạ, có thể trước đó chưa gặp bao giờ. Nhưng nhờ việc cùng đan gùi, mà vợ chồng tôi khăng khít, hiểu nhau nhiều hơn. Từ lúc sống chung đến giờ, chưa có chiếc gùi nào là không do bàn tay của cả hai vợ chồng làm ra. Tôi chặt tre, vợ vót, rồi cả hai cũng cặm cụi đan từ cái này đến cái khác, đó là “đồng vợ, đồng chồng, tát biển đông cũng cạn”, cũng vì thế vợ chồng tôi rất hiếm khi cãi nhau”.

Bà Ma Bin (64 tuổi), vợ ông Ya Hiêng ngồi kế bên mỉm cười hạnh phúc: “Trước khi “bắt chồng”, cũng chẳng biết, chẳng hiểu gì về nhau. Nhưng khi về ở chung thấy Ya Hiêng giỏi đan gùi, giỏi làm rẫy thì tôi ấn tượng, tôi yêu ông ấy nhiều hơn”.

“Nếu nói về đan gùi thì cũng dễ nhưng để đan được thành thục, đẹp mắt phải tốn rất nhiều thời gian. Mãi đến năm 1975, khi phải kiếm tiền nuôi vợ, nuôi con tôi mới bắt đầu nhuần nhuyễn hết những kỹ thuật đan gùi. Gùi trở thành nghề kiếm kế sinh nhai, chiếc “cần câu cơm” của gia đình” - ông Ya Hiêng chia sẻ.

Kỳ công nghề đan gùi

Một số người cao tuổi ở bản Pré vẫn hay kể cho nhau về một truyền thuyết: “Trước đây, khi ông bà vào rừng làm rẫy, nhìn thấy cây tre ra quả, từ quả của nó mọc ra một cái gùi xinh đẹp. Từ đây người dân biết làm gùi để dùng trong sinh hoạt và sản xuất”. Đây chính là lý giải về sự ra đời của chiếc gùi, cũng là minh chứng cho sự tài hoa của người Chu Ru.

Để đan một chiếc gùi phải trải qua nhiều công đoạn như: Chọn tre, chẻ tre thành đoạn lớn, phơi, chẻ mỏng tre thành kích cỡ mong muốn, mảnh nhỏ sau đó vót trơn bề mặt mỗi thanh tre, cuối cùng là đan và trang trí. Tre phải phơi nắng trong vòng 1 tháng để loại bỏ được những thanh bị héo, dễ bị mục.

Tre, mây dùng đan gùi cũng phải được chọn lựa kĩ càng, nếu tre non quá nó sẽ mềm, héo, dùng một thời gian các nan tre sẽ co lại, làm đường na không khít, dễ mục, nhanh hỏng. Tre già quá thì bị cứng, giòn không làm được, tre đủ tiêu chuẩn phải ở mức từ 4-5 tuổi. Phần đế gùi cũng rất quan trọng, gỗ cóc chính là nguyên liệu để làm phần đáy, theo ông Ya Hiêng, dùng gỗ cóc rừng vì nó có đặc tính dẻo, mềm, bóng, dễ làm.

Gùi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống đồng bào Tây Nguyên.

Gùi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống đồng bào Tây Nguyên.

Đan gùi quan trọng là phần đáy, đây cũng chính là phần khó đan nhất, người đan phải vững tay nghề để có thể gò cong cho phần đáy. Mỗi đường nan cũng phải kéo thật chặt để nan không bị hở. Làm ra mỗi cái gùi mất rất nhiều thời gian. Do vậy, hiện nay loại gùi nan nhỏ, có trang trí được bán với giá 3 triệu đồng/cái, loại gùi to hơn, nan lớn hơn dùng để lên rẫy, bỏ đồ ăn có giá từ 500-600 ngàn/cái.

“Những chiếc gùi sẽ theo chủ đến cuối đời, có những cái có tuổi thọ đến cả 100 năm. Lúc đó những chiếc gùi sẽ có màu đỏ cũ, các đường nan bết lạt như sự mạnh mẽ, kiên cường của họ. Theo phong tục người Chu Ru khi chôn cất người qua đời, chiếc gùi của họ sẽ được bồi táng cùng. Đó chính là minh chứng cho sự giàu có, thịnh vượng của người quá cố” - bà Ma Bin cho biết.

Trước đây, với loại gùi đẹp, nan nhỏ, nhà nào giàu mới có để dùng, đó cũng chính là những nhà có bố mẹ đảm đang, khéo léo, biết đan lát lo cho gia đình. Những nhà không tự làm được, muốn có gùi thì phải đổi bằng tiền, gạo, gà hay làm mướn để đổi. Việc đan gùi không mang tính ép buộc, truyền dạy mà do con cái bắt chước từ bố mẹ, tự học như một cách noi gương.

Có nhiều loại gùi khác nhau, tùy theo kích cỡ, độ tuổi người dùng và công dụng. Thông thường những người trẻ sẽ đeo những chiếc gùi nhỏ, xinh xắn, những người trưởng thành sẽ chủ yếu sử dụng những chiếc gùi lớn, nan tre lớn hơn. “Loại gùi quý nhất với người Chu Ru được gọi với tên “Goh Sơ Là”, những chiếc gùi nhỏ nhắn, được trang trí bắt mắt. Mặt sau của gùi được đính 3 bông hoa nhỏ, được làm bằng len, gọi là “M’Ta Cơ Trơu” - nghĩa là mắt bồ câu, với ý nghĩa mang đến sự đẹp đẽ, may mắn” - bà Ma Bin nói.

Nghệ nhân Ya Hiêng cho hay: “Mỗi chiếc gùi nan nhỏ thông thường phải làm nửa tháng mới xong, loại gùi dùng để mang cơm, lên rẫy cũng phải mất cả tuần. Đan gùi không những là lao động tay chân mà còn rèn luyện khả năng chịu đựng, sự kiên nhẫn của mình. Vót một thanh tre mất cả 5-10 phút, mà phải vót biết bao nhiêu thanh mới đủ để đan một chiếc gùi”.

Nghệ nhân Ya Hiêng luôn suy nghĩ về việc duy trì nghề đan lát của đồng bào mình, ông sợ một ngày nào đó nghề này sẽ mai một đi. Không những đan lát mà cả những điệu múa, những bài cồng chiêng, các lễ nghi truyền thống của ông cha. Ông rất vui khi nhiều người trẻ trong làng nay đã tìm hiểu, học đan lát qua các lớp học do ông hướng dẫn, đó chính là tương lai, “đường sống” của nghệ thuật đan lát Chu Ru.

Rời làng Pré khi trời đã ngả bóng, ông Ya Hiêng thắp ngọn đèn dầu trước sân, đôi tay thoăn thoắt tiếp tục kéo những thanh tre cho thật khít. Đôi mắt ông ánh lên sự tập trung cao độ, ông vẫn đan gùi không phải vì mưu sinh nữa mà để con, cháu ông sẽ thấy và cũng yêu gùi, đan gùi như ông.

Trong văn hóa của người Chu Ru, gùi có vai trò rất quan trọng, điển hình trong lao động sản xuất có một số lễ nghi như: Lễ cúng rừng trước khi phát rẫy, lễ dọn rẫy, cưới hỏi, thăm hỏi người thân,... Đặc biệt vào ngày lễ lúa mới, bắt đầu vào tháng 3 dương lịch lúc đó người dân trong làng tụ tập lên nương rẫy, đeo gùi cùng nhau múa, hát, đánh chiêng để tạ ơn trời đất vì đã cho gạo, cho mùa màng bội thu.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.