Nghệ nhân con rối ở làng Đào Thục

Nghệ nhân Nguyễn Văn Phi đang tạo hình cho nhân vật ông quan.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Phi đang tạo hình cho nhân vật ông quan.
(PLO) - Làng Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội được biết đến là cái nôi của nghệ thuật múa rối đất Kinh kì. Nhắc đến địa danh này, người ta thường nghĩ đến những màn múa rối nước vui tươi và hóm hỉnh. Song ít ai biết được, đây cũng là nơi tạo hình ra những con rối. Hiện nay, chỉ còn một nghệ nhân duy nhất trong làng làm nghề tạo tác con rối. Đó là ông Nguyễn Văn Phi.

Chữ “duyên” với con rối ở tuổi tứ tuần

Rối nước làng Đào Thục xuất hiện từ thời Hậu Lê. Trải qua 300 năm cùng những thăng trầm của lịch sử dân tộc, người dân làng Đào Thục vẫn lưu giữ nghề múa rối nước như một báu vật của làng. Nghệ nhân Nguyễn Văn Phi kể rằng, cha ông cũng là là một người làm rối mấy chục năm. 

Bản thân ông Phi đã trải qua rất nhiều nghề. Tuy nhiên, dù kinh doanh hay làm thợ mộc, ông luôn đau đáu về chuyện làng nghề. Một vài năm trở về đây, khi điều kiện gia đình đã tương đối ổn định và cũng vì đam mê, với nghề truyền thống của quê hương, ông bỏ công việc kinh doanh và làm ở xa, quyết tâm theo nghề làm con rối.

Ông Phi chia sẻ: “Con rối của làng Đào Thục là nhân vật mô phỏng 100% trong các truyện cổ. Ngay cả phục trang của họ cũng phải là cổ xưa. Ví dụ như người nông dân thì đóng khố, nhân vật lính thì đội nón dấu, mặc bộ quần áo dài...”. Theo ông Phi: “Điểm độc đáo của con rối ở làng Đào Thục là nằm ở nhân vật ông Ba Khí. Ba Khí là vừa đại diện cho hình ảnh chú Tễu của miền Bắc vừa là bác Ba Phi của miền Nam, cũng là hình ảnh người dẫn chương trình, tổ chức các sự kiện, có sự vui tươi và hóm hỉnh”.

Khó khăn trong việc giữ nghề

Nghệ nhân Nguyễn Văn Phi rất chú tâm trong việc đào tạo lớp trẻ kế nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay chưa có ai chuyên tâm theo nghề tạo hình con rối. Phần lớn những người đến đều là thanh niên trong làng, song cũng chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”. Không ai đủ kiên nhẫn và say mê học cho đến lúc thành thục. Kể đến đây, ông Phi hóm hỉnh: “Nếu chỉ làm rối nước thì không thể đủ sống, càng không đủ tiền để nuôi con học đại học. Không thể bán ra ngoài nhiều nên không ai làm”.

Nhìn những con rối sinh động ít ai biết rằng để tạo nên một con rối hoàn chỉnh, ngươi nghệ nhân cũng phải bỏ lắm công phu. Thời gian thành phẩm là 10 ngày. Trong đó, sơn là công đoạn mất nhiều thời gian nhất. Nếu không phơi đủ nắng lớp sơn sẽ bị sùi và công sức của người thợ coi như đổ sông đổ bể. Nếu con mốc bị rối, nghệ nhân sẽ phải đục lại và mài mịn. Nhiều người chỉ nhìn vào công đoạn đục đã thấy khó nên nản chí. 

Ông Phi chia sẻ, nguồn gỗ sung bây giờ khá khan hiếm. Ông chủ yếu tìm mua ở các làng lân cận, hoặc các xã gần đây. Gỗ sung ở các tỉnh khác cũng có, nhưng nếu mua về thì tính chi phí cũng như công quá nhiều, giá thành một con rối bán ra thì chỉ khoảng 600-700 nghìn đồng. Như vậy, chưa trừ chi phí, một ngày công làm rối được khoảng 70 nghìn đồng, chưa bằng lương phu hồ. Thế nên, ngoài việc làm rối, ông Phi còn làm thêm đủ nghề khác như làm mộc, cơ khí và làm nông. 

Nghề múa rối nước ở Đào Thục đã được đầu tư và quan tâm, song việc tạo hình con rối cũng như những người làm ra nó dường như đang bị lãng quên. Ông Phi là nghệ nhân duy nhất và cũng có thể là người cuối cùng ở làng Đào Thục biết cách làm con rối. Và sau cùng, mong ước giản dị nhưng đầy trăn trở của nghệ nhân Nguyễn Văn Phi là: “Tôi chỉ hi vọng phía nhà nước cũng như nhân dân xa gần quan tâm và cổ vũ cho nghề rối truyền thống tại quê hương”. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.

Huyền thoại kép độc hiếm có của làng cải lương

Vai diễn để đời Hội đồng Thăng diễn cùng NSND Bạch Tuyết (cô Lựu) trong vở Đời cô Lựu. (Ảnh: Chụp màn hình)
(PLVN) - Nhờ phong cách ca ngâm và diễn xuất tài tình, NSND Diệp Lang là một trong những huyền thoại của sân khấu cải lương Việt Nam. Đặc biệt, ông gây ấn tượng với khán giả với những vai kép độc diễn như không diễn mà đến thời điểm hiện tại chưa ai có thể thay thế được.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Lễ hội Sayangva của dân tộc Chơ Ro tỉnh Đồng Nai (ảnh Hoàng Long).
(PLVN) - Khoảng 400 nghệ nhân, nghệ sỹ, đồng bào các dân tộc sẽ tham gia Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII-năm 2024 tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội) với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.

Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại

 Các chuyên gia, các nhà quản lý cho rằng không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô (Ảnh: Xuân Thắng).
(PLVN) - Không gian sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát huy bản sắc văn hóa Thủ đô. Cùng với đó là những thách thức đối với Bảo tàng Hà Nội để tăng cường sức hấp dẫn của các hoạt động sáng tạo và thu hút nhiều đối tượng khách tham quan, đặc biệt là giới trẻ.

Đa cảm xúc với 'Dù chỉ một lần thôi'

"Dù chỉ một lần thôi" của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc (ảnh Thảo Phương).
(PLVN) - “Dù chỉ một lần thôi” của ca sĩ HÚH đa màu sắc, đa cảm xúc, từ sôi động với những màn biểu diễn bốc lửa, cho đến lắng đọng, cảm động qua những bài học về đam mê, gia đình.

117 bộ phim trình chiếu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội

Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Với khẩu hiệu: “Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024 hứa hẹn là sự kiện quan trọng không chỉ của điện ảnh mà còn góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội, đất nước Việt Nam đến bạn bè trong nước và quốc tế. Liên hoan phim sẽ trình chiếu 117 bộ phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)
(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.

'Culture in you - Điểm tựa văn hoá, cầu nối nghệ thuật'- đề cao sự đa dạng văn hóa

BTC mong muốn chương trình trang bị cho thế hệ trẻ hành trang văn hóa vững chắc thông qua các hoạt động nghệ thuật. (Ảnh: Hà An)
(PLVN) - “Culture in you - Điểm tựa văn hoá, cầu nối nghệ thuật” mong muốn trang bị cho thế hệ trẻ hành trang văn hóa vững chắc thông qua các hoạt động nghệ thuật sáng tạo, để từ đó các bạn hiểu rõ về cội nguồn, trân trọng giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam, đề cao sự hội nhập và đa dạng văn hóa, đồng thời khơi dậy niềm đam mê sáng tạo.

Thanh Thủy được chú ý ở Hoa hậu Quốc tế

Thanh Thủy được chú ý ở Hoa hậu Quốc tế
(PLVN) - Trong ngày đầu tiên nhập cuộc Miss International (Hoa hậu Quốc tế) 2024, Hoa hậu Thanh Thủy tạo dấu ấn khi thay đổi nhiều bộ trang phục ấn tượng, tự tin giao tiếp cùng đại diện các nước.