Ngày Xuân thăm giếng làng 500 năm chưa bao giờ cạn nước

“Giếng khổng lồ” tại làng Thanh Phước
“Giếng khổng lồ” tại làng Thanh Phước
(PLO) - Tìm khắp Việt Nam, hiếm thấy giếng nước nào rộng lớn như giếng làng Thanh Phước (thuộc xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế). Tuy gọi là giếng, nhưng diện tích lớn như hồ nước. Tương truyền giếng nước này không bao giờ khô cạn, nguồn nước được cho có tác dụng trị bệnh. Kèm theo đó, hàng loạt quy tắc nghiêm ngặt do người dân đặt ra để gìn giữ “long mạch” là vị trí “giếng nước khổng lồ”  
Một giếng nước, bốn làng dùng thỏa thích
Giếng nước có tên Cao Biền nằm ngay đầu làng Thanh Phước, cách sông Sình 20 mét. Giếng nước hình chữ nhật với chiều dài tới 40 mét, rộng 30 mét và sâu hơn 4 mét. Giếng không có nơi thoát nước, ở giữa nổi lên gò đất um tùm cây xanh. 
Các bậc bô lão làng Thanh Phước dẫn lời cha ông tương tuyền lại rằng vào thời nhà Đường ở Trung Hoa có vị quan tên Cao Biền (821- 887) nổi tiếng tài giỏi về địa lý, phép thuật. Vua Đường cử vị này đến Đại Việt, bỏ công khảo sát khắp nơi để “trấn yểm” các vị trí là “long mạch”, bởi ở chỗ nào xuất hiện “long mạch”, ở đó xuất hiện người tài, rất khó cai trị. 
Khi đến vùng đất làng Thanh Phước, viên quan nhà Đường nhận thấy nơi đây phong thủy tốt, đặc biệt có “long mạch”. Viên quan đã cho người đào lên rồi lấy đất, đá bịt kín “long mạch” nhưng làm cách nào, nước ở khu vực này vẫn phun trào ào ạt. Viên quan đành bất lực. Bởi vậy giếng nước này mới có tên giếng Cao Biền.
Nhiều người cho rằng với hình dạng, diện tích như trên, phải gọi giếng Cao Biền là hồ nước mới đúng. Tuy nhiên bậc bô lão trong làng bảo vệ quan điểm giữ nguyên tên gọi giếng Cao Biền.
Giếng Cao Biền giữ vị trí quan trọng bởi đây là nơi cung cấp nước uống cho bốn làng gồm: Thủy Phú (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà), An Thành (xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền) và Tiên Thành, Thanh Phước (cùng thuộc xã Hương Phong). Cho đến hiện nay, người dân vẫn sử dụng nước ở giếng để sinh hoạt.
Lạ lùng giếng nước không bao giờ cạn
Dù mùa mưa hay mùa khô, dù trời hạn hán đến dường nào, 500 năm giếng Cao Biền chưa một lần cạn nước nhờ những mạch ngầm trong vắt. Lạ hơn, xung quanh giếng cổ này là khu vực nhiễm mặn, sông Sình cách giếng 20 mét thường xuyên bị nước biển xâm nhập, nhưng nước giếng không hề bị ảnh hưởng.
Trong ý thức người dân địa phương, giếng Cao Biền trở thành chốn linh thiêng và hết mực được tôn trọng. Dẫn chứng như cá sống dưới giếng, chim làm tổ trên cây hai bên bờ, không ai dám đánh bắt. Mọi người đi ngang qua giếng lấy nước đều cúi đầu, xếp hàng thứ tự. 
Ông Phan Hữu Tiến, trưởng làng Thanh Phước khẳng định thêm chuyện lạ về giếng cổ quê mình: “Hồi còn nhỏ, tôi có theo cha đi dọn giếng vào mùa khô hạn thì thấy nhiều xác cây chổi, cây tràm từ mạch chảy ra. Đây là khu vực vùng ven biển không thể có mấy giống cây đó. Mọi người càng tin đây chính là “long mạch” xuyên suốt từ trên núi về tới biển như lời đồn đại”. 
Luật ngầm khắt khe nữa, phụ nữ “đến ngày” tuyệt đối không được xuống giếng lấy nước mà chỉ được đứng trên bờ nhờ người khác lấy giúp. Bậc bô lão giải thích, căn nguyên luật ngầm trên xuất phát từ tích truyện truyền lại rằng nếu phụ nữ đến ngày “đèn đỏ” bước xuống giếng, nước giếng lập tức chuyển từ màu xanh sang màu đỏ. 
Bà Phan Thị Đăng Châu (65 tuổi), sống cạnh giếng cổ khẳng định từng tận mắt chứng kiến hiện tượng lạ trên. Người dân địa phương tương truyền thêm, nước giếng còn có tác dụng chữa bệnh. Bà Châu cho rằng rửa mặt bằng nước giếng sẽ giúp mắt sáng hơn. Nếu bị chó dại cắn, chỉ cần dùng nước giếng xối lên vết thương giúp giảm nguy cơ bị nhiễm vi rút dại nữa. Từ những tin đồn, người khắp nơi từng kéo đến giếng lấy nước chữa bệnh xếp hàng dài. 
Vào đầu năm 2011, đông đảo tiểu thương tại chợ Thanh Phước đã quyên góp tiền bạc lập nên ngôi miếu nhỏ gọi là nơi thờ thần giếng. Một pho tượng Phật Quan Thế Âm cũng được rước về để dân làng đến khấn nguyện, làm điểm dựa tâm linh. Chỉ trong vòng chưa đầy tuần lễ, người dân quyên góp hơn mười triệu đồng xây miếu. Ở vùng quê nghèo, tập hợp được số tiền trên không phải chuyện dễ. 
Tượng Phật Quan Thế Âm và miếu thần giếng được người dân đứng ra quyên góp lập nên
 Tượng Phật Quan Thế Âm và miếu thần giếng được người dân đứng ra quyên góp lập nên
Trước đây, ban điều hành làng phải chi tới hai sào ruộng cho vị thủ trông nom miếu thần giếng. Tuy nhiên hơn 10 năm nay, một phụ nữ tình nguyện đứng ra làm công quả công việc trên. Dân xóm cho biết, phụ nữ này nhiều đêm nằm mộng thấy người chồng quá cố gọi mình ở đáy giếng đã phát nguyện đứng ra dọn dẹp vệ sinh, chăm lo nhang khói không công tại giếng làng. Một người dân khác lại tình nguyện mắc điện thắp sáng am thần giếng từ năm 1991 đến nay.
Lệ làng khắt khe quyết bảo vệ giếng
Ông Phan Hữu Thương, trưởng thôn Thanh Phước cho biết thêm từ khi miếu thần giếng dựng lên, mỗi khi tế làng, người dân cử hành lễ tế ở giếng trước rồi mới về đình làng. Hay nói cách khác, trong đời sống tâm linh, giếng làng chiếm giữ vị trí rất quan trọng. Không rõ thực hư thế nào nhưng dân làng Thanh Phước quả quyết, từ ngày lập miếu, dựng tượng phật, làng quê ăn nên làm ra hơn. Ai nấy quan niệm, có lẽ bức tượng Phật đã “trấn yểm” những linh hồn ở xung quanh giếng chưa được siêu thoát thường hiển linh quậy phá trước đó. 
Được biết thêm, có vị tu sĩ từng về làng Thanh Phước xin phép chính quyền được dựng bức tượng phật lớn hơn ở gò đất nổi giữa giếng Cao Biền nhưng do đường đi ra “cù lao” khó khăn, nguy hiểm nên chưa được chấp nhận.
Chừng 5 năm nay, người dân thôn Thanh Phước đã có nước máy nên việc dùng nước giếng Cao Biền để sinh hoạt còn rất ít. Tuy nhiên, toàn bộ dân làng xem giếng không phải chỉ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt mà còn là “long mạch” giúp xóm làng phồn thịnh, yên bình. 
Bởi vậy, để “long mạch” được trong suốt, từ xưa đến nay năm nào ban điều hành làng đều tổ chức dọn dẹp vệ sinh, quang cảnh xung quanh giếng Cao Biền. Đồng thời không quên dặn dò cho con cháu ghé thăm “long mạch” nhận lấy phúc phước.
“Người ta quan niệm, nếu mạch nước bị ngăn không phun trào nữa, xóm làng sẽ tiều tuỵ dần. Những năm gần đây, Chi đoàn thanh niên được giao trách nhiệm gìn giữ vệ sinh giếng nước định kì một năm hai lần. Ngoài ra nếu ai đó có hành vi xả rác hoặc thải chất bẩn ra giếng sẽ bị xử phạt nghiêm khắc theo lệ làng”, Trưởng làng cho biết.

Đọc thêm

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.