Ngày hội kết nối doanh nghiệp: Chia sẻ thông tin để cùng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

Nhiều doanh nghiệp tham gia ngày hội kết nối doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp tham gia ngày hội kết nối doanh nghiệp
(PLVN) - Trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam 2019, hôm qua (3/5), Diễn đàn kinh tế tư nhân đã tổ chức Ngày hội kết nối DN. Hàng trăm DN trong và ngoài nước, trong đó có những nhà thu mua, cung ứng lớn đến từ Mỹ, Nhật, Australia, EU... đã cùng gặp gỡ các DN Việt Nam tại Ngày hội Kết nối DN Business Matching và tọa đàm chia sẻ thông tin. 

Phát biểu tại sự kiện này, ông Trương Gia Bình, Trưởng ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân cho rằng thị trường nào cũng có tiêu chuẩn nhất định, đất nước nào cũng có những quy định riêng và các hiệp định thương mại cũng đặt ra nhiều cam kết yêu cầu tuân thủ.

“Việt Nam là nước đã ký nhiều thỏa ước, hiệp định thương mại thế hệ mới, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức với DN Việt Nam. Cơ hội là có thị trường không giới hạn. Thách thức là khi thị trường mở cũng có nghĩa là đối thủ sẽ nhiều hơn, sẽ nhiều đối thủ đến Việt Nam. Vì vậy thông tin về thị trường, về những vấn đề pháp lý và quy định của các nước rất quan trọng cho DN Việt” - ông Bình lưu ý.

Tại Ngày hội kết nối DN, đại diện đến từ Seafoodwatch (Mỹ), Cargill (Mỹ), Bluescope (Australia), Big  C (Thái Lan), ABB (Thụy Sĩ), Mercadona (Italy), Maruka (Nhật Bản), BlueScope (Australia), Mitsubishi (Nhật), ABB (Thụy Sỹ) đã chia sẻ nhiều thông tin và kinh nghiệm cho DN Việt Nam để người bán biết người mua cần gì, yêu cầu của người tiêu dùng thế nào và các quy định và các tiêu chuẩn kỹ thuật mà phía bên mua, quốc gia nhập khẩu đặt ra như thế nào.

Với các DN xuất khẩu tôm, ông Josh Madeira, Quản lý cấp cao phụ trách chính sách bảo tồn Biển và là chuyên gia của Seafood Watch lưu ý 4 yêu cầu then chốt phía nhập khẩu ở Mỹ, EU, Nhật Bản là: Thực phẩm an toàn và chất lượng cao; Phát triển bền vững hòa hợp môi trường; Truy xuất nguồn gốc; Trách nhiệm xã hội.

“Khi mua thủy sản, người tiêu dùng dù, ở Mỹ, châu Âu hay châu Á đều xem hương vị và độ tươi ngon, lợi ích sức khỏe và an toàn thực phẩm là vấn đề hàng đầu. Vì thế các nước đã đề ra các biện pháp hạn chế nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt đối với vấn đề dư lượng kháng sinh…” - ông Josh Madeira cung cấp thông tin.

Được biết, Seafood Watch đang cùng với Công ty Minh Phú thực hiện dự án Thúc đẩy phát triển bền vững trên hơn 20.000 trại tôm ở Việt Nam. Đặt ra rào cản ở mức cao nhất cho sản xuất bền vững tương đương luồng xanh của Seafood Watch.

Từ quan sát của nhà bán lẻ, bà PhạmThị Thùy Linh - Giám đốc thu mua khu vực phía Bắc của BigC Central Group (Thái Lan) đã đưa ra một bảng thống kê “Các lý do khiến sản phẩm Việt Nam bị từ chối” và cho biết, Big C sẽ cung cấp chương trình hỗ trợ các DN Việt Nam gia tăng chất lượng sản phẩm, độ thu hút của mẫu mã để có cơ hội tốt hơn không chỉ với BigC trong nước mà hệ thống của họ tại khu vực Đông Nam Á. 

Theo chính các DN, thách thức hiện tại với DN Việt Nam là giá cả phải cạnh tranh, chi phí lao động đang ngày càng cao, phải đáp ứng yêu cầu cải tiến chất lượng, minh bạch trong sản xuất và truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường phát triển bền vững…

“Những thách thức này sẽ được giải quyết vì công nghệ sẽ giúp cải tiến năng suất và chất lượng, đồng thời tối ưu hóa về chi phí”, ông Nguyễn Minh Hiệp – Giám đốc kinh doanh chuỗi sản phẩm của Cargill cho biết. Ông đã chia sẻ kinh nghiệm sử dụng giải pháp công nghệ số để liên kết chuỗi, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tăng minh bạch và kiểm soát chất lượng, kết nối và quản trị hệ thống bằng công nghệ số.

Cũng trong ngày, là phiên kết nối và làm việc trực tiếp 1-1 giữa nhà mua và nhà bán, nơi kết nối cung cầu giữa các DN với sự tham gia của hàng trăm DN ở 6 lĩnh vực gồm Nông nghiệp và bán lẻ; Cơ khí – tự động hoá; Công nghệ thông tin – điện tử; Du lịch – dịch vụ; Logistics; Hóa chất - Môi trường - Y tế.

Ông Michael Green – Giám đốc quốc gia USAID kỳ vọng những sự kiện như thế này sẽ góp phần cải thiện quan hệ giữa người bán ngừơi mua, góp phần để DN Việt Nam hội nhập tốt hơn, tham gia tốt hơn và nhiều hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Mới có 25% số DNNVV của Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng, tỷ lệ này ờ các nước khác là 46%. Và DN Việt Nam mới tham gia chuỗi cung ở phân khúc gia công lắp ráp nên giá trị gia tăng thấp. DN Việt Nam cần hiểu rõ hơn thị trường, cải thiện nhiều hơn để bước lên bước nữa trong chuỗi cung ứng có giá trị gia tăng cao hơn. Nếu DN Việt cứ ở phân khúc thấp sẽ không tốt cho kinh tế Việt Nam…”- ông Michael Green đưa ra lời khuyên.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Doanh nghiệp góp sức 'xanh hóa' nền kinh tế - Kỳ 3: Lên lộ trình chuyển đổi xanh để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Công ty Phúc Sinh tại Lễ công bố nhận tài trợ phát triển bền vững. (Ảnh: Q.C)
(PLVN) -   Trong xu thế hiện nay, chuyển đổi xanh (CĐX) là con đường mà mọi doanh nghiệp cần phải đi qua. Và để đi trên con đường xanh một cách chủ động và đơn giản nhất, nên bắt đầu từ phương thức dễ dàng nhất: lên lộ trình CĐX rõ ràng, để có thể tiếp cận các nguồn vốn.

Đa dạng hóa nguồn vốn để phục vụ tốt nhất cho người nghèo

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu kết luận tại buổi làm việc với NHCSXH. (Ảnh: VGP/Trần Mạnh)
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới.

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 27/3, tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đề nghị IAEA chia sẻ kinh nghiệm cùng Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương cùng Đoàn công tác thăm IAEA. (Ảnh: VH)
(PLVN) - Liên quan đến việc tái khởi động Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương đề nghị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong công tác quy hoạch tổng thể, xây dựng lộ trình triển khai, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lựa chọn đối tác công nghệ chiến lược.

Doanh nghiệp góp sức “xanh hóa” nền kinh tế: Kỳ 2 - Chuyển đổi xanh bắt đầu từ chuyển đổi năng lượng

Robot nâng hạ giúp Nutricare tiết kiệm sản lượng điện rất lớn hàng năm.
(PLVN) -  Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định, chuyển đổi xanh (CĐX) sẽ bao gồm nhiều khâu, bắt đầu từ điều chỉnh về mặt công nghệ, nguyên liệu đầu vào, quá trình vận hành, quá trình thu mua, thu gom. Riêng vấn đề năng lượng được tách thành một bài toán riêng. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của việc sử dụng năng lượng trong quá trình CĐX.

SBIC: Từ tàu biển tới giấc mơ những đoàn tàu 'xé gió'...

Nhu cầu toa xe đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị là một thị trường rất lớn cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam.
(PLVN) - Với gần 1 vạn lao động, cùng hệ thống nhà xưởng và nhiều tiêu chuẩn cơ khí quốc tế đã đạt được..., TS.Phạm Hoài Chung - Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) mạnh dạn nói về khả năng “chạm tay” vào thị trường chế tạo cơ khí trị giá hàng chục tỉ USD khi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hay tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng chính thức được khởi động.

Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh: Hướng đến mục tiêu trung tâm đa chức năng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thành phố

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác làm việc tại Khu CNC TP HCM. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Hôm qua (24/3), Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cùng Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội đã làm việc, khảo sát thực tế tại Khu công nghệ cao TP HCM (SHTP) nhằm phục vụ công tác thẩm tra dự án Luật KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST).

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT từ 01/7/2025 đến 31/12/2026

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ. Nếu được thông qua, chính sách này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Tổng Thư ký VASEP: Để kinh tế tư nhân 'bứt phá' cần một cuộc 'khoán 10' mới

Ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP).
(PLVN) -  Để kinh tế tư nhân thực sự trở thành trụ cột phát triển đất nước, cần một cuộc cải cách chính sách sâu rộng như tinh thần “khoán 10” trong nông nghiệp trước đây – đó là thông điệp được ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký VASEP, đưa ra tại cuộc họp góp ý Đề án Phát triển Kinh tế Tư nhân do Cục Phát triển doanh nghiệp Tư nhân và Kinh tế tập thể (Bộ Tài chính) tổ chức vừa qua.

Triển vọng nâng hạng thị trường chứng khoán: Bài 1 - Kênh huy động vốn nhiều tỷ USD

Việt Nam sẽ nhận được dòng tiền lớn nếu thị trường chứng khoán nâng hạng thành công. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) -  Để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng 8%, dự kiến sẽ có khoảng 2,5 triệu tỷ đồng được “bơm” ra trong năm 2025. Ngân hàng Nhà nước từng cho biết, cần thêm kênh để huy động dòng tiền, ngoài ngân hàng và các tổ chức tín dụng, trong bối cảnh này, việc thị trường chứng khoán được nâng hạng trong năm nay sẽ được xem là một kênh bổ sung dòng tiền hữu ích cho nền kinh tế.

Nâng bước những Startup thành “kỳ lân”

Việt Nam đang thu hút sự chú ý và đầu tư từ khắp nơi trên thế giới. (Ảnh: Báo cáo Đổi mới & Công nghệ Việt Nam 2024)
(PLVN) - Nền kinh tế số của chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất ở Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp vào 2022 và 2023. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn, đổi mới công nghệ đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam, cũng như làm “bàn đạp” vững chãi cho các doanh nghiệp lớn mạnh trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo bứt phá cùng Nghị quyết 57

Lễ khai mạc TechFest Việt Nam 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Bức tranh của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam có hơn 4.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trong đó có 2 kỳ lân, 11 doanh nghiệp được định giá trên 100 triệu USD, hơn 1.400 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, 202 khu làm việc chung; 208 quỹ đầu tư; 35 tổ chức thúc đẩy kinh doanh… Hà Nội và TP HCM lọt vào top 200 thành phố khởi nghiệp toàn cầu...

Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia

Giải thưởng của Frost & Sullivan đã giúp VinCSS một lần nữa khẳng định vị thế dẫn đầu Châu Á - Thái Bình Dương về xác thực mạnh không mật khẩu. (Ảnh: TTTT)
(PLVN) - Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, liên kết vùng được xác định là ba yếu tố góp phần nâng tầm vị thế hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế của các yếu tố này, cần khơi thông “điểm nghẽn” cản trở doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.