Ngày đầu Hải Phòng thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine Vero Cell

Người dân phấn khởi, đồng tình với quan điểm của Chính phủ “vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất”.
Người dân phấn khởi, đồng tình với quan điểm của Chính phủ “vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất”.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ngày 8/9, 54 địa điểm tại Hải Phòng đồng loạt triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine Vero Cell cho người dân trên toàn TP. Đây là đợt tiêm vaccine phòng COVID-19 lớn nhất từ trước tới nay ở Hải Phòng.

Người dân đồng thuận, phấn khởi

Theo ghi nhận của PV trong ngày đầu triển khai tiêm mũi 1 vaccine Vero Cell, các điểm tiêm đều đảm bảo rộng rãi, quy củ; phân luồng 1 chiều từ khu vực đón tiếp, khám sàng lọc, tiêm và theo dõi sau tiêm.

Một số điểm tiêm trong khu công nghiệp còn chuẩn bị các phần ăn nhẹ cho người dân, bố trí lịch tiêm linh hoạt, kể cả ngoài giờ, để không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Là địa phương có số lượng người đăng ký tiêm tiêm vaccine Vero Cell lớn nhất TP, với 19.000 người trong đợt này, quận Ngô Quyền tổ chức 3 điểm tiêm lưu động và 2 điểm tiêm cố định, công suất mỗi điểm tiêm đạt khoảng 1.200 mũi tiêm/ngày.

Tại Cung văn hoá thể thao thanh niên, một trong những điểm tiêm được quận Ngô Quyền bố trí tiêm vaccine, người dân đến tiêm được đón tiếp, phổ biến đầy đủ thông tin về loại vaccine được tiêm, hướng dẫn khai báo thông tin, khám sàng lọc, tiêm và theo dõi sau tiêm đúng quy trình, bảo bảm các quy định về phòng chống dịch.

Toàn bộ nhân lực tham gia tiêm chủng được điều động từ các Bệnh viện đa khoa, Trạm Y tế trên địa bàn quận, phường. Ngoài ra quận còn huy động hơn 50 tình nguyện viên từ các lực lượng Công an, đoàn thanh niên và các Tổ dân phố thường trực để hỗ trợ các lực lượng tiêm chủng.

Anh Đỗ Hồng Khánh (SN 1993, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền) chia sẻ: “Khi được mời đến tiêm vaccine Vero Cell, bản thân tôi rất vui và tranh thủ đi tiêm sớm. Tôi không đắn đo nhiều giữa các loại vaccine, quan trọng là được tiêm vaccine phòng COVID-19 càng sớm càng tốt”.

Chị Nguyễn Thị Trúc Quỳnh (SN 1986, giáo viên Trường mầm non Sao Sáng 4, quận Ngô Quyền) cho hay, sau khi được tuyên truyền về tác dụng của vaccine, chị và nhiều giáo viên trong trường yên tâm đăng ký tiêm. Bản thân chị cảm kích trước sự quan tâm của lãnh đạo TP, lãnh đạo quận đối với đội ngũ giáo viên để có đủ sức khoẻ, đủ tinh thần, yên tâm công tác giảng dạy, chăm sóc trẻ.

Tại Khu công nghiệp VSIP (huyện Thuỷ Nguyên) có 5 điểm tiêm, dự kiến sẽ có khoảng 22.000 công nhân làm việc tại các doanh nghiệp được tiêm vaccine Vero Cell. Để bảo đảm sức khỏe cho công nhân, công đoàn các Cty cho công nhân được nghỉ làm 1 ngày.

Nhìn chung người dân, công nhân, người lao động và doanh nghiệp khi được tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19 trong đợt này đều phấn khởi, đồng tình với quan điểm của Chính phủ “vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất”.

Chủ tịch UBND Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng hỏi thăm người dân đến tiêm vaccine Vero Cell tại quận Ngô Quyền.

Chủ tịch UBND Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng hỏi thăm người dân đến tiêm vaccine Vero Cell tại quận Ngô Quyền.

Hoàn thành 250 nghìn mũi tiêm trong 5 ngày

Phó Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng Phan Huy Thục cho biết, chuẩn bị cho đợt tiêm lần này, Sở đã phối hợp với các địa phương, đơn vị bố trí 54 điểm tiêm với 260 bàn tiêm cùng 1.500 cán bộ y tế tham gia chiến dịch tiêm vaccine này. Trong quá trình triển khai tiêm chủng, Sở Y tế đề nghị là các đơn vị y tế làm việc trong giờ hành chính, ngoài giờ hành chính, thậm chí là buổi tối để đạt được tiến độ tiêm chủng đã đề ra.

“250.000 mũi tiêm đầu tiên sẽ phấn đấu hoàn thành trong 5 ngày. Toàn bộ nhân lực tham gia tiêm chủng đều đã được tập huấn, có giấy xác nhận của đơn vị. Tại 54 điểm tiêm đều có đội ngũ khám sàng lọc, phòng theo dõi sau tiêm, đảm bảo nguyên tắc một chiều. Ngành Y tế cũng bố trí lực lượng trực cấp cứu sẵn sàng xử lý các tình huống bất ngờ có thể xảy ra, đồng thời chỉ đạo các cơ sở y tế tuyến TP, tuyến quận huyện chuẩn bị đầy đủ nhân lực về cấp cứu, sẵn sàng hỗ trợ các điểm tiêm”, ông Thục cho hay.

Đợt tiêm vaccine này, TP Hải Phòng ưu tiên cho các đối tượng đã đăng ký trước đây thuộc nhóm: tài xế, phụ lái xe đường dài; công nhân, người lao động tại các doanh nghiệp trong cụm, khu công nghiệp trên địa bàn; người tự nguyện đăng ký tiêm chủng.

Ngoài ra, các điểm tiểm cũng tổ chức tiêm chủng cho cán bộ, công nhân viên làm việc tại các cảng hàng hải, cảng hàng không, bến tàu, bến xe; các thuyền viên; cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên và người lao động tại các trường học trên địa bàn TP; người cao tuổi, người có bệnh nền…

Chiến dịch tiêm 500.000 liều vaccine Vero Cell mũi 1 của Hải Phòng sẽ kéo dài từ ngày 8/9 đến 24/9. TP đã chuẩn bị phương án bố trí đủ vaccine tiêm mũi 2 cho những người tiêm mũi 1 trong đợt này. Bên cạnh đó, Hải Phòng cũng đang xem xét phương án ưu tiên đi lại cho những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.

Đợt tiêm chủng lần này, Hải Phòng tổ chức 54 điểm tiêm vaccine trên địa bàn toàn TP.

Đợt tiêm chủng lần này, Hải Phòng tổ chức 54 điểm tiêm vaccine trên địa bàn toàn TP.

Ngày 8/9, Bộ Y tế cho biết đã phân bổ tổng cộng 33,1 triệu liều vaccine Covid-19 cho các địa phương và đơn vị, đạt 20% tổng nhu cầu chiến dịch tiêm chủng.

Tại Hà Nội, Bộ Y tế đã cấp hơn 4,31 triệu liều vaccine cho ngành y tế TP và các viện, bệnh viện, đơn vị Trung ương trên địa bàn (chiếm 15% tổng số vaccine trên cả nước). Với 590 điểm tiêm được cập nhật, Hà Nội có hơn 3 triệu người đã được tiêm mũi 1 vaccine, gần 490.000 người đã được tiêm đủ 2 mũi, tỷ lệ sử dụng đạt hơn 82%.

Sau cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo Bộ Y tế hôm 6/9, TP.HCM và 3 tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai đã đẩy mạnh hơn tốc độ sử dụng vaccine. Dữ liệu trên cổng thông tin Tiêm chủng Quốc gia cũng điều chỉnh số liệu vaccine được phân bổ cho các tỉnh này và cập nhật thêm số liệu tiêm thực tế. Đến nay, 4 địa phương này đã được cấp 14,12 triệu liều vaccine, tiêm được 10,64 triệu liều (tỷ lệ sử dụng là 75%).

Trong đó, TP HCM được cấp hơn 8,5 triệu liều vaccine Covid-19, thấp hơn 600.000 liều so với số liệu cách đây 3 ngày. Đến nay, TP đông dân nhất cả nước đã tiêm hơn 6,8 triệu liều vaccine, đạt tỷ lệ gần 99% người dân trên 18 tuổi (trong đó có hơn 711.000 người đã tiêm đủ 2 mũi).

Bình Dương được cấp hơn 2,1 triệu liều vaccine. Tỉnh đã tiêm gần 1,4 triệu liều vaccine, đạt 65% so với lượng phân bổ. Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên ở địa phường này đã được tiêm vaccine là hơn 73%.

Đồng Nai đã tiêm 1,1 triệu liều vaccine trong tổng số gần 1,8 triệu liều được phân bổ, đạt tỷ lệ sử dụng 61,3%. Gần 50% dân số từ 18 tuổi trở lên ở tỉnh này được tiêm vaccine.

Còn Long An đã tiêm gần 1,3 triệu liều vaccine trong tổng số hơn 1,6 triệu liều được cấp (đạt gần 78%). 100% dân số trên 18 tuổi ở tỉnh này đã được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine (68.000 người đã được tiêm 2 mũi).

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.