Ngày càng nhiều quốc gia tôn trọng quyền của người đồng giới

Ngày càng nhiều quốc gia tôn trọng quyền của người đồng giới
(PLO) -Hiện nay trên thế giới có 19 quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận hôn nhân đồng giới. Bên cạnh đó, cũng có 44 nước chấp nhận hình thức hôn nhân dân sự, quan hệ có đăng ký, quan hệ gia đình… có đủ quyền lợi như vợ chồng dị tính khác. 

Hôn nhân đồng giới hay hôn nhân đồng tính là hôn nhân của hai người có cùng giới tính sinh học hoặc giới tính xã hội được chấp nhận về mặt luật pháp hay xã hội. Kết hôn đồng giới là một vấn đề về quyền công dân và là vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức và tôn giáo ở nhiều quốc gia phương Tây.

Những người ủng hộ hôn nhân đồng giới dựa trên quyền chung của con người, bình đẳng trước pháp luật và bình thường hóa mối quan hệ cộng đồng người đồng tính, song tính, chuyển giới (LGBT). Nhiều người ủng hộ hôn nhân đồng giới cho rằng sự phản đối hôn nhân đồng giới là do chứng ghê sợ đồng tính luyến ái.

Còn những người phản đối thường dựa vào việc từ hôn nhân có bao gồm cả các cặp cùng giới hay không. Các lý do khác là tác động trực tiếp và gián tiếp của hôn nhân đồng giới, vấn đề con cái, nền tảng tôn giáo, truyền thống và chủ nghĩa dị tính luyến ái. 

Việt Nam tiên phong ở châu Á

Với Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Bộ luật Dân sự 2015, có thể nói Việt Nam đã có nhiều quy định tiến bộ liên quan đến cộng đồng LGBT, thể hiện một nỗ lực, một bước tiến lớn đáng ghi nhận cho những nước khác noi theo.

Tuy nhiên, các nước châu Á khác chưa cởi mở được như vậy. Tại Thái Lan, nhiều khách du lịch nhìn thấy sự hiện diện của một cộng đồng đồng tính và người chuyển giới sôi động, nhưng điều này tồn tại chủ yếu như một phần của ngành công nghiệp tình dục sinh lợi của đất nước. Về cơ bản, Thái Lan vẫn là một xã hội bảo thủ.

Các quốc gia như Indonesia và Malaysia có các đạo luật nghiêm khắc chống lại đồng tính luyến ái. Những người vi phạm có thể chịu đến 20 năm tù giam và quản thúc tại Malaysia. Tại Singapore, một quốc gia hiện đại, nơi cuộc sống mang hơi hướng phương Tây nhiều hơn các quốc gia khác trong khu vực, vậy mà quan hệ tình dục đồng tính vẫn bị coi là một điều bất hợp pháp.

Tại Đài Loan, một dự luật đưa ra năm 2003 nhằm công nhận hôn nhân đồng tính đã không nhận được đủ sự ủng hộ từ các chính khách để được thông quy, mặc dù một số đám cưới của người đồng tính nữ được đã được ghi nhận.

Ngày càng thông thoáng hơn

Tuy nhiên, xu hướng quan tâm coi trọng quyền của những người đồng tính, nhất là quyền kết hôn, đang ngày càng phổ biến trên thế giới. Hà Lan là quốc gia đầu tiên cho phép hôn nhân đồng giới năm 2001.

Sau đó liên tiếp 10 quốc gia khác (Bỉ, Tây Ban Nha, Canada, Nam Phi, Na Uy , Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Iceland, Argentina và Đan Mạch) và 5 tiểu bang ở Hoa Kỳ (Massachusetts, Iowa, Connecticut, Vermont, New Hampshire) cùng với thủ đô Mexico (Mexico) cũng cho phép hôn nhân đồng giới và danh sách đang kéo dài thêm. Ở nhiều quốc gia khác, những người cùng giới có thể kết hợp dân sự với nhau.

Hôn nhân đồng giới ở Tây Ban Nha được hợp pháp hóa từ ngày 3/7/2005. Năm 2004, Chính phủ Dân chủ xã hội vừa được bầu cử, được dẫn dắt bởi Thủ tướng José Luis Rodríguez Zapatero, bắt đầu chiến dịch hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính bao gồm quyền nhận con nuôi của các cặp đồng tính.

Sau nhiều tranh luận, Luật cho phép hôn nhân đồng tính được Quốc hội Tây Ban Nha thông qua vào 30/6/2005 và công bố vào 2/7/2005. Hôn nhân đồng giới chính thức hợp pháp từ Chủ nhật ngày 3/7/2005. Tây Ban Nha trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính trên cả nước theo sau Hà Lan và Bỉ và trước Canada 17 ngày.

Khoảng 4.500 cặp đôi đồng giới cưới nhau ở Tây Ban Nha trong năm đầu tiên sau khi Luật được thông qua. Không sau khi Luật được thông qua, những câu hỏi xoay quanh vấn đề hợp pháp của hôn nhân đồng giới đối với người ngoại quốc mà đất nước quê hương họ không cho phép kết hôn đồng giới được đặt ra.

Bộ Tư pháp quy định rằng Luật này cho phép một công dân Tây Ban Nha cưới một người ngoại quốc bất kể đất nước của người đó có cho phép hay không. Ít nhất một trong hai người phải là công dân Tây Ban Nha, hai người ngoại quốc có thể cưới nhau nếu họ định cư hợp pháp tại Tây Ban Nha.

Tòa án Tối cao bang California, Mỹ năm 2008 ban hành một sắc lệnh công nhận tính hợp pháp của hôn nhân đồng giới, theo đó, các cặp tình nhân cùng giới tính sẽ có thể kết hôn và trở thành những đôi vợ chồng hợp pháp.

Khác với bang Massachusetts thừa nhận hôn nhân đồng tính chỉ hạn chế trong phạm vi cư dân của bang, quy định của California “thoáng” hơn nhiều: hoan nghênh cả những “đôi” ở nơi khác đến đây đăng ký. 

Hai ông Taylor và Olsen đã trở thành đôi vợ chồng cùng giới hợp pháp đầu tiên ở California khi tổ chức đám cưới chỉ 1 phút sau khi sắc lệnh mới được ban hành ở ngay trước cổng tòa án bang. Ông Taylor cho biết: “Đây là nơi chúng tôi đã đấu tranh trong rất nhiều năm, và việc tổ chức lễ cưới ở đây cho thấy chúng tôi đã thắng. Thật là một điều kỳ diệu”.

Giáo hội Quốc gia Washington, một trong những giáo hội danh tiếng và có ảnh hưởng nhất nước Mỹ, nơi từng tổ chức tang lễ và nhiều lễ mừng cho các tổng thống và lãnh đạo cấp cao, ngày 9/1/2013 tuyên bố rằng, họ cho phép các đám cưới đồng tính được tiến hành ngay trong viện Giám mục.

Trong một bản tuyên bố của nhà thờ, linh mục Gary Hall nói: “Chúng tôi luôn xem mỗi con người đều là đứa con ngoan của Chúa và việc cho phép như vậy có nghĩa là chúng tôi chấp nhận những người đồng tính trở thành một phần trong thế giới tâm linh ấy”.

Linh mục Hall cho biết quyết định cho phép hôn nhân đồng giới được tổ chức ở nơi “linh thiêng nhất trong Nhà thờ Giám mục” chính là do sự hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính tại Washington và bang lân cận Maryland mà nhà thờ lại nằm trong địa phận bang Washington.

Để được kết hôn thì ít nhất một trong hai người phải được rửa tội và phục vụ trong nhà thờ hay người đó ngoài xã hội phải có vị trí vai trò đặc biệt nào đó. Phải mất từ 6 tháng đến 1 năm nữa thì các đám cưới đồng tính mới thực sự được tổ chức bình thường tại nhà thờ này. Như vậy, hôn nhân đồng tính hiện được xem là hợp pháp tại 10 bang ở Mỹ.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.