Ngày 21/12 có 16.325 ca mắc COVID-19 mới, Hà Nội vẫn nhiều nhất

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bộ Y tế cho biết có 16.325 ca mắc COVID-19 tại 62 tỉnh, thành phố; Hà Nội lại tiếp tục nhiều nhất cả nước với 1.704 ca; Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bến Tre, Phú Yên, Sóc Trăng.

Tính từ 16h ngày 20/12 đến 16h ngày 21/12, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.325 ca nhiễm mới, trong đó 9 ca nhập cảnh và 16.316 ca ghi nhận trong nước (tăng 1.350 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 11.309 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.704), Cà Mau (1.590), Tây Ninh (939), TP HCM (813), Khánh Hòa (798), Cần Thơ (797), Đồng Tháp (788), Bến Tre (606), Vĩnh Long (599), Bạc Liêu (507), Trà Vinh (485), Bình Định (429), Tiền Giang (390), Bà Rịa - Vũng Tàu (378), Thừa Thiên Huế (370), Thanh Hóa (364), Sóc Trăng (349), Hậu Giang (325), Đồng Nai (284), Kiên Giang (276), Hưng Yên (259), Lâm Đồng (254), An Giang (250), Bình Thuận (248), Quảng Ngãi (245), Hải Phòng (235), Bắc Ninh (202), Đà Nẵng (169), Nghệ An (153), Đắk Lắk (139), Bình Dương (134), Quảng Nam (120), Đắk Nông (108), Quảng Ninh (91), Hà Giang (91), Vĩnh Phúc (80), Nam Định (67), Lạng Sơn (62), Phú Yên (55), Bình Phước (52), Long An (51), Ninh Thuận (49), Phú Thọ (45), Hải Dương (41), Thái Bình (39), Quảng Trị (37), Hòa Bình (32), Bắc Giang (26), Hà Nam (26), Sơn La (24), Quảng Bình (24), Thái Nguyên (23), Ninh Bình (17), Hà Tĩnh (14), Kon Tum (14), Yên Bái (12), Gia Lai (9), Lào Cai (8 ), Tuyên Quang (8 ), Cao Bằng (8 ), Điện Biên (2), Lai Châu (2).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bến Tre (-379), Phú Yên (-182), Sóc Trăng (-99).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Cà Mau (+623), Quảng Ngãi (+214), Thừa Thiên Huế (+156).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.609 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.571.780 ca nhiễm, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 15.937 ca nhiễm).

Từ đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.566.261 ca, trong đó có 1.157.273 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (496.183), Bình Dương (289.464), Đồng Nai (95.496), Tây Ninh (65.900), Long An (39.760).

Về tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19, bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 50.191 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi là 1.160.090 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.740 ca, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ là 5.460 ca, thở ô xy dòng cao HFNC là 1.250 ca, thở máy không xâm lấn là 137 ca, thở máy xâm lấn là 874 ca, ECMO là 19 ca

Từ 17h30 ngày 20/12 đến 17h30 ngày 21/12 ghi nhận 250 ca tử vong tại:

Tại TP HCM (58) trong đó có 12 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (2), Đồng Nai (2), Đồng Tháp (2), Tây Ninh (2), Bạc Liêu (1), Bình Dương (1), Khánh Hòa (1), Phú Yên (1).

Tại các tỉnh, thành phố khác: Tây Ninh (31 ca trong 02 ngày), Đồng Nai (20), Tiền Giang (15), Bình Dương (14), Cần Thơ (12), Kiên Giang (11), Sóc Trăng (10), Đồng Tháp (9), Vĩnh Long (9), Hà Nội (8 ), Bến Tre (8 ), Bà Rịa - Vũng Tàu (7), Bạc Liêu (6), Bình Thuận (6), Long An (5), Cà Mau (4), Đắk Lắk (3), Trà Vinh (3), Khánh Hòa (3), Lâm Đồng (2), Hậu Giang (2), Quảng Ngãi (1), Bình Định (1), Ninh Thuận (1), Bình Phước (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 244 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 30.041 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 29/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 104.238 mẫu xét nghiệm cho 197.251 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 29.076.486 mẫu cho 73.037.601 lượt người.

Trong ngày 20/12 có 981.748 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 140.438.803 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 76.115.342 liều, tiêm mũi 2 là 62.959.544 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 1.363.917 liều.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

Bộ Y tế thông tin về việc thực hiện đúng quy định trong cấp phép và bảo đảm chất lượng các sinh phẩm xét nghiệm COVID-19.

Bộ Y tế có Công văn số 10815/BYT-DP ngày 21/12/2021 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19.

Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5785/QĐ-BYT ngày 21/12/2021 về việc Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 dành cho người từ 18 tuổi trở lên.

Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5772/QĐ-BYT ngày 20/12/2021 về việc ban hành Biểu mẫu và quy trình cấp Hộ chiếu vắc xin.

Bộ Y tế xây dựng Kế hoạch kiểm tra công tác phòng chống dịch và tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại tỉnh Tây Ninh ngày 24/12/2021.

Tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu về chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới; không mặc cảm, kỳ thị những người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19; người dân về từ các địa bàn có nguy cơ chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm và áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo quy định.

TP HCM: Sở Y tế TPHCM ban hành văn bản khẩn về giám sát và phòng chống biến thể Omicron gửi 22 địa phương và các đơn vị y tế trực thuộc. Theo đó, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) được giao rà soát tất cả trường hợp nhập cảnh từ 28/11 có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính bằng phương pháp NAAT, PCR trong vòng 14 ngày kể từ khi nhập cảnh. Các đơn vị phối hợp với Viện Pasteur để đánh giá dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm, giải trình tự gene nhằm xác định biến thể Omicron.

TP Cần Thơ ban hành quyết định thành lập Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 khi tình hình dịch vẫn chưa có chiều hướng giảm.

Tỉnh Trà Vinh: UBND tỉnh Trà Vinh ban hành quyết định thành lập thêm cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 triệu chứng nhẹ và không có triệu chứng quy mô 230 giường bệnh.

- TP Hà Nội: Sở Y tế Hà Nội ban hành hướng dẫn về việc tiêm bổ sung và tiêm nhắc lại vaccine phòng COVID-19. Sở Y tế Hà Nội yêu cầu CDC, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế các quận/huyện/thị xã; các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine COVID-19 cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên, ưu tiên tiêm đủ liều cơ bản cho các đối tượng từ 50 tuổi trở lên, người có bệnh nền. Ngoài ra, các đơn vị trên cần thực hiện rà soát đối tượng tiêm chủng, lập kế hoạch tiêm theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế tại văn bản số 10722/BYT-DP ngày 17/12

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.