Ngày 1/6 có 1.047 ca COVID-19 mới, không có ca tử vong

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bản tin phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế cho biết có 1.047 ca COVID-19 mới tại 40 tỉnh, thành phố; Hà Nội vẫn nhiều nhất. Trong ngày có 9.542 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, gấp 9 lần ca mắc mới. Tiếp tục không có F0 tử vong trong ngày.

Tính từ 16h ngày 31/5 đến 16h ngày 01/6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.047 ca nhiễm mới đều ở trong nước (tăng 37 ca so với ngày trước đó) tại 40 tỉnh, thành phố (có 871 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (245), Yên Bái (67), Vĩnh Phúc (61), Nghệ An (56), Bắc Ninh (44), Phú Thọ (42), Quảng Ninh (38), Quảng Bình (37), Tuyên Quang (34), Đà Nẵng (33), Lào Cai (32), Quảng Trị (28), TP Hồ Chí Minh (26), Bắc Kạn (25), Lai Châu (23), Thái Nguyên (23);

Thái Bình (20), Hà Nam (20), Hòa Bình (20), Bình Định (18), Ninh Bình (17), Hưng Yên (14), Hải Dương (14), Lâm Đồng (13), Hà Tĩnh (12), Nam Định (11), Bà Rịa - Vũng Tàu (10), Sơn La (9), Cao Bằng (8 ), Hà Giang (7), Bình Thuận (7), Lạng Sơn (6), Thanh Hóa (6), Gia Lai (5), Bình Phước (5), Thừa Thiên Huế (4), Bắc Giang (4), Bình Dương (1), Vĩnh Long (1), Đồng Tháp (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Nam Định (-38), Hải Phòng (-18), Phú Thọ (-17).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (+44), Quảng Bình (+25), Lai Châu (+23).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 1.108 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.720.426 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.276 ca nhiễm).

Từ đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.712.668 ca, trong đó có 9.469.023 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.600.730), TP Hồ Chí Minh (609.426), Nghệ An (484.654), Bắc Giang (387.580), Bình Dương (383.775).

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 9.542 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.471.840 ca.

Số bệnh nhân đang thở ô xy là 60 ca, trong đó thở ô xy qua mặt nạ: 48 ca, thở ô xy dòng cao HFNC: 5 ca, thở máy không xâm lấn: 2 ca, thở máy xâm lấn: 3 ca, ECMO: 2 ca.

Từ 17h30 ngày 31/5 đến 17h30 ngày 01/6 ghi nhận 0 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.079 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.509.757 mẫu tương đương 85.817.493 lượt người.

Trong ngày 31/5 có 234.703 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 221.395.862 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 199.452.158 liều: Mũi 1 là 71.481.342 liều; Mũi 2 là 68.785.508 liều; Mũi 3 là 1.507.014 liều; Mũi bổ sung là 15.054.890 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 42.349.705 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 273.699 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.470.979 liều: Mũi 1 là 8.937.289 liều; Mũi 2 là 8.533.690 liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 4.472.725 liều: Mũi 1 là 4.054.548 liều; Mũi 2 là 418.177 liều.

Đọc thêm

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…