Liên tiếp nhiều trẻ nhập viện cấp cứu do hóc dị vật

Dị vật gắp ra từ mũi bệnh nhi - Ảnh: BVCC
Dị vật gắp ra từ mũi bệnh nhi - Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Bệnh viện Sản - Nhi Bắc Giang vừa xử lý kịp thời trường hợp 1 bệnh nhi 3 tuổi bị mắc dị vật ở mũi.

Khoảng một tuần nay bé N.T.A thường xuyên quấy khóc, khó thở. Quan sát bằng mắt thường, người nhà thấy có dị vật nằm sâu trong mũi T.A nên đã đưa bé đến bệnh viện khám.

BS Đặng Thị Loan, chuyên khoa Tai - Mũi - Họng của bệnh viện Sản - Nhi Bắc Giang cho biết, dị vật được lấy ra là hạt vòng nhỏ bằng nhựa, hình tròn. "Dị vật được phát hiện và lấy ra kịp thời nên chưa gây viêm nhiễm, tổn thương mũi của trẻ, song nếu để lâu ngày, trẻ hít sâu có thể khiến hạt nhựa trôi vào đường thở hoặc đường tiêu hóa sẽ nguy hiểm đến tính mạng".

BS Loan thông tin thêm, trong thời gian qua, bệnh viện đã xử lý hơn 20 trường hợp bệnh nhi hóc, nuốt dị vật. Bệnh nhân thường là trẻ từ 2-5 tuổi là lứa tuổi thường bị hóc dị vật như đồ chơi; các loại hạt (ngô, lạc, thóc...). Nguy hiểm hơn có cả dị vật bằng kim loại nhỏ, nếu để lâu trong cơ thể sẽ tiết ra hóa chất gây bào mòn nhiễm trùng rất nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

Điển hình là đầu tháng 5, Bệnh viện Sản - Nhi Bắc Giang cũng đã tiếp nhận một bệnh nhi 11 tháng tuổi bị ho dai dẳng. Khi gia đình đưa trẻ đi khám, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ phát hiện cháu có dị vật nằm trong phế quản, nghi là ghim băng.

Xác định đây là ca bệnh hiếm gặp, phức tạp ở trẻ nhỏ nên bệnh viện đã chuyển bệnh nhi đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiến hành thủ thuật gắp dị vật. Dị vật được gắp ra là dây tóc bóng đèn (một vật thường có trong đồ chơi của trẻ nhỏ) đã bị han gỉ.

Như Pháp luật Việt Nam đã thông tin, ngày 30/5, một bệnh viện tại TP HCM có tiếp nhận trường hợp bé gái 2 tháng tuổi nhập viện với biểu hiện tăng tiết đờm nhớt, khó thở.

Người nhà cho biết, trước đó bé được đeo một chiếc nhẫn vào tay. Khi đói, trẻ đưa tay vào miệng mút theo thói quen thì bất ngờ có biểu hiện ho sặc sụa, đỏ mặt, khó thở. Gia đình lập tức chuyển trẻ đến bệnh viện cấp cứu.

Sau thăm khám và kết quả chụp X-quang, ê kíp xác định có hình ảnh dị vật dạng kim loại là chiếc nhẫn nằm trong thực quản của bệnh nhi. Qua gắp nội soi, chiếc nhẫn đã được lấy ra ngoài an toàn, không gây chảy máu thực quản.

Qua những trường hợp trên, các bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ cần chú ý để trẻ tránh xa những đồ vật nhỏ như: Lego nhỏ, ghim băng, nắp bia, các loại hạt. Thường xuyên nhắc trẻ không nên đùa nghịch, nói chuyện khi đang ăn; không cho các vật và đồ chơi vào miệng...

Khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường như: Khó thở, chảy nước mũi nhiều hoặc triệu chứng của ngạt, khó thở cần bình tĩnh hướng dẫn trẻ ho, khạc, xì mũi để dị vật nhỏ có thể văng ra ngoài hoặc nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế để xử lý kịp thời.

Đọc thêm

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…