Ngày 11/11 có 8.162 ca mắc COVID-19, TP.HCM vẫn nhiều nhất

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết ngày 11/11 cho biết có 8.162 ca mắc COVID-19 tại 56 địa phương, TP HCM vẫn nhiều nhất với gần 1.200 ca; trong ngày có 1.894 bệnh nhân khỏi và 84 ca tử vong

Tính từ 16h ngày 10/11 đến 16h ngày 11/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.162 ca nhiễm mới, trong đó 17 ca nhập cảnh và 8.145 ca ghi nhận trong nước (tăng 227 ca so với ngày trước đó) tại 56 tỉnh, thành phố (có 3.951 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (1.185), Đồng Nai (930), Tây Ninh (656), Bình Dương (615), An Giang (595), Tiền Giang (417), Kiên Giang (399), Đồng Tháp (352), Bạc Liêu (291), Bình Thuận (237), Bà Rịa - Vũng Tàu (185), Cà Mau (181), Đắk Lắk (162), Vĩnh Long (159), Hà Nội (154), Long An (130), Khánh Hòa (128), Trà Vinh (121), Bình Phước (108), Hà Giang (97), Bắc Ninh (68), Hậu Giang (68), Bến Tre (64), Bình Định (63), Phú Thọ (61), Đắk Nông (60), Nam Định (59), Cần Thơ (55), Lâm Đồng (54), Thanh Hóa (49), Gia Lai (43), Quảng Ngãi (41), Hải Dương (26), Thừa Thiên Huế (41), Ninh Thuận (35), Nghệ An (32), Quảng Nam (27), Bắc Giang (26), Quảng Ninh (24), Lạng Sơn (20), Quảng Trị (18), Phú Yên (16), Điện Biên (15), Quảng Bình (15), Hưng Yên (14), Đà Nẵng (13), Hà Tĩnh (9), Thái Nguyên (5), Vĩnh Phúc (5), Kon Tum (4), Ninh Bình (4), Sơn La (4), Hà Nam (2), Tuyên Quang (1), Hòa Bình (1), Yên Bái (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP HCM (-229), Cần Thơ (-84), Bình Thuận (-50).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh (+221), An Giang (+145), Đồng Nai (+82). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua là 7.821 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.000.897 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.159 ca nhiễm).

Từ đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 995.903 ca, trong đó có 843.131 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 4 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Ninh Bình, Yên Bái, Bắc Kạn, Cao Bằng.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (443.815), Bình Dương (241.589), Đồng Nai (75.843), Long An (36.252), Tiền Giang (19.516).

Về tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19, bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 1.894, tổng số ca được điều trị khỏi là 845.948.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.567 ca, trong đó, thở ô xy qua mặt nạ là 2.539 thở ô xy dòng cao HFNC là 617, thở máy không xâm lấn là 97, thở máy xâm lấn là 301, ECMO là 13.

Từ 17h30 ngày 10/11 đến 17h30 ngày 11/11 ghi nhận 84 ca tử vong tại TP HCM (38), Bình Dương (6), Đồng Nai (6), Long An (6), An Giang (5), Tiền Giang (3), Tây Ninh (3), Kiên Giang (3), Bạc Liêu (3), Bình Thuận (2), Cần Thơ (2), Nghệ An (1), Bình Định (1), Đắk Lắk (1), Đồng Tháp (1), Vĩnh Long (1), Sóc Trăng (1), Bến Tre (1). Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 72 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.849 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.

So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 212.423 xét nghiệm cho 406.901 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 23.582.959 mẫu cho 63.383.732 lượt người.

Trong ngày 10/11 có 1.510.844 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 95.575.407 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 63.502.556 liều, tiêm mũi 2 là 32.072.851 liều.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

Bộ Y tế có văn bản gửi Sở Y tế các địa phương; Cục Y tế và Cục Quân Y của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng yêu cầu cấp bách báo cáo số lượng vaccine phòng COVID-19 đã tiếp nhận, đã tiêm và nhu cầu năm 2022.

Bộ Y tế ban hành công văn khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 và kết quả tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi.

Theo đó, dự kiến trong tháng 11-12/2021, Việt Nam sẽ tiếp tục nhận số lượng lớn vaccine phòng COVID-19 và phân bổ để tiêm chủng đủ liều vaccine cho toàn bộ người từ 12 tuổi trở lên.

Bộ Y tế có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành về chỉ đạo y tế ngoài công lập triển khai các hoạt động thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ sở y tế ngoài công lập tham gia phòng chống dịch COVID-19 khi được huy động. Chuẩn bị sẵn phương án hỗ trợ nhân lực, trang thiết bị, nhất là tham gia giám sát, phát hiện các trường hợp mắc và nghi mắc COVID-19, tiêm chủng...

Chỉ đạo các địa phương tiếp tục thực hiện rà soát, lập danh sách người nước ngoài đang sinh sống, làm việc trên địa bàn chưa được tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vaccine để tổ chức tiêm chủng theo quy định; Tổ chức tiêm chủng ngay cho các đối tượng đã tiêm mũi 1 ở nước ngoài theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế khi đến lịch tiêm mũi 2, đảm bảo tỷ lệ bao phủ vaccine, an toàn và hiệu quả.

Triển khai công tác phòng chống dịch phục vụ họp đợt 2 theo hình thức trực tiếp của Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV từ ngày 8-13/11/2021.

TP. Hà Nội: Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, thành phố Hà Nội dự kiến sẽ thành lập 508 trạm y tế lưu động, trong đó có 20 trạm y tế xã được đặt tại khu công nghiệp, khu chế xuất.

Tỉnh Kon Tum: UBND tỉnh Kon Tum ban hành kế hoạch về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho toàn bộ trẻ từ 12 đến 17 tuổi trong toàn tỉnh, với 65.967 trẻ, trong đó học sinh do Sở GD&ĐT quản lý là 47.613 em.

Thời gian thực hiện dự kiến từ tháng 11/2021 đến tháng 1/2022 (triển khai từng đợt tùy theo tiến độ cung ứng vaccine từ Bộ Y tế). Ưu tiên tiêm trước cho lứa tuổi 16 đến 17 và hạ dần độ tuổi theo tiến độ cung ứng vaccine cũng như tình hình dịch bệnh tại tỉnh.

Tỉnh Thái Bình: Sở Y tế Thái Bình có văn bản 2601/SYT-NVY gửi các cơ sở khám, chữa bệnh yêu cầu kiểm tra, rà soát, xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR cho toàn bộ người bệnh, người nhà người bệnh đến từ huyện Vũ Thư từ ngày 28/10/2021 đến nay, hiện đang khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế; đồng thời kiểm tra, rà soát người lao động của các cơ sở y tế từng đến, ở, trở về từ huyện Vũ Thư trong khoảng thời gian nêu trên và tổ chức xét nghiệm sàng lọc ngay.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.