Ngành gỗ và giấc mơ 20 tỷ USD

Ngành gỗ hướng tới mục tiêu  kim ngạch xuất khẩu 20 tỷ USD vào năm 2025
Ngành gỗ hướng tới mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 20 tỷ USD vào năm 2025
(PLVN) - Nói về thời kỳ đầu doanh nghiệp (DN) Việt Nam tiếp cận ngành chế biến gỗ xuất khẩu (XK), ông Huỳnh Văn Hạnh. Phó Chủ  Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP HCM (Hawa) nhớ lại: “Khi đó, doanh nhân như những con chim non nhìn thị trường XK bao la nhưng còn e sợ…”.  Giờ thì những “con chim non” này đã  “đủ lông, đủ cánh” tự tin chinh phục mục tiêu 20 tỷ USD vào năm 2025, đưa Việt Nam trở thành Trung tâm đồ gỗ lớn bậc nhất thế giới.

Từ học lỏm nghề…

Trong câu chuyện với chúng tôi, Phó Chủ tịch Hawa, ông Huỳnh Văn Hạnh bất ngờ hỏi lại: “Nhà báo biết gì về ngành gỗ?”. Hóa ra những gì chúng tôi biết về ngành XK đóng góp 9,3 tỷ USD kim ngạch XK trong năm 2018 vừa qua là quá ít…

“Ngành gỗ bắt đầu từ thời sau giải phóng. Khi đó, nền kinh tế gặp khó khăn tứ phía, Chính phủ thành lập các công ty nhà nước. Nhưng phải đến những năm 1990, khi nền kinh tế đất nước “mở cửa”, thông qua các DN Đài Loan, Singapore, DN Việt Nam bắt đầu làm ra sản phẩm tinh chế XK”, ông Hạnh nhớ lại.

Không phải Bình Dương, Đồng Nai hay Bình Định, những địa danh hiện được biết đến là trung tâm đồ gỗ XK của cả nước, cái “nôi” của ngành gỗ XK lại là TP HCM. Sớm tiếp cận với doanh nhân nước ngoài, doanh nhân TP HCM phát hiện ra cơ hội và bắt đầu XK. “Ngày đó, doanh nhân Việt Nam như những con chim non nhìn thị trường XK bao la nhưng còn e sợ. Thông qua thương nhân Đài Loan và Singapore, các DN bắt đầu làm ra sản phẩm XK dưới thương hiệu của nước ngoài. Nhưng nhờ vậy, họ đã học được những bài học đầu tiên để chinh phục thị trường nước ngoài”, ông Hạnh nói về những ngày đầu DN chế biến gỗ tiếp cận thị trường thế giới.

Cũng nhờ “học lỏm” trong thời gian làm thuê cho DN nước ngoài, khi Mỹ mở cửa tự do thông thương, DN Việt đã thuộc “đường đi, nước bước” và tự tin bước ra thị trường rộng lớn. TP HCM trở nên quá chật chội cho một ngành công nghiệp tốn quá nhiều diện tích và ảnh hưởng đến môi trường về lâu dài, doanh nhân TP HCM mở rộng kinh doanh ra các địa bàn như Bình Dương, Đồng Nai… hình thành các trung tâm đồ gỗ XK như hiện nay.

…đến mục tiêu Trung tâm đồ gỗ lớn nhất thế giới 

Chiếm 21% tổng giá trị XK của ngành nông nghiệp, năm 2017, kim ngạch XK gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ đạt 8 tỷ USD, “về đích” trước ba năm so với mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020. Việt Nam trở thành nước XK gỗ và các sản phẩm từ gỗ đứng đầu ASEAN, thứ hai châu Á (sau Trung Quốc) và xếp thứ năm thế giới với 6% thị phần toàn cầu. Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây cũng là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất với tốc độ tăng trưởng bình quân 18 năm qua đạt 15% mỗi năm, cao hơn năm lần so với tăng trưởng ngành nông nghiệp. Cả nước hiện có trên 4.500 DN với hơn 350.000 lao động toàn ngành, tạo ra giá trị bình quân trên 23.000 USD/lao động.

Tại Hội nghị “Định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản XK” tổ chức hồi tháng 8/2018 tại TP HCM, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã “đặt hàng” ngành chế biến gỗ và lâm sản phải trở thành một ngành mũi nhọn trong sản xuất, XK của Việt Nam, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm hàng đầu về sản xuất, XK gỗ và lâm sản có thương hiệu, có uy tín của thế giới. Theo đó, kim ngạch XK ngành này phấn đấu đạt 12-13 tỷ USD vào năm 2020 và 18-20 tỷ USD năm 2025.  

Năm 2018 vừa qua cũng ghi một dấu mốc quan trọng cho ngành chế biến gỗ Việt Nam khi Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã ký Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) sau ròng rã sáu năm đàm phán. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, đặc biệt, cộng hưởng lợi thế thương mại từ hai Hiệp định thương mại tự do (Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương- CPTPP và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU- EVFTA) cũng được xem là cơ hội cho các DN chế biến gỗ của Việt Nam hiện thực mục tiêu 20 tỷ USD và trở thành Trung tâm XK đồ gỗ lớn nhất thế giới. 

Việt Nam đã chủ động 80% gỗ nguyên liệu

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, trước đây, ngành chế biến gỗ Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Nhưng năm 2017, lượng gỗ rừng trồng khai thác trong nước đã đạt 25 triệu m3, đáp ứng đến 75% nhu cầu, giúp các DN chủ động nguồn nguyên liệu. Thông tin từ Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, kim ngạch XK gỗ năm 2018 ước đạt 9,308 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm 2017. Đặc biệt, sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng và cây cao su năm nay đạt cao chưa từng thấy (27,5 triệu m3), đã cung cấp được 80% nhu cầu nguyên liệu cho chế biến đồ gỗ.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Kỳ 2: Những 'điểm nghẽn' cần khai thông

Một địa điểm du lịch tại Mộc Châu (Sơn La). (Ảnh: Quốc Định)
(PLVN) - Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) là vùng được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế tư nhân (KTTN), nhất là về du lịch, dịch vụ, sản xuất nông - công nghiệp… Tuy nhiên, đang có những “điểm nghẽn” cần tháo gỡ để khu vực KTTN “cất cánh”, phát triển tương xứng với những lợi thế, tiềm năng vốn có.

Phát triển kinh tế tư nhân từ nâng cấp khu vực phi chính thức

Thúc đẩy được hộ kinh doanh cá thể thành DN sẽ phát huy được sức mạnh khu vực KTTN. (Ảnh minh họa: laodong.vn)
(PLVN) - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (hiện là Cục Thống kê thuộc Bộ Tài chính), khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) trong nước hiện đóng góp xấp xỉ 50% GDP. Trong đó, bộ phận doanh nghiệp đăng ký chính thức đóng góp hơn 10% GDP và khu vực hộ kinh doanh cá thể, hộ sản xuất nông nghiệp, trang trại và các cơ sở kinh tế, cá nhân kinh doanh khác chiếm khoảng 40% GDP. Do đó, để phát triển KTTN cần nâng cấp khu vực phi chính thức.

'Cộng đồng doanh nghiệp tư nhân được tiếp thêm sức bật để tiếp tục bứt phá'

Doanh nhân Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland.
(PLVN) - Tâm đắc với quan điểm “kinh tế tư nhân không chỉ là thành phần quan trọng, mà còn là động lực hàng đầu cho sự phát triển kinh tế đất nước” trong bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng, ông Dương Văn Bắc - Tổng Giám đốc Tập đoàn Novaland đã chia sẻ những quan điểm sâu sắc về vai trò của kinh tế tư nhân trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hỗ trợ từ Chính phủ đối với các doanh nghiệp.

'Miếng bánh' hangar Long Thành được 'chia' thế nào?

Tàu bay bảo dưỡng tại 1 hangar của Vietnam Airlines.
(PLVN) - Sân bay Long Thành đang triển khai 4 khu bào trì tàu bay (hangar). Vietnam Airlines từng có động thái muốn đầu tư hết những dự án này, khiến các hãng bay tư nhân lo lắng cho lộ trình phát triển của họ.

Để nền nông nghiệp phát triển bền vững

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã khẳng định vị thế trên thế giới và đang hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, hiện đại, thân thiện với môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 28/3, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025). Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Hội thảo quốc tế AEP 2025: GS Võ Xuân Vinh chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ Việt Nam

GS.TS Võ Xuân Vinh tại Hội thảo. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế AEP (Asian Economic Panel - Hiệp hội Kinh tế châu Á) vừa được tổ chức tại Đại học Hạ Môn, TP Hạ Môn, Trung Quốc từ 26 - 27/3, quy tụ nhiều nhà khoa học. GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh doanh (UEH) đã tham dự và có những đóng góp quan trọng trong các phiên thảo luận, tọa đàm chuyên sâu.

Doanh nghiệp góp sức 'xanh hóa' nền kinh tế - Kỳ 3: Lên lộ trình chuyển đổi xanh để dễ dàng tiếp cận nguồn vốn xanh

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Công ty Phúc Sinh tại Lễ công bố nhận tài trợ phát triển bền vững. (Ảnh: Q.C)
(PLVN) -   Trong xu thế hiện nay, chuyển đổi xanh (CĐX) là con đường mà mọi doanh nghiệp cần phải đi qua. Và để đi trên con đường xanh một cách chủ động và đơn giản nhất, nên bắt đầu từ phương thức dễ dàng nhất: lên lộ trình CĐX rõ ràng, để có thể tiếp cận các nguồn vốn.

Đa dạng hóa nguồn vốn để phục vụ tốt nhất cho người nghèo

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu kết luận tại buổi làm việc với NHCSXH. (Ảnh: VGP/Trần Mạnh)
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) để đánh giá tình hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH trong thời gian qua, định hướng, giải pháp hoạt động trong thời gian tới.

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025

Mở ra cơ hội hợp tác quốc tế tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025
(PLVN) -  Sáng ngày 27/3, tỉnh Bình Định phối hợp với Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đề nghị IAEA chia sẻ kinh nghiệm cùng Việt Nam tái khởi động điện hạt nhân Ninh Thuận

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương cùng Đoàn công tác thăm IAEA. (Ảnh: VH)
(PLVN) - Liên quan đến việc tái khởi động Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Hoàng Phương đề nghị Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong công tác quy hoạch tổng thể, xây dựng lộ trình triển khai, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lựa chọn đối tác công nghệ chiến lược.

Doanh nghiệp góp sức “xanh hóa” nền kinh tế: Kỳ 2 - Chuyển đổi xanh bắt đầu từ chuyển đổi năng lượng

Robot nâng hạ giúp Nutricare tiết kiệm sản lượng điện rất lớn hàng năm.
(PLVN) -  Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định, chuyển đổi xanh (CĐX) sẽ bao gồm nhiều khâu, bắt đầu từ điều chỉnh về mặt công nghệ, nguyên liệu đầu vào, quá trình vận hành, quá trình thu mua, thu gom. Riêng vấn đề năng lượng được tách thành một bài toán riêng. Điều này cho thấy mức độ quan trọng của việc sử dụng năng lượng trong quá trình CĐX.